Một số chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện Hòa An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 73 - 76)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện Hòa An

Các dự án, chương trình, chính sách thực hiện đồng bộ tại 21 xã, thị trấn trên toàn huyện với tổng số kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong 5 năm qua là trên 74 tỷ đồng chủ yếu là nguồn ngân sách Trung ương vốn địa phương chỉ có 869 triệu đồng; Trong đó vốn đầu tư hạ tầng 58,7 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 15.3 tỷ đồng. Nguồn vốn lồng ghép khác như vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn 194.060 triệu đồng (mỗi năm khoảng 40 tỷ đồng).

Một số chính sách như: chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80/NQ -CP ngày 19/5/2013 của Chính phủ gồm: chính sách hỗ trợ sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng đã cải tạo nâng cấp 69 công trình; trong đó 35 công trình giao thông nông thôn, 2 công trình thủy lợi, 12 công trình nước sinh hoạt tập trung, 01công trình nước phân tán cho 311 hộ kinh phí 466 triệu đồng 11 nhà sinh hoạt cộng đồng 6 công

trình điện sinh hoạt, 5 công trình trường học. Các dự án mô hình giảm nghèo và hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát thực hiện chương trình.

Thực hiện theo Quyết định 1592 và 755 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đầu tư 9 công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ cho 453 hộ.

Thực hiện Quyết định 102/CP của Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo được 34.930 lượt. Thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 32, 126, 54/CP của Chính phủ được 462 hộ vay với số tiền 2.310 triệu đồng theo chính sách 0% lãi xuất. Nhìn chung các hộ sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích chủ yếu đầu tư vào các phương án chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thực hiện Quyết định 289 của Chính phủ về hỗ trợ tiền điện, dầu thắp sáng vùng chưa có điện lưới quốc gia được trên 8.638 hộ. Hỗ trợ các dịch vụ xã hội, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã thị trấn, đã mở được nhiều lớp dạy nghề, thu hút nhiều người dân tham gia, tăng khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ xã hội cơ bản, đồng thời nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức pháp luật, giảm khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc. Cải thiện môi trường sống của đồng bào tập trung vào các vấn đề bức xúc nhất là: nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, pháp luật…(có bảng phụ lục chi tiết kèm theo).

Các chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ rất thiết thực phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Việc triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định 135, 134, 120, 167 và các chương trình khác đã tạo bước chuyển biến mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đã dần được cải thiện, đặc biệt là các hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhiều hộ đã cố gắng phấn đấu để thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái trong đồng bào các dân tộc, ý thức tự lực tự cường, tự vươn lên trong cuộc sống. Củng cố và tăng thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của địa phương

3.3.2.1. Tồn tại, hạn chế

- Thành viên Ban chỉ đạo huyện chủ yếu là làm việc kiêm nhiệm, chưa có ban thường trực chuyên trách, nên việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác giảm nghèo, bám sát cơ sở để chỉ đạo, định hướng còn hạn chế.

- Năng lực cán bộ cơ sở còn yếu, một vài đơn vị còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo, các chính sách dân tộc.

- Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan ở tỉnh, ở huyện có lúc chưa thường xuyên, liên tục. Nhận thức của một số cán bộ, cơ quan, ban ngành ở huyện, xã về công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa sâu sắc.

- Sự gắn kết giữ người nghèo và chương trình xóa đói giảm nghèo còn lỏng lẻo. Hiệu quả lồng ghép các chương trình dự án về xoá đói giảm nghèo chưa cao, nguồn lực huy động từ cộng đồng còn khó khăn, một bộ phận người nghèo còn tư tưởng trông chờ ỷ lại nhà nước.

- Nguy cơ tái nghèo ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.

- Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư chưa được thu hẹp.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giảm nghèo; tổ chức thực hiện chưa được sâu rộng và đồng bộ, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở làm công tác tuyên truyền còn yếu.

- Mức đầu tư hỗ trợ của Nhà nước còn thấp so với tình hình biến động về giá cả thị trường. Việc huy động nguồn vốn cộng đồng rất hạn chế, trong khi đó các hộ được hỗ trợ quá khó khăn, không có điều kiện để bổ sung thêm kinh phí.

- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện chưa thống nhất, quá trình tổ chức thực hiện ở cơ sở còn lúng túng.

3.3.2.2 Bài học kinh nghiệm

- Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm phải được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của cấp Uỷ đảng chính quyền và sự quyết tâm vươn lên của hộ nghèo.

- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, sử dụng tốt nguồn lực của nhà nước, ưu tiên cho các xã nghèo, lồng ghép các nguồn lực phát huy tiềm lực địa phương để tham gia thực hiện công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm.

- Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, quan tâm công tác thông tin tuyên truyền đến đồng bào vùng sâu vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao nhận thức ý thức vươn lên của các hộ nghèo.

- Làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư, xây dựng quy chế quản lý, tu sửa, bảo vệ công trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)