Các phối tử tạo được phức bền với NTĐH là các hợp chất hữu cơ. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về sự tạo phức hỗn hợp của NTĐH với các phối tử hữu cơ. Các kết quả thu được rất phong phú về số lượng và đa dạng về cấu trúc, tính chất.
Nhóm tác giả tài liệu [8] đã tổng hợp các phức chất có công thức Ln(TNB)3.Bpy( Ln: Y, Pr, Sm, Eu, Tb, Ho; TNB: Naphthoyltrifloaxeton; Bpy:
Bis-pyridin ). Nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ IR , kết quả cho thấy: Có sự phối trí giữa phối tử và ion đất hiếm qua nguyên tử oxi của nhóm xeton và qua 2 nguyên tử nitơ của Bpy, phân tử Bpy đã đẩy nước ra khỏi cầu phối trí của phức chất bậc hai.
Nhóm tác giả tài liệu [3] đã tổng hợp phức chất hỗn hợp của axit glutamic và axit boric với Neodim có công thức H2[Nd(Glu)(BO3)].3H2O.
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phân tích nhiệt, phổ IR, kết quả cho thấy axit glutamic và axit boric liên kết với Nd qua nguyên tử nitơ của nhóm – NH2 cùng với nguyên tử O của nhóm cacboxyl COO- và nhóm borat BO33-.
Nhóm tác giả tài liệu [24] đã tổng hợp các phức chất có công thức:
PhenTb(CH3COO)3, PhenTb(CH2ClCOO)3 và (Phen)2Tb(CCl3COO)3. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phân tích nguyên tố, phổ IR và phân tích nhiệt cho thấy: Phối tử CH3COO- hoặc CH2ClCOO- liên kết với ion Tb3+ qua 2 nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl tạo vòng càng 4 cạnh, riêng phối tử CCl3COO- liên kết với ion Tb3+ bằng 1 liên kết phối trí Tb-O. Nghiên cứu khả năng phát huỳnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
quang các phức chất của Tb(III), kết quả cho thấy phức chất của Tb(III) khi được kích thích ở bước sóng 319nm xuất hiện 4 đỉnh đặc trưng tại các bước sóng 488 nm, 554nm, 582 nm và 617 nm tương ứng với các mức chuyển
5D47F6, 5D47F5, 5D47F4 và 5D47F3 của ion Tb3+. Các phức chất nghiên cứu đều phát quang và cường độ phát quang của các phức chất chứa hai phối tử phen lớn hơn phức chất chứa một phối tử phen. Mặt khác, nếu hai phức chất đều chứa một phối tử phen hoặc đều chứa hai phối tử phen thì phức nào có phối tử là gốc của axit mạnh hơn sẽ có cường độ phát quang mạnh hơn.
Các tác giả tài liệu [7] tổng hợp các phức rắn ở dạng khan có công thức Ln(HSal)3.Phen (Ln: Tb, Er, Yb; Hsal: axit salixylic). Nghiên cứu phức chất bằng phổ IR, phương pháp phân tích nhiệt, kết quả cho thấy có sự phối trí giữa phối tử và ion Ln3+ qua nguyên tử oxi của nhóm – COO trong ion cacboxylat và qua nguyên tử N trong o-phenantrolin. Nghiên cứu phổ huỳnh quang các phức chất, kết quả cho thấy các phức chất đều có khả năng phát huỳnh quang khi được kích thích bởi các năng lượng phù hợp.
Nhóm tác giả tài liệu[25] đã nghiên cứu về phức chất hỗn hợp của axit salixylic, o-phenantrolin với Eu3+, Y3+ phức chất thu được có thành phần:
EuxY1−x (Sal)3(Phen)(x =0 ∼ 1, Sal: axit salixylic). Bằng phương pháp phân tích nhiệt, phân tích nguyên tố, phổ IR, phổ UV đã xác định được Ln3+( Ln: Eu, Y) đã liên kết với nguyên tử O của nhóm COO- trong phân tử axit salycilic. Phân tử Phen chiếm 2 vị trí phối trí trong phức chất qua hai nguyên tử nitơ của dị vòng. Nghiên cứu phổ huỳnh quang của phức chất Eu(Sal)3(Phen) và EuxY1−x
(Sal)3(Phen)(x =0 ∼ 1), kết quả cho thấy việc kết hợp Eu3+ và Y3+ sẽ làm tăng cường độ phát quang của ion Eu3+. Đặc biệt, khi kết hợp ion Eu3+ với Y3+ theo tỷ lệ mol= 3:2 thì cường độ dải phát xạ mạnh nhất.
Nhóm tác giả tài liệu [26] đã tổng hợp các phức chất của β-diketon và 2,2-dipyridin hoặc 1,10-phenanthrolin với Eu3+ có công thức: Eu(MPPD)3, Eu(MPPD)3.Bipy, Eu(MPPD)3.Phen. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
phổ IR, kết quả cho thấy có sự phối trí giữa phối tử và ion Eu3+ qua 2 nguyên tử O của nhóm xeton trong phân tử β-diketon, phân tử o-phenantrolin( hoặc dipyridin) liên kết với ion Ln3+ qua 2 nguyên tử nitơ của dị vòng hình thành phức vòng càng bền vững.
Đối với phức của NTĐH với hỗn hợp các amino axit, nhóm tác giả ở tài liệu [33] đã tổng hợp được phức chất của hai amino axit glyxin và tyrosin với Dy3+ có thành phần là Dy(Tyr)(Gly)3Cl3.3H2O (Ln: Dy, Tb). Cấu trúc của phức chất được xác định bằng các phương pháp phân tích nhiệt, phân tích nguyên tố, quang phổ hấp thụ hồng ngoại. Ngoài ra, các tác giả còn nghiên cứu và xác định được các giá trị nhiệt động của phức chất.
Một số phức chất hỗn hợp của NTĐH với các phối tử hữu cơ khác cũng được tổng hợp, nghiên cứu ở các tài liệu [6], [9], [10], [11], [22], [34].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu phức chất hỗn hợp của NTĐH với phối tử aminoaxit và o - phenantrolin.
Nhóm tác giả tài liệu [18] đã tổng hợp phức Eu(Glu)3PhenCl3.3H2O.
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phổ IR, kết quả cho thấy mỗi phân tử Glu đều chiếm 2 vị trí phối trí với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl, phân tử Phen chiếm 2 vị trí phối trí với Ln3+ qua hai nguyên tử nitơ của dị vòng.
Nhóm tác giả tài liệu [19] đã tổng hợp được các phức rắn của Gd, Ho với hỗn hợp phối tử L-Aspartic và o-phenantrolin. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, phổ hấp thụ hồng ngoại và phân tích nhiệt đã xác định thành phần các phức chất là Ln(Asp)3PhenCl3.3H2O (Ln: Gd, Ho). Trong đó, mỗi phân tử L- Aspartic chiếm hai vị trí phối trí trong phức chất và liên kết với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl. Phân tử o- phenantrolin chiếm hai vị trí phối trí trong phức chất, liên kết với ion Ln3+ qua hai nguyên tử nitơ của dị vòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Nhóm tác giả tài liệu [30] đã tổng hợp phức chất hỗn hợp phối tử của L - isolơxin và 1,10 - phenantrolin với các NTĐH (La, Eu, Sm, Nd, Y, Yb).
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phân tích nguyên tố, phổ IR và phân tích nhiệt, từ đó kết luận công thức là Ln(Ile)3PhenCl3.4H2O. Khảo sát hoạt tính sinh học trên một số phức chất, kết quả cho thấy phức chất có khả năng kháng 2 chủng khuẩn (E.coli và Staphylococcus aureus).
Nhóm tác giả tài liệu [20] tổng hợp các phức rắn Ln(Asn)3phenCl3.3H2O (Ln: Er, Tm). Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, cho thấy mỗi phân tử asparagin chiếm hai vị trí phối trí trong phức chất liên kết với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl, phân tử o-phennantrolin liên kết với ion Ln3+ qua 2 nguyên tử nitơ của dị vòng. Nghiên cứu phổ huỳnh quang các phức chất, kết quả cho thấy các phức chất đều có khả năng phát huỳnh quang.
Nhóm tác giả tài liệu [27] đã tổng hợp các phức chất hỗn hợp có công thức: Ln(Phe)3PhenCl3.3H2O(Ln: La, Y, Eu) và Ln0.2Eu0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O (Ln: La, Y). Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt. Kết quả cho thấy mỗi phân tử L-phenylalanin chiếm 2 vị trí phối trí trong phức chất liên kết với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl, phân tử o-phenantrolin liên kết với ion Ln3+ qua 2 nguyên tử nitơ của dị vòng. Nghiên cứu phổ huỳnh quang của các phức chất, kết quả cho thấy khi kết hợp ion Ln3+ (La, Y) với Eu3+ theo tỉ lệ mol 1:4 sẽ làm tăng cường độ phát quang của ion Eu3+ trong phức chất Eu(Phe)3PhenCl3.3H2O.
Nhóm tác giả tài liệu[21] đã tổng hợp các phức chất có công thức:
Ln(Phe)3PhenCl3.3H2O(Ln: La, Nd, Gd) và Ln0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O (Ln:
La, Nd). Nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại , kết quả cho thấy mỗi phân tử L-phenylalanin chiếm 2 vị trí phối trí trong phức chất liên kết với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và nguyên tử oxi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
của nhóm cacboxyl, phân tử o-phenantrolin liên kết với ion Ln3+ qua 2 nguyên tử nitơ của dị vòng. Nghiên cứu khả năng phát huỳnh quang các phức chất La(Phe)3PhenCl3.3H2O, La0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O, kết quả cho thấy các phức đều có khả năng phát huỳnh quang và khả năng phát huỳnh quang của La0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O mạnh hơn Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O.
Có thể thấy phức chất hỗn hợp của NTĐH với các phối tử hữu cơ ngày nay đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phức chất hỗn hợp của NTĐH với phối tử là các aminoaxit và o-phenantrolin còn ít được nghiên cứu, chưa đầy đủ bởi sự đa dạng và đặc thù của 20 loại aminoaxit căn bản(10 aminoaxit thiết yếu không thay thế).