CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.8. Thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất
Tiến hành thử hoạt tính sinh học của một số phức chất được thực hiện tại phòng hóa sinh ứng dụng, Viện hóa học- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 46 http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của các phức chất thông qua giá trị IC50. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của phối tử và các phức chất được trình bày ở bảng 2.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 47
Bảng 2.6. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các mẫu thử
Tên chủng vi sinh vật kiểm định
Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật kiểm định - giá trị IC50 (μg/ml)
HPhe Phen Y(Phe)3Phen.3HCl.3H2O Eu(Phe)3Phen.3HCl.3H2O Tb(Phe)3Phen.3HCl.3H2O Y0.25Eu0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O Y0.25Tb0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O
Vi khuẩn
Staphylococcus aureus >128 21,87 84,36 81,02 82,04 82,04 84,85
Bacillus subtilis >128 83,77 >128 81,54 >128 >128 >128
Lactobacillus
fermentum >128 80,50 >128 >128 >128 >128 >128
Salmonella enterica >128 81,54 >128 84,85 82,52 84,36 81,0
Escherichia coli >128 25,14 85,58 81,0 81,54 82,04 84,36
Pseudomonas
aeruginosa >128 81,54 >128 84,85 82,04 84,57 86,21
Nấm Candida albican >128 23,78 88,74 80,52 82,04 84,36 80,50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 48 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Từ các giá trị trong bảng 2.6 có thể rút ra một số nhận xét:
O - phenantrolin có khả năng kháng 6 chủng khuẩn (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Lactobacillus fermentum, Salmonella enterica, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli) và 1 chủng nấm (Candida albican) đem thử.
L-phenylalanin không có khả năng kháng các chủng khuẩn, nấm đem thử.
Phức chất Y(Phe)3Phen.3HCl.3H2O có khả năng kháng 2 chủng khuẩn (Staphylococcus aureus, Escherichia coli) và 1 chủng nấm (Candida albican) đem thử.
Phức chất Eu(Phe)3Phen.3HCl.3H2O có khả năng kháng 5 chủng khuẩn (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella enterica, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli) và 1 chủng nấm (Candida albican) đem thử, trong đó với chủng khuẩn(Bacillus subtilis) thì Phức Eu(Phe)3Phen.3HCl.3H2O có hoạt tính tốt hơn so với o-phennantrolin.
Các phức chất: Tb(Phe)3Phen.3HCl.3H2O, Y0.25Ln0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O (Ln:
Eu,Tb) có khả năng kháng các chủng khuẩn (Staphylococcus aureus, Salmonella enterica, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli) và nấm (Candida albican) đem thử, trong đó với chủng khuẩn(Salmonella enterica) thì phức chất Y0.25Tb0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O có hoạt tính tốt hơn so với o-phennantrolin.
Trong số các phức chất: Ln(Phe)3Phen.3HCl.3H2O (Ln: Y,Tb, Eu) đem thử hoạt tính thì khả năng kháng chủng nấm(Candida albican) của phức chất Eu(Phe)3Phen.3HCl.3H2O tốt hơn so với phức chất Y(Phe)3Phen.3HCl.3H2O.
Trong số các phức chất: Y0.25Ln0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O (Ln: Tb, Eu) đem thử hoạt tính thì khả năng kháng chủng nấm(Candida albican) của
Y0.25Tb0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O tốt hơn so với Y0.25Eu0.75(Phe)3Phen.3HCl.3H2O.
* Thử nghiệm khả năng gây độc tế bào ung thư trên dòng KB đối với các phức chất Ln(Phe)3Phen.3HCl.3H2O (Ln: Y, Eu, Tb) và Ellipticine được dùng làm chất tham khảo thông qua giá trị IC50. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên dòng KB được trình bày trong bảng 2.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 49 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.7. Kết quả xác định hoạt tính gây độc tế bào của một số phức chất Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật
kiểm định - giá trị IC50 (μg/ml)
Dòng tế bào ung thư KB
Y(Phe)3Phen.3HCl.3H2O >128
Eu(Phe)3Phen.3HCl3.3H2O 0,63
Tb(Phe)3Phen.3HCl.3H2O 2,01
Ellipticine 0,25
Kết quả xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư trong bảng 2.7 cho thấy , các phức chất: Ln(Phe)3Phen.3HCl.3H2O (Ln: Eu, Tb) có hoạt tính gây độc tế bào ung thư KB, phức chất Y(Phe)3Phen.3HCl.3H2O không có hoạt tính gây độc tế bào ung thư KB.
Các phức chất Ln(Phe)3Phen.3HCl.3H2O (Ln: Eu, Tb) có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư KB. Phức chất Eu(Phe)3Phen.3HCl.3H2O có hoạt tính gây độc tế bào ung thư KB tốt hơn nhiều so với Tb(Phe)3Phen.3HCl.3H2O.
Kết quả này có thể đóng góp một ít dữ liệu cho lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và hoạt tính sinh học của các phức chất hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 50 http://www.lrc.tnu.edu.vn