Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 67 - 73)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nguyên nhân nghèo và nhân tố chính ảnh hưởng đến nghèo tại các hộ điều tra

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về nhân khẩu học

- Quy mô và cơ cấu hộ gia đình: Qua nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo đói. Người nghèo phổ biến ở những hộ gia đình có quy mô lớn, mỗi hộ có nhiều con, tuổi còn nhỏ. Trong quá trình đi khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu, qua phỏng vấn đa số các hộ gia đình đều cho rằng vì đông con nên dẫn đến nghèo đói. Với sự kém hiểu biết và quan niệm

“trời sinh voi, trời sinh cỏ” và đông con nhiều cháu để có nhiều lao động trong bộ phận một số người dân, họ vẫn chưa ý thức được rõ tác hại của tình trạng đông con, sinh nhiều con, sinh quá dầy ở các cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ là khá phổ biến. Điều này làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó

khăn, số người trong gia đình nhiều nên chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu hàng ngày cao (như chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc, học hành...) trong khi đó tổng thu nhập của các hộ nghèo thấp, không đủ trang trải các khoản, hoặc làm ngày nào ăn hết ngày đó, không thể tích lũy, do vậy việc thoát khỏi nghèo đói trở nên bế tắc.

- Thiếu lao động và tỷ lệ người sống phụ thuộc: theo số liệu khảo sát tỷ lệ lao động/nhâu khẩu ở nhóm hộ nghèo thấp hơn hộ cận nghèo và hộ khá. Nghĩa là tỷ lệ trẻ em, người không có khả năng lao động trên mỗi người lao động ở nhóm hộ nghèo cao. Một người phải chịu mức chi tiêu cho nhiều người thì hộ gia đình đó có mức sống thấp hơn những hộ có nhiều người có khả năng tự nuôi sống mình.

Bảng 3.15: Nhâu khẩu bình quân theo nhóm hộ điều tra Nhóm hộ

nghèo

Nhóm hộ cận nghèo

Nhóm hộ trung bình Bình quân số nhân khẩu/hộ (người/hộ) 4,55 4,00 4,07 Bình quân số người lao động/hộ

(người/hộ) 2,02 2,13 2,33

Tỷ lệ lao động/nhân khẩu (%) 44,32 53,33 57,38

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Theo bảng số liệu khảo sát trên cho thấy:

Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ nghèo là 4,55 người/hộ, cao hơn nhóm hộ cận nghèo 0,55 người/hộ, cao hơn nhóm hộ trung bình 0,48 người/hộ. Nhóm hộ nghèo thường là những hộ có số người phụ thuộc cao nhất, nghĩa là tỷ lệ lao động/nhân khẩu thấp nhất. Tỷ lệ lao động/nhân khẩu của nhóm hộ nghèo bằng 44,32% tổng số nhân khẩu, thấp hơn nhóm hộ cận nghèo 9,01%, thấp hơn nhóm hộ trung bình 13,06%; nghĩa là còn 55,68% số nhân khẩu nghèo sống phụ thuộc.

Bình quân số người lao động trên hộ nghèo là 2,02 người/hộ, thấp hơn nhóm hộ trung bình 0,31 người/hộ. Số người phụ thuộc cao dẫn đến gánh nặng của những người lao động chính tăng lên, có thể nói tình trạng phụ thuộc của các gia đình là “người làm thì ít, người ăn thì nhiều” và thường xảy ra tình trạng thiếu lao động.

Tình trạng thiếu lao động còn thể hiện ở chỗ, người lao động chính ngoài công việc kiếm tiền nuôi gia đình còn phải gánh thêm nhiều công việc gia đình do số người phụ thuộc nhiều. Thời gian làm công việc nhà của họ nhiều nên họ không thể làm các công việc tạo ra thu nhập, đặc biệt ở các hộ gia có hai vợ chồng trẻ mà con nhỏ lại sinh dày và đông con. Đây là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có tính chất quyết định tới tình trạng nghèo đói của người dân nơi đây; thu nhập không đủ chi tiêu, con cái không được hưởng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục...dẫn đến vòng đời của chúng sẽ lại rơi vào cảnh nghèo đói.

- Giới tính của người làm chủ gia đình, số người nữ là lao động chính trong gia đình quyết định đến thu nhập như vậy cũng quyết định đến mức độ nghèo đói của họ gia đình. Thường những hộ mà người phụ nữ làm chủ thì dễ rơi vào cảnh nghèo đói và mức nghèo đói còn trầm trọng hơn so với các hộ khác. Vì nguyên nhân nào đó (rủi ro thiên tai, tai nạn lao động, bệnh tật) mà người đàn ông là trụ cột gia đình mất đi, người phụ nữ lại không đủ khả năng đảm đương được trách nhiệm này nên gia đình rất dễ rơi vào tình trạng đói nghèo. Người phụ nữ có đặc điểm là không làm được những công việc nặng nhọc mà nam giới có thể làm do giới hạn sức khỏe; thêm vào đó cùng một công việc nhưng họ thường nhận được khoản tiền công thấp hơn so với nam giới, công việc cũng bất ổn và khó kiếm việc làm hơn nam giới, lại phải gánh vác rất nhiều công việc nhà (như nội trợ, chăm sóc con cái...). Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các hộ nghèo có phụ nữ làm chủ và là lao động chính thường có cuộc sống khốn cùng hơn những hộ nghèo có đàn ông làm chủ.

3.2.2.2. Nghề nghiệp và mức độ đa dạng hóa của nghề nghiệp

- Yếu tố nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định tới sự nghèo đói của người dân. Nghề nghiệp là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình, vì vậy tính chất của nghề đó quyết định mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập. Tại địa bàn khảo sát, các hộ nghèo gần như 100% làm nông nghiệp, theo số liệu thống kê tại bảng 3.4 tỷ lệ người làm việc phi nông nghiệp chỉ chiếm 5,79%, tỷ lệ quá thấp. Chủ yếu họ làm những công việc có thu nhập thấp, theo mùa vụ, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về thu nhập. Nông nghiệp là nghề phụ thuộc vào thời tiết, nếu có rủi ro xảy

ra (hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh) thì nguy cơ mất trắng toàn bộ hoa màu là rất cao.

Những hộ gia đình chỉ trông vào thu nhập từ hoa màu thì khi xảy ra sự cố như vậy, nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói của họ rất cao.

- Do tính bấp bênh của việc phụ thuộc vào một nghề duy nhất nên nghèo đói cũng có thể được xem xét dưới góc độ đa dạng hóa ngành nghề. Việc đa dạng hóa ngành nghề có tỷ lệ thuận với mức độ giảm nghèo, đa dạng hóa ngành nghề quyết định khả năng hạn chế rủi ro và tăng thu nhập của người dân; có thể thấy nếu hộ chỉ phụ thuộc vào một nghề nông duy nhất thì khả năng nghèo đói cao hơn các hộ đa dạng hóa ngành nghề.

- Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm: Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn mang tính bức xúc. Thiếu việc làm không chỉ dẫn đến nghèo đói mà còn kéo theo rất nhiều vấn đề như tệ nạn xã hội, trộm cắp...Các hộ nghèo tại khu vực khảo sát, những lúc nông nhàn rất ít người kiếm được việc làm thêm, một phần do tính ỷ lại, một phần do không có tay nghề để làm việc phi nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho các hộ gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.

3.2.2.3. Nhóm nhân tố về tài sản

Thu nhập thấp tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở người nghèo, tài sản ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con ngươi, tài sản tự nhiên, tài sản tài chính, tài sản xã hội. Tài sản vật chất ở đây như nhà ở, phương tiện sản xuất, người nghèo có rất ít hoặc hầu như không có phương tiện sản xuất, điều đó hạn chế năng xuất lao động và làm giảm thu nhập của họ so với những người khác. Thiếu tài sản tự nhiên có nghĩa là thiếu, không hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi.

- Nghèo do thiếu vốn: Thiếu hoặc không có vốn là nguyên nhân mà người nghèo cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghèo đói của họ. Không có vốn để sản xuất kinh doanh chính là trở lực lớn nhất đối với người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường. Vốn là rất cần thiết, là điều kiện ban đầu cần phải có để giúp các hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các hộ nghèo có thể tiếp cận vay vốn, có vốn rồi thì sử dụng đầu tư thế nào. Hiện nay, sự tiếp cận tín dụng của các hộ

nghèo còn rất hạn chế; là do cách tiếp cận sản xuất của hộ nghèo còn giản đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, lãi xuất cao họ ngại rủi ro, vay về không biết đầu tư vào đâu, có hoàn vốn được không. Họ sợ đầu tư vào cái mới vì không biết kết quả có lấy lại được vốn không, vì thế họ vẫn cứ làm theo cách truyền thống, không có khoa học, đầu tư không hiệu quả nên nghèo vẫn lại hoàn nghèo.

Mặt khác, cuộc sống của người nghèo vốn đã khốn cùng, họ không có tiền để chi cho các khoản chi tiêu không thể chối từ trong gia đình như: lương thực, thực phẩm, thuốc men...nên có những hộ nghèo vay vốn về không đầu tư mà mang sử dụng chi tiêu cho gia đình rồi không có khả năng hoàn vốn, thêm nợ nần, đã nghèo lại nghèo thêm.

- Nghèo do thiếu tài sản vật chất: thiếu hoặc không có tài sản luôn là nguyên nhân gây ra nghèo đói đối với các hộ gia đình. Ở mục 3.2.4 phân tích về tư liệu sản xuất và tài sản của nhóm hộ điều tra chúng ta cũng thấy rõ: hầu hết các hộ nghèo và cận nghèo có rất ít tài sản có giá trị, thậm chí còn không đủ để phục vụ nhu cầu cơ bản của hộ gia đình.

Xuất phát điểm thấp đồng nghĩa với cơ hội tiếp cận thị trường, khả năng nắm bắt và nhạy bén với các xu thế của xã hội thấp, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật thấp. Các hộ có xuất phát điểm thấp thì rất dễ rơi vào cảnh nghèo đói nếu có rủi ro xảy ra; xét cho cùng tài sản có giá trị của họ chỉ có căn nhà và một số đồ đạc sinh hoạt thiết yếu, chính vì không có tài sản để tự bảo hiểm nên nhiều hộ gia đình phải sống chung với nghèo đói.

- Thiếu đất sản xuất: 100% hộ nghèo và cận nghèo tại địa bàn nghiên cứu là thuần nông, vì vậy đất sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và thu nhập. Bình quân diện tích đất trên đầu người của toàn huyện thấp, một phần do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, nương rẫy là đất đồi, núi, không thuận tiện giao thông, không có khả năng thâm canh; diện tích đất chưa canh tác còn nhiều nhưng lại trên núi cao, rất khó khăn để khai thác. Đất ruộng trên địa bàn thì hầu hết là ruộng cạn phụ thuộc nước mưa nên chỉ canh tác được một vụ lúa; vụ xuân thời tiết lạnh, sương muối nên cũng rất khó canh tác cây trồng cạn, khi thời tiết thuận lợi thì đã muộn mùa màng.

3.2.2.4. Nhóm nhân tố giáo dục, y tế

- Trình độ học vấn thấp: người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên chính họ không đưa ra các giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động, lại không được hướng dãn cách thức làm ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh đói nghèo triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực tế đã chứng minh, các hộ nghèo đói thì chủ hộ thường có học vấn thấp.

Bảng 3.16 sẽ minh chứng rõ thêm điều này

Bảng 3.16: Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra

Đơn vị tính: % Bằng cấp cao nhất của thành

viên hộ gia đình

Các nhóm hộ

Nghèo Cận nghèo Trung bình

Có bằng cao đẳng trở lên - - -

Có bằng trung cấp nghề hoặc

trung học chuyên nghiệp - 6,67 6,67

Có bằng trung học phổ thông 10,00 46,67 93,33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng trên cho thấy: chỉ có 10% số hộ nghèo có người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, đây cũng là trình độ học vấn cao nhất ở nhóm hộ này. Tỷ lệ này ở nhóm cận nghèo cao hơn, đạt 46,7% số hộ có người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhóm hộ trung bình có trình độ học vấn cao nhất, có 6,67% số hộ có thành viên trong gia đình có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp, có đến 93,33% số hộ có thành viên trong gia đình có bằng trung học phổ thông.

Các hộ nghèo kiếm thu nhập để đủ ăn đã khó, nên con em họ không có nhiều cơ hội đến trưởng, nhất là con em vùng dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo từ đời này sang đời khác. Trình độ thấp hạn chế việc tiếp thu các kỹ năng, kiến thức, thông tin, khoa học kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả; các hộ nghèo được vay vốn mà đầu tư không

hiểu quả sẽ gấy thất thoát, lại lâm vào cảnh nợ nần. Như vây, có thể thấy trình độ, kiến thức, kỹ năng để tiếp cận sản xuất rất quan trọng, muốn xóa đói giảm nghèo bền vững chúng ta phải phổ cập cả giáo dục, hỗ trợ bà con học tập nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp và tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Sức khỏe: bệnh tật và nghèo đói được xem là hai vấn đề luôn đi kèm với nhau. Bị bệnh, không đủ sức khỏe để lao động, tiêu tốn tiền của chữa bệnh, không có thu nhập dẫn đến nghèo. Mà nghèo, thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống của những người nghèo rất hạn chế, hầu hết các nhu cầu tối thiểu của con người như cái ăn cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ thấp nhất, nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn liên miên: chưa nói đến ván đề dinh dưỡng, việc đáp ứng lượng Kcalo cần thiết để duy trì hoạt động sống bình thường cũng chưa đáp ứng được,hoặc đáp ứng một cách khó khăn. Kéo theo hàng loạt vấn đề khác như làm làm giảm sức khỏe của người nghèo, năng xuất lao động giảm dẫn đến thu nhập giảm...cứ như vậy tạo nên cái vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất khó thoát ra được.

Chính vì vậy mà hiện nay có cách tiếp cận nghèo đa chiều, phân định nghèo không chỉ dựa vào thu nhập mà còn căn cứ vào sự thiếu hụt các nhu cầu xã hội như y tế, giáo dục, tiếp cận thông tin, vệ sinh...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)