Chương 2. BỨC TRANH THẾ SỰ NÔNG THÔN VIỆT NAMQUA
2.1. Bức tranh nông thôn
2.1.2. Bức tranh nông thôn với mâu thuẫn họ tộc
2.1.2.2. Ý thức về dòng họ - nguyên nhân của những thảm kịch đối với người nông dân
Bà Son trong Mảnh đất lắm người nhiều ma – người phụ nữ thuần phác, nhân hậu đã trở thành nạn nhân trong cuộc đấu tranh giành quyền lực của cá nhân và lợi ích của hai dòng họ bởi “những lợi ích của họ tộc vô hình chung đã phân tuyến, đối lập họ với nhau. Sự bè phái theo tổ chức Đảng ở xóm Giếng Chùa khoác chiếc áo họ tộc. Họ tộc thì có tình máu mủ. Một giọt máu đào hơn áo nước lã! Vậy là sự bè phái càng thâm hậu không dễ bứt ra được. Cuộc đấu tranh với mục đích bài trừ nhau giữa những người Đảng viên khoác màu áo dòng họ đã diễn ra với biết bao hành vi vô đạo, thậm chí dẫn đến chết người. Cái chết của bà Son, nạn nhân của sự hèn nhát và độc ác đã
theo đuổi từ lúc con gái đến khi là người đàn bà đã qua tuổi năm mươi, là kết cục hiển nhiên của cả một đời người bị nhục nhã. Không chỉ có bà Son, lão Quềnh cũng bị tư tưởng ấy nghiền nát. Lão chân đất, thật thà, suốt đời chỉ biết
“bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời”, không hại ai, mất lòng ai, chết trong nghèo đói nhƣng vẫn chƣa yên phận, vẫn phải hi sinh thêm một lần nữa để
“cứu danh dự” phục vụ mục tiêu bài trừ, ganh đua của kẻ khác. Tình làng, nghĩa xóm và cả tính người trong Quàng, Thủ, Hàm không còn “kí sinh” mà chỉ có hận thù.
Mâu thuẫn giữa họ Nguyễn và Vũ trong Bến không chồng cùng lời nguyền độc địa của ông tổ họ Nguyễn đã gieo rắc bao đau khổ, oan nghiệt trong mối tình của Nghĩa và Hạnh, đã cản trở chú Vạn và chị Nhân đi tới hạnh phúc. Hạnh và Nghĩa dám bước qua lời nguyền của dòng họ để đến với nhau, xây dựng mái ấm gia đình. Hạnh và Nghĩa khao khát có đƣợc một cậu
“trưởng nam” để nối dõi nhưng không thể thực hiện, hạnh phúc tan vỡ. Lời nguyền của dòng họ tưởng đã đi vào quên lãng thì vẫn như một kí ức hằn sâu trong tâm thức nay trỗi dậy, Hạnh tuyệt vọng, ngục ngã trước sức mạnh vô hình: Lời nguyền của cả họ nhà anh vẫn còn đó, nó ngấm sâu vào máu thịt ngàn đời không bao giờ rửa sạch [28; tr.283].
Xét dưới góc độ cá nhân con người, những xung đột giữa các dòng họ như vậy đã đem đến không ít bi kịch cho con người. Vì những mối thâm thù của đời trước mà những tiền nhân bắt hậu thế phải tiếp tục thù mối thù của mình, hận mối hận của mình, cƣ xử theo cách cƣ xử của mình..., nhƣ vậy là vô lí, đôi khi còn vô nhân đạo.
Xét dưới góc độ xã hội, nếu nói mỗi gia đình là một tế bào của xã hội thì mỗi dòng họ sẽ là những mảng tế bào, những bộ phận của xã hội. Các dòng họ phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các dòng họ suy vy cũng tác động xấu đến sự phát triển chung của xã hội. Ở mỗi làng xã, việc tạo
được sự đoàn kết giữa các họ tộc trong vùng chính là thước đo sự bình ổn của xã hội. Còn những mối xung đột kiểu nhƣ trên có tác hại nhƣ những tế bào ung thư phá vỡ sự yên bình, đoàn kết, kìm hãm sự phát triển của địa phương.
Những xung đột ấy cần phải đƣợc xoá bỏ.
Phải nói rằng, ở nông thôn Việt Nam, mối quan hệ họ hàng, làng xã với lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau là một nét đẹp văn hóa cần đƣợc giữ gìn, tự hào, tôn vinh. Nhƣng sự đùm bọc, đoàn kết ấy gắn bó keo sơn đến mức “hiển nhiên tồn tại một điều lệ là những ai ở đây muốn có một chân dù nhỏ, từ đội sản xuất trở lên, và ai muốn phấn đấu vào Đảng nếu không có họ hàng thân thích với những người đang nắm quyền, thì cũng phải là người được thu nạp trong vây cánh mới có điều kiện để phấn đấu”. Tư tưởng đó chính là mầm mống nảy sinh phe cánh trong bộ máy chính quyền.
Nó biến các quan hệ xã hội rạch ròi, khách quan thành quan hệ gia đình, dòng tộc cả nể, du di dẫn đến kìm hãm sự phát triển, nảy sinh tiêu cực, tạo cơ hội cán bộ tham ô, lãng phí. Nhiều nét đẹp trong nếp sống, nếp nghĩ, tập quán và truyền thống tâm lý của con người nơi làng xã vẫn cứ tồn tại mạnh mẽ, chi phối đến đời sống tinh thần ở làng quê và số phận của nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Người nông dân luôn chịu sự chi phối các quan hệ và ý thức về họ tộc, làng xã.Những tồn đọng đó cần đƣợc loại bỏ khỏi xã hội nông thôn.Đây chính là thông điệp mà tiểu thuyết viết về đề tài này gửi đến bạn đọc.
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đang tiến hành đổi mới toàn diện với nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣng vẫn còn tồn tại những đặc tính bè phái, địa phương, điều đó đã tạo ra sức cản rất lớn trong việc phát triển kinh tế và đời sống văn hóa ở nông thôn. Thứ nhất, tính bè phái sẽ sinh ra tính ích kỉ, gây mất đoàn kết trong nội bộ. Thứ hai, tính bè phái sẽ cản trở việc phát huy sức mạnh từ nhiều nguồn lực khác nhau, đặc biệt là việc tập hợp, thu hút nhân tài cho đất nước. Thứ ba, dễ bị các thế lực chống đối lôi
kéo, phá hoại, gây chia rẽ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Thứ tƣ, do tƣ tưởng địa phương nên sinh ra hành động tự ý, thiếu nhất trí, sự đồng bộ, nên không phát huy hiệu quả trong công việc gây tốn kém và lãng phí cho xã hội.
Thứ năm, tư tưởng địa phương được đề cao quá mức sẽ dẫn đến việc coi nhẹ pháp luật, thậm chí đứng lên trên pháp luật làm ảnh hưởng không tốt trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng. Trước yêu cầu phát triển đất nước, nếu không nhận diện được mặt trái của tính cộng đồng, vô hình chung nuôi dƣỡng những thói quen lạc hậu không còn động lực để phát triển đời sống xã hội nông thôn trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.