Chương 1. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN THỜI KỲ ĐỔI MỚIVÀ HAI NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ DƯƠNG HƯỚNG
1.3. Dương Hướng và tiểu thuyết Bến không chồng
Dương Hướng có tên khai sinh là Dương Văn Hướng, sinh ngày 08 tháng 07 năm 1949 tại làng An Lệnh, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Dương Hướng bắt đầu sự nghiệp văn chương ở tuổi ngũ tuần với truyện ngắn Gót son (1989). Tác phẩm ra đời nhƣng chƣa gây đƣợc sự chú ý của người đọc. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản được niềm đam mê sáng tạo của nhà văn. Do vậy, liền ngay sau đó, năm 1990 Dương Hướng cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Bến không chồng. Tác phẩm làm xôn xao dƣ luận, cái tên Dương Hướng nhanh chóng trở nên quen thuộc đối với độc giả Việt Nam.Tiểu thuyết Bến không chồng đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của nhà văn và đồng thời cũng ghi danh nhà văn trên đỉnh cao của văn đàn văn học Việt Nam thời kì đầu đổi mới.
Đến nay, sau hơn 20 năm trong nghề, Dương Hướng đã xuất bản được chín tác phẩm: Hai tập truyện ngắn: Gót Son (1989), Người đàn bà trên bãitắm (1995); ba truyện vừa: Đàn chim két bay ngang trời, Quãng đường còn lại và Người mắc bệnh tâm thần cùng với ba cuốn tiểu thuyết: Bến không chồng (1990), Trần gian đời người (1991) và Dưới chín tầng trời (2007). Tuy thành công ở cả hai thể loại: Truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng người đọc biết đến ông nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết.
Qua những tác phẩm của Dương Hướng, đặc biệt là tiểu thuyết, người đọc khám phá thêm nhiều góc cạnh khác nhau của xã hội thời chiến cũng nhƣ thời hậu chiến qua cái nhìn đầy biện chứng. Dương Hướng không phán xét mà chỉ “phác thảo” (Hoàng Ngọc Hiến) lại thời đại chúng ta đang sống, để mỗi người tự nhìn nhận mà phán xét lấy chính mình.
Gắn với quan niệm coi: “nhiệm vụ cao cả của nhà văn là kiếm tìm cái đẹp và phải biết khai thác tới tận cùng để nhìn cho thấu cả nỗi khổ đau và niềm đam mê khát vọng trong tâm hồn con người”, tư duy tiểu thuyết Dương Hướng nghiêng về nghiên cứu đời sống xã hội, phát hiện những vấn đề nghiêm túc của con người được ẩn sau các sự vật hiện tượng tưởng thật giản đơn, quen thuộc. Dương Hướng đã đi sâu vào bi kịch của từng số phận nhân vật để nói lên cái bi kịch của cả một lớp người. Đó là những toan tính lầm lạc, những ảo vọng và cả những khao khát đầy nhân bản. Phùng Văn Khai khi phác họa chân dung Dương Hướng đã nhận xét: “Cái tạng Dương Hương viết về chiến tranh luôn là không tiếng súng, không ùng oàng nhƣng thân phận con người hẳn nhiên được đặt lên trên hết” [25; tr.320].
Phong Lê lí giải căn nguyên đổ vỡ, khổ đau của những thân phận người trong tác phẩm là do “lịch sử để lại”. Cơn bão táp của lịch sử đã tác động vô cùng dữ dội tới số phận con người. Đi qua nó người ta mới có dịp nhìn lại để mà xót xa thương mình và cũng giận mình.
Với cái nhìn đầy nhân ái, Dương Hướng đã cho thấy “cái hèn mọn và lòng cao thượng cũng rất gần nhau. Bản năng con người nói chung là muốn làm điều tốt, điều thiện. Nếu con người xấu đi, độc ác tàn bạo là do thời thế.
Thời thế cũng tạo nên anh hùng và thời thế cũng làm hỏng con người ta mau lắm”[39; tr.248]. Dương Hướng từng tâm sự: Hiện thực cuộc sống đầy sôi động ở mọi mặt. Nhưng điều quan trọng của nhà văn là phải trăn trở để viết thế nào chứ không phải viết cái gì. Quan trọng hơn lại vẫn là tác phẩm của anh nói được điều gì[39].
Phải chăng vì lẽ đó mà những đóng góp của nhà văn cho nền văn học nước nhà không phải là sự cách tân trong cách viết, không phải là những “của lạ” mà là ở sự mộc mạc, nguyên sơ, cổ điển trong phong cách, là cách nhìn đầy mới mẻ về xã hội, về cuộc sống. Đọc ông ta thấy căm phẫn cái ác, muốn
sống nhân ái, có tình hơn. Điều cốt yếu của một tác phẩm tốt là phải trung thực, nói lên nỗi niềm khao khát cháy bỏng chính đáng của nhân dân, của cả dân tộc.
Có thể thấy, tuy bước vào nghề văn khi tuổi đã nhiều, Dương Hướng đã gặt hái không ít thành công và có nhiều đóng góp đối với nền văn học đương đại Việt Nam, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, Tuy viết theo mô hình cốt truyện truyền thống nhưng tiểu thuyết của Dương Hướng vẫn nhận được nhiều sự ưu ái từ phía bạn đọc, có lẽ bởi tài dẫn truyện khéo léo mà rất tự nhiên, đời thường. Không chỉ thế, người đọc luôn tìm thấy sự gần gũi, thân thuộc qua lời ăn tiếng nói của các nhân vật trong truyện. Hay nói cách khác, dưới ngòi bút tài năng của Dương Hướng, những thi pháp truyền thống vươn lên bứt phá ngọan mục trước những thi pháp hiện đại đang được ưu ái trong tiểu thuyết đương đại. Bên cạnh đó, Dương Hướng là một người cần mẫn, miệt mài lao động không ngừng trên cánh đồng văn chương. Dương Hướng không bảo thủ chỉ biết rập khuôn theo thi pháp truyền thống mà còn góp nhặt cho mình những tinh hoa trong thi pháp hiện đại để ngòi bút của mình phản ánh đƣợc sâu hơn, rộng hơn những vấn đề của thời đại. Dù viết không nhiều, nhƣng với Bến không chồng, Thời gian người đời, Dưới chín tầng trời, Dương Hướng cũng đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà.
Dương Hướng vừa khai sinh cho Bến không chồng năm 1990 thì năm sau (1991) được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và đến ngày 03/6/2011 tác phẩm lại nhận được giải thưởng “Các tác phẩm viết về nông nghiệp, nông thôn hay nhất trong 30 năm (1981 – 2011)” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng.
Tiểu thuyết Bến không chồng, ở thời điểm mở đầu những năm 90, đã góp được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến, kéo dài những hơn 40 năm với gánh nặng không phải chỉ là chiến
tranh, về phía khách quan; mà còn là những lầm lạc của con người, trong một bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách mà tất cả những ai "do lịch sử để lại" đã không đủ tầm sức để vƣợt qua. Đó là thử thách của phát động quần chúng Cải cách ruộng đất, của phong trào Hợp tác hóa, của việc phá đình - chùa và của những nền nếp tâm lý, ý thức vẫn còn nguyên sự hủ lậu, chƣa thể nào thay đổi đƣợc trong một xã hội nông nghiệp manh mún, lạc hậu và tâm lý làng - xã lưu cữu ngàn đời. Bến không chồng là một trong số ít tiểu thuyết viết về chiến tranh và nông thôn động đƣợc vào chiều sâu những vấn đề khó nói, hoặc không thể nói, trên cả một chặng dài lịch sử. Tác phẩm đã khẳng định được tài năng của Dương Hướng, bởi cho đến nay Bến không chồng đã được tái bản 11 lần và có lẽ vẫn sẽ đƣợc tái bản nhiều lần nữa. Không những thế, tiểu thuyết còn đƣợc dựng thành phim và dịch ra tiếng Ý, tiếng Pháp.
Sự ra đời của tiểu thuyết Bến không chồng đã “góp đƣợc một cái nhìn mới mẻ về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến, kéo dài những mấy chục năm; với gánh nặng không phải là chỉ chiến tranh, về phía khách quan; mà còn là những lầm lạc của con người trong thời kì lịch sử có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai “do lịch sử để lại” không đủ tầm và sức để vƣợt qua nó”. Đó là những hệ lụy từ cải cách ruộng đất, từ phong trào Hợp tác hóa, là những nề nếp tâm lý, ý thức hủ lẩu trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu. Tất cả đều có thể trở thành những nguyên cớ gây tai họa mà con người phải nhẫn nhịn chịu đựng trong một thời gian dài như một áp đặt của định mệnh. Chỉ đến giai đoạn chuyển giao đến hai thập niên 80 và 90 của thế kỉ XX, con người mới chợt bừng tỉnh và nhận ra mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của lịch sử. Người đọc không khỏi lặng đi suy nghĩ khi đọc những câu văn: Con cắn cơm, con cắn cỏ, con lạy ông… Ông hãy cứu lấy thằng Tốn. Nếu không các ông nông dân sẽ giết chết nó. Nó không có tội gì… Con xin hứa sẽ giáo dục thằng Tốn sau này trở thành kẻ nghèo khó…[28; tr.23].
Có độ dày 300 trang, Bến không chồng lấy nhân vật trung tâm là những người phụ nữ ở nông thôn trong bối cảnh nông thôn Việt Nam (mà cụ thể là làng Đông) vừa kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp và đang tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh dù đã đi qua nhưng những dấu ấn, thương tích mà nó để lại cho con người còn tiếp tuc kéo dài. Nó “chà nát” con người theo nhiều cách khác nhau và phải gánh chịu nhiều nhất là người phụ nữ. Đọc tác phẩm, người đọc sẽ không thể quên được những người phụ nữ như Hạnh, Dâu, Cúc, Thắm… với ƣớc mơ giản dị đƣợc làm vợ, làm mẹ, có một tổ ấm để yêu thương, chăm sóc, nhưng những điều ngỡ như bình thường đó lại trở nên xa vời. Họ đều là những người phụ nữ “không chồng” (đúng như cái tên của tác phẩm).Với tiểu thuyết này, Dương Hướng đã cho bạn đọc một cái nhìn mới, một cảm xúc mới về lịch sử - một lịch sử quá nghiệt ngã đối với dân tộc thông qua những số phận bi kịch. Tác phẩm tuy không có cái sắc sảo, riết róng của Mảnh đất lắm người nhiều ma, không có cái chiều sâu thâm trầm đến ám ảnh, da diết của Nỗi buồn chiến tranh nhƣng với sức nặng của đề tài cùng phương thức thể hiện truyền thống, với cốt truyện mộc mạc và chân phương, ngôn từ không lấp lánh tài hoa mà giản dị, tự nhiên đã khẳng định đƣợc giá trị trong lòng độc giả.
Đối với Dương Hướng: Nhiệm vụ cao cả của nhà văn là tìm cái chân, cái thiện, cái mỹ và chống cái ác. Có viết về cái ác cũng để cho cái thiện trường tồn… Nhân vật trong cái nhìn của Dương Hướng con người luôn tồn tại hai mặt: tốt và xấu, cái ác và cái thiện, cái cao cả và cái thấp hèn nhƣng với niềm tin cũng nhƣ tấm lòng nhân ái của nhà văn, ông luôn tìm ra những cái thiện, cái cao cả, cái phần “người” mà đôi khi bị lấp đi. Những nhân vật từng là “tội nhân” nhà văn vẫn tìm thấy ở họ những vẻ đẹp trong sáng, giàu tình người. Vạn (Bến không chồng) mặc dù là kẻ có tội đối với Hạnh nhưng cũng do hoàn cảnh xã hội đã đẩy hai con người cô đơn, bất hạnh đến với
nhau. Ở Vạn vẫn tỏa sáng nhân cách của người lính. Con người sẵn sàng giúp đỡ mọi người lúc khó khăn, hoạn nạn. Con người với tình yêu thương vô bờ đối với mẹ con Hạnh.
Không phải là một nhà văn lớn và có những tuyên ngôn nghệ thuật có tính chất khai sáng, mở đường, Dương Hướng khi dấn thân vào nghiệp cầm bút cũng đã tự xác định cho mình một quan niệm về nghề văn khá rõ: “Cái đích cuối cùng của văn học, theo tôi, là phản ánh những nỗi niềm của con người trong xã hội. Cũng có người trước sau cứ nói đến cá nhân, nhưng cá nhân đó phải gắn với xã hội thì tác phẩm mới lớn đƣợc, mới có tầm đƣợc...
Hơn nữa, một khi người viết, viết bằng cả cái tâm của mình thì tôi tin sẽ được xã hội chấp nhận... Cái khó là viết sao cho hay, cho có tầm tư tưởng.Bởi tôi quan niệm trong văn học không có đề tài cũ – mới”. Qua đó, chúng ta thấy được rằng tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng đã được bạn đọc đón nhận nồng hậu bởi quan niệm văn chương của ông gần gũi với mối quan tâm của họ.
Sau năm 1975, đất nước thoát khỏi chiến tranh, cùng với thành thị, nông thôn đang từng ngày thay da đổi thịt.Văn xuôi viết về nông thôn đã có sự chuyển mình. Các tác phẩm là lời tuyên cáo đối với cung cách làm ăn và quản lí nông thôn kiểu cũ, đồng thời đề cập đến lối làm ăn và quản lí nông thôn kiểu mới.
Từ sau năm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, không khí dân chủ của xã hội đã khơi thông tư tưởng cho con người. Đây là thời kì đất nước đang chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông thôn Việt Nam đang có những thay đổi to lớn: nông thôn đang dần bị đô thị hóa, văn hóa nông thôn chuyển dần sang văn hóa đô thị. Văn xuôi viết về đề tài nông thôn thời kì này cũng chuyển mình, đổi mới trong không khí đổi mới chung của đất nước. Các
nhà văn tự do thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình, không còn bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố khách quan nào. Văn xuôi có sự đổi mới về nội dung và hình thức biểu hiện.Đề tài nông thôn một lần nữa đƣợc khắc họa rõ nét và chân thực ở tất cả mọi phương diện, trong sự đa dạng, phức tạp, xấu tốt lẫn lộn, đan xen. Ở thời kì này tất cả các tác phẩm đều được nâng lên một bước trong sự nhìn nhận về con người và xã hội. Đáng chú ý với một loạt các tác phẩm, bước đầu mang tính “thành tựu”, như: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994); Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990); Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2007); Ngô Ngọc Bội với Ác mộng (1990); Tạ Duy Anh với Lão Khổ (1992); Đào Thắng với Dòng sông mía (2004); Trịnh Thanh Phong với Ma làng (2002); Hoàng Minh Tường với bộ tiểu thuyết Gia phả của đất, gồm: Thuỷ hoả đạo tặc, Đồng sau bão, Ngư phủ, và tiểu thuyết Thời của Thánh Thần; Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió người (sau đổi thành Gió làng Kình)...
Tiếp thu tư tưởng các bậc đàn anh và tiếp nối đúng nguồn mạch của dòng chảy văn học thời kì đổi mới sau 1986, nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng đã đặt ra và giải quyết các vấn đề bức bối ở nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng theo cách riêng của mình.
Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng là cuốn tiểu thuyết thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo độc giả và giới phê bình.
Tiểu kết: Như vậy ở chương 1 chúng tôi đã tập trung tìm hiểu quá trình tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới. Viết về nông thôn, các tiểu thuyết gia không đơn thuần chỉ quan tâm tới sự khổ cực, tha hóa không lối thoát của người nông dân, hay mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa nông dân với giai cấp cầm quyền đang diễn ra trong bầu không khí ngột ngạt, khổ cực trước
Cách mạng tháng Tám. Đó cũng không chỉ là những bản ngợi ca mang âm hưởng sử thi ca ngợi những con người hoàn mỹ không tì vết, ca ngợi phong trào Hợp tác hóa sản xuất tập thể và sự đúng đắn của chính sách cải cách ruộng đất năm 1968. Mà nó còn có cả những mặt trái trong tính cách của người nông dân cũng như nông thôn với những mặt bất cập khi bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường.
Với đề tài nông thôn muôn màu các tiểu thuyết gia đã sử dụng làm chất liệu tạo nên nhiều tác phẩm nổi bật với nhiều cây bút và văn phong tài ba. Phải kể tới ngay tên tuổi của Nguyễn Khắc Trường với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dương Hướng với Bến không chồng đã phản ánh rất sinh động bức tranh nông thôn với cả mặt tốt đẹp cũng nhƣ những mặt tối khuất của nông thôn trên cả phương diện tinh thần cũng như hiện thực cuộc sống.
Chương 2