Phức chất của NTĐH với các aminoaxit là những hợp chất có hoạt tính sinh học cao giúp nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng. Các NTĐH và phức chất của chúng với các aminoaxit khác nhau được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong nông nghiệp và y học.
Trong lĩnh vực nông nghiệp:
Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Liên Xô cũ đã sử dụng phức chất dạng vòng càng vào ngành trồng trọt, nhằm làm tăng năng suất của mùa màng, chống bệnh vàng lá, rụng quả xanh...
Một số phức chất của NTĐH được dùng để tổng hợp phân bón vi lượng theo số liệu thống kê trên thế giới cho biết: khi bón lượng phân vi lượng cho lúa mì khoảng 150 ÷ 525 g/ha ở giai ủ hạt và khi có 3 ÷ 4 lá làm tăng năng suất 5 ÷ 15
%, cho cây lúa 150 ÷ 450 g/ha lúc gieo hoặc nhổ mạ sẽ làm tăng năng suất 4 ÷ 12
%, với cây bắp cải bón 750 ÷ 1500 g/ha vào giai đoạn cây có 5 ÷ 8 lá sẽ làm tăng năng suất 15 %, dâu tây tăng 22 ÷ 48 %, cây cà chua tăng 31 ÷ 72 %.
Ở Việt Nam việc sử dụng phân vi lượng trên một số cây trồng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao, chẳng hạn như: lúa (năng suất tăng 8,7 ÷ 15,8 %), đậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
tương (tăng năng suất 5,1 ÷ 7,5 %), lạc (tăng năng suất 8 ÷ 13 %, hàm lượng lipit và protit tăng).
Nhóm tác giả tài liệu [4] cho thấy việc tạo phức giữa ion đất hiếm neodim và nguyên tố vi lượng Mo đã có tác dụng tốt đến đời sống cây đậu tương làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, tăng cường các quá trình sinh lý theo hướng thuận lợi, tăng năng suất và chất lượng hạt.
Nhóm tác giả tài liệu [3] đã khảo sát hoạt tính sinh học của phức chất H2[Nd(Glu)(BO3)].3H2O. Kết quả cho thấy ion Nd3+ và phức chất của nó có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt vừng, làm tăng chiều cao của cây và ra hoa kết quả sớm.
Nhóm tác giả tài liệu [23] đã khảo sát thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất H3[Eu(Trp)3(NO3)3].3H2O. Kết quả nghiên cứu cho thấy ion Eu3+ và phức chất của nó với L-Tryptophan có tác dụng kích thích sự phát triển của mầm hạt thóc. Khi tăng nồng độ khảo sát của phức chất (từ 60 ppm đến 150 ppm) thì kích thích của phức chất kém hơn ion kim loại và phối tử, sự kích thích làm tăng chiều cao thân, làm giảm chiều dài của rễ mầm hạt thóc giống và làm thay đổi một số yếu tố sinh hóa: protein, proteaza, α – amilaza.
Ngoài ra việc đưa một số NTĐH vào thành phần thức ăn chính trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao như: gà đẻ trứng trước một tuần và gà thịt tăng khối lượng từ 5 ÷ 7 % (hàm lượng đất hiếm 10 ÷ 40 ppm), khối lượng thịt lợn tăng 6 ÷ 11 % (hàm lượng đất hiếm 5 ÷ 40 ppm).
Trong y học:
Một số phức chất NTĐH có khả năng kháng vi sinh vật kiểm định và ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nó là thành phần quan trọng trong tổng hợp thuốc chống viêm và khử trùng dùng để điều trị, phòng và chữa bệnh cho con người và vật nuôi.
Các viên thuốc chứa NTĐH đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên thực tế lâm sàng. Phức của axit L - aspartic với các Ln3+ và kẽm có tính chất làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 16 http://www.lrc.tnu.edu.vn
giảm lượng đường trong máu và nước tiểu. Phức của ion đất hiếm La3+ với L - aspartic có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Sarcoma ở chuột đồng với liều lượng 2,5 mg tiêm trong 6 ngày [17].
Nhóm tác giả tài liệu [19] đã tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh học các phức chất của axit L- aspartic với các Ln3+( Gd, Ho), kết quả cho thấy phức chất Gd(Asp)3PhenCl3.3H2O có khả năng kháng 4/6 chủng vi khuẩn và 1 chủng nấm, còn phức chất Ho(Asp)3PhenCl3.3H2O có khả năng kháng 4/6 chủng vi khuẩn đem thử. Khả năng kháng khuẩn và nấm của phức chất đều kém hơn o- phenantrolin.
Nhóm tác giả ở tài liệu [18] đã nghiên cứu hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của phức chất có thành phần là Eu(Glu)3PhenCl3.3H2O ở nồng độ cực đại (256 àg/ml). Kết quả cho thấy phức chất cú khả năng khỏng được 2/7 chủng khuẩn và nấm đem thử và khả năng kháng khuẩn của phức chất kém hơn so với o-phenantrolin.
Nhóm tác giả ở tài liệu [32] đã tổng hợp và thăm dò hoạt tính kháng khuẩn các phức chất của Ce3+, Nd3+, Pr3+, Sm3+ với Asp và o-phenantrolin, kết quả cho thấy phức chất có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn như E.coli, S.aureus và C.albbicans.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 17 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hiện nay, việc tổng hợp và nghiên cứu các hợp chất ít độc, có hoạt tính sinh học, có tác dụng chọn lọc cao đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, hiện có rất ít công trình nghiên cứu vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành thăm dò hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên dòng tế bào KB đối với một số phức chất tổng hợp được.