Chương 1. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN THỜI KỲ ĐỔI MỚIVÀ HAI NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ DƯƠNG HƯỚNG
1.2. Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma
Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 06/07/1946 tại huyện Đồng Hỉ, một vùng quê thuần nông của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1965, ông nhập ngũ vào quân chủng Phòng không - Không quân, làm kĩ thuật vô tuyến điện ở sân bay phản lực Vĩnh Phúc (sân bay Nội Bài). Rồi từ đấy tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972 ở đơn vị pháo cao xạ. Tác giả vào làng văn từ những năm mới 20 tuổi với bút danh Thao Trường gần gũi. Đó là đầu những năm 70 từ người lính kĩ thuật của Quân chủng Phòng không - Không quân, Thao Trường trở thành phóng viên mặt trận, viết cho tờ tin của báo binh chủng này, sau này tham gia tạp chí Văn nghệ quân đội. Thuộc số những nhà văn quân đội trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhiều năm Thao Trường là tác giả của bút kí, truyện ngắn viết về chiến tranh, hậu phương quân đội và nông thôn. Năm 1986, nhà văn đƣợc trao giải nhất cho cuộc thi bút kí do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức.
Lần đầu viết về nông thôn, cũng là lần đầu hoàn thành một cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Khắc Trường đạt được thành công lớn (trước kia nhà văn đã bỏ dở một cuốn tiểu thuyết về Quảng Trị). Nhiều bạn đọc, bạn viết ngạc nhiên về vốn hiểu biết nông thôn của tác giả - một người mà nhiều năm nay ít bộc lộ ưu điểm này.Nhưng nếu biết rõ về Nguyễn Khắc Trường thì không bất ngờ.
Sinh ra và lớn lên ở huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Khắc Trường vốn là nông dân hoàn toàn từ nếp cảm đến lối sống. Vào bộ đội rồi thành cán
bộ ở cơ quan, viết văn nhƣng tác giả luôn nhớ về thôn quê, nơi chôn rau cắt rốn và nhiều nơi khác ông đã từng gửi gắm một phần đời mình. Từ lâu, Nguyễn Khắc Trường đã nung nấu ý định viết về một cái gì đấy sâu sắc và tầm vóc về nông thôn - cái mảng hiện thực mà những năm đó chứa chất bao ngổn ngang, vui ít buồn nhiều. Năm 1988, hết phiên trực biên tập văn xuôi ở tạp chí Văn nghệ quân đội, nhà văn nhận nhiệm vụ đi làm phóng viên.
Nguyễn Khắc Trường đi liền ba tháng ở các tỉnh Bắc Thái, Thanh Hóa, Hải Hưng. Quê hương Thanh Hóa cuốn hút hơn cả, khiến tác giả sử dụng phần lớn quỹ thời gian đã định trước đó vào việc đi lang thang khắp ba huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn của tỉnh này. Đó là những nơi làm ăn rất tốt hoặc trái lại, có “vụ việc” từng gây xôn xao dƣ luận. Nhà văn đã nhiều lần thổ lộ với bạn bè rằng mình say mê Thanh Hóa từ lâu và cho đến tận bây giờ, vì đó là vùng không phẳng lặng, vùng đất của tiểu thuyết. Sau khi hoàn thành xong cho tạp chí Văn nghệ quân đội bút kí ghi chép về một vùng quê, Nguyễn Khắc Trường bắt đầu đưa ngòi bút chạy những dòng đầu tiên của cuốn tiểu thuyết. Nguyễn Khắc Trường chỉ lấy tư tưởng, vấn đề, cốt truyện, sự việc, con người… ở xứ Thanh, còn lời ăn tiếng nói, địa danh… thì lấy ở quê hương mình để rồi tất cả nhào nhuyễn, hòa quyện thành tác phẩm. Là một chiến sĩ, rồi trở thành nhà văn, lại xuất thân từ nông dân, Nguyễn Khắc Trường rất thông thuộc hai đối tượng, hai đề tài, đó là nông thôn và người lính. Khi trả lời một cuộc phỏng vấn, tác giả cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma đã tâm sự rằng: “Tôi tự thấy mình thông thuộc hai đối tƣợng, hai đề tài, đó là nông thôn và người lính. Tôi nhập ngũ từ đầu cuộc chiến tranh chống Mĩ và ở liên tục 26 năm đến khi chuyển ngành ra báo Văn nghệ. Trước khi nhập ngũ, tôi đi học phổ thông và là xã viên hợp tác xã nông nghiệp, thông thạo chuyện cày bừa, gánh phân, nhổ mạ (…) Tôi yêu mến những tác giả viết về nông thôn từ bé. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác bâng khuâng, bần thần khi
đọc những trang văn viết về cảnh “nhà quê” của Nam Cao, Kim Lân và trong tôi bỗng có một mơ ƣớc rằng có lẽ mình cũng nên thử sức”. Dám nghĩ, dám thử sức và Nguyễn Khắc Trường đã thành công khi viết về nông thôn “như tìm lại chính con người mình”.
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Khắc Trường đã vinh dự nhận được những giải thưởng như: Giải nhất cuộc thi bút kí của báo Văn nghệ và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1986 với bút kí Gặp lại anh hùng Núp, giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam năm 1991 với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2007.
Các tác phẩm chính: Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972), Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976), Mảnh đất lắm người nhiều ma (tiểu thuyết, 1990), Miền đất Mặt trời (tập truyện, 1982)…
Hiện tại, Nguyễn Khắc Trường đang công tác ở tuần báo Văn nghệ và là biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Khi nhắc tới Nguyễn Khắc Trường bạn đọc sẽ nhớ ngay tới đứa con tinh thần của ông, nó đã giúp cho tên tuổi của người sinh ra nó được tỏa sáng.
Và đứa con đó mang một cái tên rất đặc biêt: Mảnh đất lắm người nhiều ma.
Nó được Nguyễn Khắc Trường khai sinh vào năm 1990.Mảnh đất lắm người nhiều ma đƣợc coi là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về nông thôn Việt Nam. Tiểu thuyết này từng đƣợc đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình dài 20 tập với tiêu đề Đất và người ra mắt bạn xem truyền hình vào giữa năm 2002. Hãng phim truyền hình Việt Nam đã mời nhà văn Khuất Quang Ngụy là người có nhiều vốn sống về nông thôn miền Bắc và hiểu biết khá kĩ lưỡng về nhà văn Nguyễn Khắc Trường để làm người biên kịch với sự trợ giúp của một biên tập viên có kinh nghiệm của hãng là nhà văn Phạm Ngọc Tiến. Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trong một bài trả lời phỏng
vấn đã nói: “Chúng tôi thay đổi một phần kết cấu truyện, thêm bớt các tình tiết và nhân vật để phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh và tính chất của phim truyền hình. Tác giả tiểu thuyết cũng như kịch bản là những người rất am hiểu về nông thôn, tạo thuận lợi cho đoàn làm phim. Nội dung phim cũng có nhiều biến tấu. Điều quan trọng là những thay đổi đó không làm mất đi sự hấp dẫn, ngƣợc lại phần nào làm phong phú, đa dạng hơn về cuộc sống, tính cách người nông dân và thể hiện cách nhìn nhân hậu, đầm ấm hơn về nông thôn…”. Bộ phim đã tạo một tiếng vang lớn khi trình chiếu trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Đề tài nông thôn là niềm trăn trở, ấp ủ từ lâu của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Như ở trên đã nói, sau thời gian nhà văn chịu khó đi thực tế tìm hiểu về đời sống nông thôn, tác phẩm ra đời và đƣợc sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kì đổi mới. Nội dung chính của tiểu thuyết là sự đấu đá cá nhân của hai dòng họ, họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ) và anh em Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em của Hàm, bí thƣ Đảng ủy của xã). Đây là hai họ lớn nhất và có máu mặt nhất trong làng: nhiều người giàu có, nhiều người có quyền chức là đi thoát li.
Mối hiềm khích giữa hai họ này qua lời kể lại trong tác phẩm thực ra đã kéo dài từ nhiều đời trước và đến đời Phúc - Hàm thì trực tiếp liên quan đến mối tình thù. Trước kia, khi còn trẻ, Phúc có quan hệ yêu đương với bà Son (lúc đó Phúc đã có vợ), sau đó vì nhát gan mà bỏ bà Son. Bà Son sau đó bị bố mẹ ép gả cho Hàm (có biệt danh Hàm thọt), sau khi cưới nhau, Hàm phát hiện ra vợ mình đã bị mất trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống nhƣ một cái bóng, tự coi mình là con tôi đòi trong nhà để đổi lấy việc Hàm để cho mình sống yên ổn trong nhà. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến
Hàm rất thù Phúc.
Câu chuyện cứ xoay quanh những ân oán hai họ, và những đấu đá trong làng quê, đƣợc nâng cao lên quan điểm thành ra sự đấu đá trong chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam của xã mà ở đó Thủ làm bí thƣ xã, Phúc là chủ nhiệm hợp tác xã. Đỉnh cao của ân oán là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố Phúc (mới mất) để yểm bùa nhằm ám hại dòng họ Phúc nhƣng bị phát hiện, sau đó bị bắt giam. Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy, vu oan cho hai người có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải để cứu ông Hàm. Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo Phúc có ý định cƣỡng hiếp mình. Mâu thuẫn đƣợc đẩy cao lên đỉnh điểm khi bà Son bị cƣỡng bách cao độ, xấu hổ và không còn lối thoát đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc là người đầu tiên vớt xác bà.
Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng gắn liền với một mối tình oan trái là con gái của ông Hàm. Đào yêu Tùng, cháu gọi ông Phúc bằng cậu (mẹ Tùng là chị gái ông Phúc, người họ Vũ). Tùng là Đảng viên tốt, cựu quân nhân, có chí vươn lên và muốn vượt qua những định kiến dòng họ, đồng thời cùng những Đảng viên tốt khác muốn xóa bỏ những bóng đen hắc ám trong chi bộ Đảng, làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quê hương. Cùng sát cánh với Tùng còn có trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng, cả hai thành một cặp Đảng viên đang vươn lên để xây dựng nền nếp mới cho chi bộ. Chuyện tình của Tùng và Đào tưởng chừng như dang dở sau khi chính Tùng phát hiện ra việc ông Hàm có ý đồ đào mộ và báo cho ông Phúc.Mâu thuẫn của họ đƣợc giải quyết ở cuối chuyện nhờ nhân vật nữ khác là Minh, bạn của Đào, cũng là một người thầm yêu Tùng.
Ngoài ra, truyện cũng mô tả những chuyện rắc rối “quanh lũy tre làng”
thông qua những quan hệ phức tạp, và những nhân vật rất thú vị khác nhƣ cặp tình nhân ông Quản Ngƣ - bà Đồ Ngật, hay chuyện Tám lé cố ngóc đầu lên
khỏi cuộc sống bí bách, hay những hành vi bất nhân của ông Phúc với chính bố mẹ, anh em của mình trong Cải cách ruộng đất. Câu chuyện cũng bị che phủ bởi những “bóng ma”, từ huyền thoại ma ám của nhân vật Quỳnh - Quềnh cho đến sự hiện diện của một thầy mo - cô Thống Biệu. Nhƣng thực chất của những bóng ma đó đƣợc lí giải vừa đơn giản mà lại rất triết lí của chính người trừ ma - cô Thống Biệu: “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! (...) Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu thấy hốt quá! Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa”.
Tiểu thuyết kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu đƣợc hạ nhiệt và những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt, mối tình Tùng - Đào bắt đầu có tín hiệu tốt đẹp và kết thúc bằng việc nhân vật Minh lặng lẽ khóc sau khi làm cầu nối hòa giải cho hai người.
Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma chúng ta phải giật mình trước những vấn đề tồn tại của đời sống nông thôn Việt Nam. Giật mình để rồi phải nhận thức lại nhiều điều. Nhà văn đã viết về nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động làm bộc lộ qua từng trang viết một nông thôn có nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực. Tưởng rằng khi tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì con người đã là những con người mới xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất cách mạng cao quý, thế nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong mỗi con người. Nói như Hà Minh Đức thì: “Cuộc xung đột giữa cánh này, cánh kia, mƣợn danh đoàn thể, Đảng, Đoàn để đấu nhau thực chất là cuộc xung đột giữa các dòng họ, các gia đình mang nặng tư tưởng và lề thói phong kiến cũ”.
Có thể nói, đây chính là những trăn trở của nhà văn về thực trạng nông thôn ở nước ta. Đánh giá sự thành công của nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết về đề tài nông thôn, nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Có thể nói tắt từ Nam
Cao, qua một chút Kim Lân, đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt.