Bức tranh nông thôn trong cuộc cải cách ruộng đất

Một phần của tài liệu Đề tài thế sự nông thôn trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 (qua hai tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và bến không chồng của dương hướng) (Trang 39 - 50)

Chương 2. BỨC TRANH THẾ SỰ NÔNG THÔN VIỆT NAMQUA

2.1. Bức tranh nông thôn

2.1.1. Bức tranh nông thôn trong cuộc cải cách ruộng đất

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, phong trào cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1953 – 1956 đƣợc ví nhƣ là một cuộc cải cách vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó biến ƣớc mơ ngàn đời của tầng lớp nông dân nghèo khổ, nô lệ, tối tăm, không ruộng đất trở thành người làm chủ cuộc đời mới: Người cày có ruộng. Mục đích của phong trào cải cách ruộng đất là đúng đắn, hợp lý: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp tình hợp lý. Chẳng những là làm cho cố nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”.Nhƣng thực tế, khi áp dụng vào thực tiễn lại cứng nhắc, giáo điều dẫn đến hiệu quả chƣa cao, để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng đất nước.Trước tình hình như vậy Đảng Lao Động Việt Nam và Chính phủ đã nhận ra sai lầm, thừa nhận khuyết điểm trước toàn thể nhân dân và tiến hành sửa sai (tháng 10/1956).

Cải cách ruộng đất không phải là đề tài mới. Các tiểu thuyết gia viết về đề tài nông thôn trước thời kì đổi mới đã chú ý, quan tâm, tập trung phản ánh như Nguyễn Văn Bồng (Bếp đỏ lửa), Nguyễn Huy Tưởng (Truyện anh Lục)...

Nhƣng đó chỉ là những mặt tích cực, mặt thắng lợi còn mặt trái, khuất lấp và sự mất mát lớn lao cả vật chất lẫn tinh thần vẫn còn đọng mãi trong chiều sâu tâm thức tình cảm, tâm lí của mỗi người dân Việt Nam chưa có dịp đề cập tới, vì một thời là “trái cấm bất khả xâm phạm”. Sau 1986, vấn đề này trở thành tâm điểm nóng bỏng của quá khứ mà bấy lâu nay vẫn âm thầm day dứt trong

chính nội tại của đời sống văn học. Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Võ Văn Trực (Chuyện làng ngày ấy), Lê Lựu (Chuyện làng Cuội), Dương Hướng (Bến không chồng, Dưới chín tầng trời), Tạ Duy Anh (Lão Khổ), Tô Hoài (Ba người khác)... đã không ngần ngại, né tránh mà dũng cảm “xông thẳng” vào vấn đề gai góc, tưởng cũ nhưng còn nhạy cảm này.

Hành trình tìm về quá khứ, hình ảnh nông thôn Việt Nam trong cơn giông bão cải cách ruộng đất hiện lên chân thực, sinh động.

2.1.1.1. Nông dân không còn giữ vai trò chủ nhân tích cực của lịch sử mà trở thành đám đông bạc nhược, mù quáng và thô bạo

Trải qua suốt một thời kì dài hết chịu sự áp bức của phong kiến đến thực dân nên việc đầu tiên mà nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa làm là tìm cách xóa bỏ tƣ hữu, xóa bỏ quan hệ chủ tớ tồn tại ở Việt Nam suốt bao đời. Cụ thể là chủ trương phát hiện và đấu tố địa chủ, cường hào ác bá, tay sai... Chủ trương có thể không sai nhưng đường lối thực hiện này sinh nhiều vấn đề. Cả nước đã tốn rất nhiều thời gian cho công việc đấu tố, xét xử những người bị kết tội là địa chủ, cường hào ác bá tay sai. Thậm chí người ta giao chỉ tiêu cho các địa phương thực hiện. Bao nhiêu tiền của, tài sản đã bị tiêu hủy, phá bỏ. Biết bao con người đã bị xử bắn. Chưa khi nào như lúc này, người ta hãnh diện về sự nghèo khó, ngưỡng mộ và kính nể sự nghèo khó.

Người ta hào hứng, hùng hổ tố những kẻ giàu có bóc lột nhân dân, những kẻ mang cái tội “bán nước hại dân”. Người ta lợi dụng việc đấu tố để thanh toán với những ân oán cá nhân với nhà giàu. Và cũng chƣa bao giời lịch sử xã hội Việt Nam lại có thể xoay vần, thay đổi số phận con người nhanh như lúc này.

Lần tìm trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều maBến không chồng ta sẽ thấy phần nào thực trạng đó.

Với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, người đọc đều cảm nhận về một không khí ngột ngạt, bức bối, rối loạn thời kì cải

cách ruộng đất ở mảnh đất làng quê xƣa. Nhịp điệu gấp gáp của tiếng trống, của những lời đấu tố đưa người đọc trở về với nông thôn Việt Nam trước năm 1945 những kì thu tô, thuế. Địa chủ, quan lại trong làng xã thúc giục, truy bức, bòn rút, tra tấn... bằng mọi hình thức để đạt đƣợc mục đích: thu đủ, thu nhiều thóc gạo, tiền bạc của người dân. Gia đình chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) là nạn nhân khốn khổ và đáng thương của nạn truy thu tô thuế đó. Và giai cấp địa chủ phong kiến trong văn học hiện thực trước 1945 hiện ra với đầy đủ sự tàn nhẫn, độc đoán. Chúng khinh rẻ, miệt thị những người lao động nghèo;

lấy sự giàu có, quyền thế để ức hiếp, để bóc lột sức lao động và nhân phẩm của người nông dân. Tiểu thuyết thời kì đổi mới cũng đề cập đến vấn đề địa chủ - người nghèo song lại được nhìn từ một góc độ khác, với một tình thế khác, ở giai đoạn lịch sử khác. Trong công cuộc đấu tố địa chủ để thay đổi ngôi vị cho người lao động nghèo theo kiểu “bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”, ngòi bút nhà văn đã góp phần cho bạn đọc thấy sự ấu trĩ, sự đau xót của một thời kì đã đi qua. Day dứt với không gian nông thôn ngày đấu tố, Nguyễn Khắc Trường đã khắc họa một “mảnh đất” thật sự “lắm người nhiều ma” - ma lớn, ma nhỏ sinh sôi nảy nở. Con người cũng trở thành

“ma”, thành “quỷ” khi một người để chứng tỏ sự “giác ngộ đường lối” của mình đã tổ chức thanh niên đi cổ động đến “khản đặc cả tiếng” ngay chính người đã sinh ra mình. Âm vang “Đả đảo tên địa chủ bóc lột Vũ Đình Đại!

Kiên quyết đánh đổ địa chủ Vũ Đình Đại!” đã đƣợc đoàn cổ động do Vũ Đình Phúc đứng đầu hô to dõng dọc khắp ngõ xóm làng quê, ngày này qua ngày khác. Hai cái tên ấy đã gọi ra mối liên hệ mật thiết, máu thịt của những người trong gia đình. Con đấu tố cha đã là lạ, là bất bình thường trong truyền thống nhân nghĩa của người phương Đông ta từ xưa đến nay. Đã đành nếu người cha ấy xấu xa, tàn ác, đồi bại là một nhẽ. Còn Vũ Đình Đại trở thành trung tâm của cuộc đấu tố địa chủ xóm Giếng Chùa, đơn giản vì có 5 mẫu ruộng, 3

trâu cày, ngày mùa ngày vụ dám thuê gần chục nhân công làm cho nhanh...

[64; tr.21], xót xa vì “cũng hai bữa cơm đèn, làm quần quật nhƣ trâu”....

Người ta chỉ nhìn thấy kết quả mà họ có được mà không nhìn thấy bao nhọc nhằn họ phải trải qua, bao trăn trở để có một vụ mùa thắng lợi. Nhà văn đã hài hước hóa một chi tiết thật đau lòng khi Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:

- Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?

- Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông! [64; tr.22].

Từ “trót” cất lên nghe sao mà cay đắng thế. Đạo lí con người, luân lí cha - con bị chà đạp chỉ trong một từ gọn ghẽ ấy mà thôi!

Bối cảnh này gợi chúng ta nhớ đến khung cảnh đấu tố trong Bến không chồng của Dương Hướng. “Ngày hội” của bần cố nông làng Đông, cũng là ngày tận thế của gia đình địa chủ Hào được Dương Hướng ghi lại bằng những trang viết đầy cám cảnh. Một đám đông làng Đông rầm rộ, hỗn loạn và trâng tráo. Từ già đến trẻ “kẻ gánh người khiêng, kẻ đội người bê”, trong đó Vạn – anh hùng Điện Biên có công lao lớn nhất được chia ngôi nhà của địa chủ Hào... Lão khi được chia chiếc cối đá thủng to tổ bố, lão bảo “ông đéo vác được”. Không lấy thì tiếc lão đành phải thuê anh Nhương điếc hai đồng. Bà Nhị được chia một cối xay, chú Đang được vại khoai ngô, chị Vòng được chia bốn vại dưa muối. Có hai vại còn đầy ắp dưa cải nén vàng rộm...

Mọi thứ bị tịch thu được đem chồng chất thành đống ngổn ngang ra sân không thiếu thứ gì, từ cày bừa cuốc xẻng, gạo thóc, nồi niêu, bát đĩa, mâm đồng...[28;tr.35-36]. Bức tranh hiện thực ngày đấu tố địa chủ ở làng Đông càng ám ảnh hơn khi nhà văn đưa vào một chi tiết dở khóc dở cười: “Nhà chú Dĩ ba đời đi hót cứt trâu được chia trục đá kéo lúa. Chắc nhà Dĩ tiếc buổi đi hót phân trâu nên sai hai thằng con đi nhận. Thằng anh cầm càng đi trước, thằng em chổng mông chổng tĩ đẩy phía sau, trẻ con khoái chí xúm vào đẩy.Chúng vừa đẩy vừa reo hò. Chiếc trụ đá lăn cồng cộc lao phăng phăng

trên đường làng. Thằng anh cầm càng, tới khúc quanh mất đà, cả người lẫn trục lao ùm xuống ao, bị trục đá tương vào đầu phọt óc chết tươi [28, tr.36- 37]. Cách phân chia tài sản nhƣ thế, bạn đọc cảm nhận đƣợc phần nào hiện thực nông thôn miền Bắc những năm tháng ấy đầy ngổn ngang, thương tâm, xót xa.Ở đó không biết bao nhiêu mảnh đời chìm nổi trước thời cuộc. Kẻ bị tịch thu tài sản không hiểu vì tiếc hay uất ức mà cắn lƣỡi tử tử đã đành (thằng Công con lão Hào), còn người được nhận của chia cũng chẳng được hạnh phúc trọn vẹn trong niềm vui sướng được mỗi cái trục đá kéo lúa phải đánh đổi cả thằng con trai khôn ngoan...

Cuộc đấu tố không chỉ diễn ra ở những con người có “lập trường chính trị” rõ ràng mà những đứa trẻ con trong làng cũng rầm rộ thành lập tòa án đấu tố. Chúng chưa hề biết như thế nào là phản động? Cường hào ác bá là gì?

Chúng chỉ biết cha của một đứa trẻ nào đó trong làng bị kết tội địa chủ thì đứa con cũng là địa chủ nên bị xử nhƣ cha. Bọn trẻ chăn trâu làng Đông Bến không chồng bắt chước người lớn “đào tận gốc rễ bọn địa chủ” bằng cách phá tan hoang khu vườn địa chủ Hào, lập phiên tòa án xét xử thằng cu Tốn con mụ Hơn: Chúng bê gạch chồng lên làm khán đài. Thằng Tốn bị trói hai tay ngồi bệ xuống đất, chúng lấy gạch quay xung quanh thành vành móng ngựa.

Ngồi trên khán đài có thằng Tỹ con nhà Dĩ ngọng, thằng Tường con nhà Nhương điếc, con Hương nhà Hạnh nghèo rớt mùng tơi. Khán giả tham dự là mấy đứa lít nhít còn để truồng, mũi thò lò, miệng đầy rớt dãi ngồi trố mắt nhìn thằng Tốn bị xử bắn. Hai thằng choai choai con nhà Đan, nhà Hồng lấy quả xoan làm đạn, dương súng cao su thi nhau nhằm vào đầu thằng Tốn bắn.

Thằng cu Tốn khóc tóe lên [28; tr.54].

Sự đảo nghịch trong đời sống xã hội nông thôn lúc bấy giờ người ta kiểm chứng lòng trung thành với Đảng bằng cách xử lý người cùng gia đình, dòng họ, làng xã của mình. Thước (Bến không chồng) cầm súng bắn cha nuôi

từng cưu mang, nâng đỡ, yêu thương hắn nhất; Vạn đã ra tay bắn chú Xèng và chú Xình cùng họ Nguyễn với anh. Hay Vũ Đình Phúc (Mảnh đất lắm người nhiều ma) tổ chức thanh thiếu niên trong làng đi cổ động, hô vang khẩu hiệu đả đảo chính cha ruột của mình... Thảm cảnh ấy diễn ra ngày càng gay gắt, đến nỗi mụ Hơn (Bến không chồng) – người con dâu của “địa chủ” Hào còn duy nhất thằng cu Tốn nối dõi tông đường, chỗ dựa về già đã phải van xin, khấn lạy: Con lạy ông. Con cắn cỏ con lạy ông bà nông dân. Ông đi lâu ngày nên không biết rõ con. Con về làm dâu nhà này nhưng không ác với ai. Con còn lén giúp đỡ người nghèo khổ ở thôn này... Bây giờ đời con chỉ còn mỗi thằng con trai, thằng cu Tốn. Dù nó là con cháu địa chủ nhưng con hứa với ông và nông dân cố gắng nuôi nó thành người nghèo khổ, hu... hu... Con chắp tay lạy ông trăm ngàn lần đừng ghét bỏ nó, đừng để các ông con ông bà nông dân đánh đập nó [28; tr.55]. Đó là một sự đảo nghịch trong đời sống xã hội nông thôn: giàu sang đồng nghĩa với bóc lột, địa chủ; nông dân phải cố gắng trở thành người nghèo khổ.

Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy bộ máy chính quyền địa phương chủ yếu là cán bộ thuần nông nghèo, cùng đinh mạt hạng, chất phác, nhiệt tình nhƣng trình độ học vấn thấp, nhận thức còn non kém nên đã gây ra nhiều lỗi lầm. Nguyễn Vạn (Bến không chồng) mắt toét bỏ làng đi bây giờ về [28; tr.5]

với cái chân tập tễnh đạt danh hiệu anh hùng giải phóng, lý lịch cùng đinh đã trở thành xã đội trưởng. Hay nhân vật Đột chiều nào cũng để truồng vận mỗi chiếc áo vá của bố dài đắp đít nhong nhong trên bờ mương cái chắn đăng, bắt ngóe làm mồi đơm rạm cũng biến thành chủ tịch xã , dù xoay xoay tờ giấy trên tay mà vẫn không nhận ra mình cầm ngược đọc [28; tr.8 - 9]. Thằng Còm (Mảnh đất lắm người nhiều ma) dân ngụ cƣ lên xóm Giếng Chùa từ nạn đói năm Dậu, gia đình làm nghề đội thuê đội mướn trở thành đồng chí Hùng Cường... Những cán bộ cải cách ở nông thôn được Đảng giao trọng trách lớn

lao như Thủ, Phúc, Xuân Tươi (Mảnh đất lắm người nhiều ma) không những chuyên quyền hống hách mà còn có lối sống không lành mạnh, suy thoái về đạo đức. Họ trái hẳn với lớp cán bộ nông thôn mà người đọc đã từng bắt gặp trong văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn trước đó.

Như vậy, chính cái thời “nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, cóc ngóe nhảy lên làm người” khiến người nông dân đau khổ, thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần. Có lẽ nhiều năm sau, dân ta vẫn không hết đau xót về những trang sử u ám này. Và rồi nhiều năm sau, ta vẫn không thể không mỉm cười chua xót cho một thời kì chuộng cái nghèo, một thời kì người ta ra sức làm mình nghèo đi, chứng minh sự khốn khó của mình cho hợp thời đại. Cũng nhiều năm sau nữa, dân tộc ta vẫn chƣa hết ám ảnh về cái thời buổi này, để cho những kẻ ngu dốt nhƣ chủ tịch Đột, những kẻ đạo đức giả, hoang dâm nhƣ đội trưởng Hùng Cường được thời vinh danh; và cũng có biết bao người như địa chủ Hào, Vũ Đình Đại... bị chết oan, bị phế bỏ, chịu ngang trái dưới tay những người lãnh đạo như thế. Chủ trương xóa bỏ sự phân biệt giai cấp bị những con người có trình độ hạn chế triển khai, thành ra, xã hội đã phân hóa lại càng phân hóa, đã phức tạp lại càng thêm phức tạp. Cũng may, cái buổi nhiễu nhương ấy diễn ra trong một thời gian không quá dài. Người ta đã dần nhận ra kẻ không biết một chữ bẻ đôi không thể nào lãnh đạo đƣợc chính quyền. Người ta cũng nhận ra rằng với một người lãnh đạo giỏi, tiêu chí đầu tiên để đánh giá họ không phải là họ có thực sự “vô sản” hay không, thực sự...

trắng tay, thực sự nghèo không, mà là họ làm đƣợc những gì cho cộng đồng.

2.1.1.2. Thời kì hợp tác hóa nông nghiệp, xã hội nông thôn vẫn nhếch nhác, người dân vẫn đói nghèo

Sau cái thời khủng hoảng đầy đen tối ấy của lịch sử nước nhà, nhà nước ta tiến hành cải cách ruộng đất, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung theo hình thức hợp tác xã. Mỗi gia đình đƣợc phân chia một chút đất

phần trăm để trồng màu, còn ruộng đất là của hợp tác xã. Mục tiêu của việc xây dựng hợp tác xã là muốn xoá bỏ hình thức kinh tế cá thể và tƣ hữu trong lao động sản xuất. Ở các làng, các xã, người ta đi làm theo tiếng kẻng của hợp tác xã, làm chung, cuối mùa thu hoạch chung và chia sản phẩm theo công điểm. Bởi thế, hàng ngày người ta đi làm đông vui như đi hội, và cũng đủng đỉnh nhƣ đi hội. Chẳng thế mà cánh đồng làng Hạ Vị (Thời xa vắng) quanh năm ròn rã tiếng cười, tiếng nói. Mỗi ngày người ta ra đồng làm việc theo qui củ giờ giấc của hợp tác xã. Và vì thế, sau mỗi bữa sáng và trƣa, trong mỗi gia đình, ta sẽ thấy hai thái độ lao động hoàn toàn khác nhau: “Ai làm đất “phần trăm” thì tự ý mà ra ruộng ngay. Ai theo công điểm với đội ra ngồi ở bờ tre đầu nhà ông đồ Khang tập trung. Cũng nhƣ mọi ngày, mọi buổi, phải chờ đợi tiếng rưỡi, hai tiếng đồng hồ những người đến trước thả sức tán chuyện trên giời và dưới đất, chuyện thanh cao và chuyện trần tục đến lúc van vãn mới tập trung đầy đủ theo người trong ban chỉ huy đội đi làm công việc gì đó. Cả khi đi và về làm công việc gì được nhiều hay ít còn phải làm nữa hay không, đã có “ông đội”. Không biết.Chỉ biết cười đùa và tán tỉnh [43;tr.113]. Đúng là

“cha chung không ai khóc”. Đất riêng thì làm tất bật, chăm chỉ, không đợi ai phải nhắc, phải thúc, không kể giờ giấc sớm muộn. Còn khi làm ruộng công thì đủng đỉnh, làm cho có để lấy công điểm. Thế nên, cái làng ven đê phù sa màu mỡ mà lúc nào cũng quẩn quanh với khoai, dong luộc, bánh đúc ngô...

Thế nên, cái xã này, huyện toàn phải ra tay vực nó dậy, giúp đẩy nó “đi lên”

và trong báo cáo của xã cũng không năm nào chịu “đi xuống”. Sự quan liêu và bệnh “thành tích”, “lạc quan tếu” trong quản lí và đánh giá tình hình địa phương đã khiến cho làng xã không thể tiến bộ lên được ở tất cả mọi mặt, đặc biệt là mặt kinh tế. Đấy là một thực trạng không chỉ tồn tại trong một thời kỳ mà tồn tại lâu dài, thậm chí, cho đến tận ngày nay.

Cũng là phát triển theo hình thức hợp tác xã, nhƣng xóm Giếng Chùa

Một phần của tài liệu Đề tài thế sự nông thôn trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 (qua hai tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và bến không chồng của dương hướng) (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)