Kết quả hoạt động của Bệnh viện Trường Đại học Y khoa

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nghiên cứu tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên (Trang 57 - 62)

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN - NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA

3.2. Tổng quan về Bệnh viện Trường Đại học Y khoa

3.2.4. Kết quả hoạt động của Bệnh viện Trường Đại học Y khoa

Qua hơn 7 năm hoạt động, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa đã đạt được một số kết quả sau:

* Cơ sở vật chất

- Về cơ sở hạ tầng: Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016, diện tích mặt bằng bệnh viện được sử dụng là 2.500m2; diện tích xây dựng là 2.244m2; bình quân diện tích 51m2/giường bệnh. Bệnh viện bao gồm các toàn nhà được bố trí như sau:

+ Nhà 3 tầng - Nhà A: Khu khám bệnh, phòng mổ, phòng hậu phẫu.

+ Nhà 2 tầng - Nhà B: Khu điều trị nội trú.

+ Nhà 5 tầng - Nhà C: Khu cận lâm sàng.

+ Nhà cấp 4 - X Quang.

+ Nhà cấp 4 - Giặt là, hấp, sấy.

+ Nhà thuốc.

- Trang thiết bị y tế: bao gồm các thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo. Hiện nay bệnh viện đang sử dụng trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn, như máy chụp cộng hưởng từ MRI - 1.5T, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình, siêu âm doppler màu 4D, dao mổ Gammar, máy xét nghiệm chẩn đoán ung thư sơm, máy mổ cận thị bằng phương pháp Lasik... Phần lớn các trang thiết bị của bệnh viện có nguồn gốc từ Nhật, Đức và được đánh giá là sử dụng tốt. Tổng chi phí đầu tư trang thiết bị của bệnh viện tính đến tháng 6 năm 2016 là 32.233.800.000 đồng. Ngoài ra, Bệnh viện còn được sử dụng nhiều trang thiết bị khác của Dự án trang cấp cho Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên trong khám chữa bệnh phục vụ cho đào tạo.

Tuy nhiên, tại Bệnh viện vẫn tồn tại những trang thiết bị y tế có sẵn từ Trung tâm Tiền lâm sàng và của dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu, đào tạo”…

Những trang thiết bị đã cũ, lạc hậu và chưa đồng bộ do vậy cần có nguồn đầu tư thích đáng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, của nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

* Hoạt động chuyên môn

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả hoạt động chuyên môn của Bệnh viện giai đoạn 2013 - 2015

STT Chỉ số hoạt động ĐVT 2013 2014 2015

So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 1 Tổng số giường thực kê Chiếc 63 48 64 (23,81) 33,33 2 Công suất sử dụng

giường bệnh % 66,7 74,2 81,3 11,24 9,57 3 Tổng số bàn khám Chiếc 8 11 10 37,50 (9,09) 4 Tổng số lượt khám Người 45.811 53.028 56.804 15,75 7,12 5 Tổng số lượt điều trị nội

trú Người 2.508 2.913 2.849 16,15 (2,20) 6

Số ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú

Ngày 7,2 7,4 6,6 2,78 (10,81)

7 Tổng số người bệnh tử

vong tại bệnh viện Người 1

-

-

8 Tổng số tai biến trong

điều trị Ca - -

-

9 Số lượng kỹ thuật cận lâm sàng mới

Kỹ

thuật 5 5 7 - 40,00

10

Số đề tài NCKH cấp cơ sở do bệnh viện chủ trì đã nghiệm thu

Đề tài 9 10 9 11,11 (10,00)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động bệnh viện năm 2013, 2014, 2015

Qua nghiên cứu số liệu ở bảng tổng hợp trên cho thấy, từ nhiều năm nay bệnh viện luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch năm sau cao hơn năm trước về giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, bệnh nhân vào điều trị, bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú, các kỹ thuật lâm sàng mới áp dụng.

Bên cạnh đó, bệnh viện đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật tiến tiến trong khám chữa bệnh và điều trị nên trong 3 năm qua, từ năm 2013 đến năm 2015

không có ca tai biến nào xảy ra, có 1 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện năm 2013 (do bệnh nhân đến cấp cứu muộn) và đã rút ngắn được số ngày điều trị nội trú trung bình. Chính điều này đã tạo được uy tín cao cho người dân trong vùng và dần từng bước tạo thương hiệu tốt cho Bệnh viện Trường Đại học Y khoa.

Hàng năm, trung bình bệnh viện trường có từ 9 đến 10 đề tài nghiên cứu khoa học được báo cáo tại hội nghị của Trường hoặc các Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, có nhiều bài báo được đăng ở tạp chí của Đại học và trong nước.

* Tình hình nhân lực:

Năm 2007, sau khi có quyết định thành lập Bệnh viện, Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược đã ra quyết định điều chuyển 12 cán bộ cơ hữu sang làm việc thường xuyên tại bệnh viện, trong đó có 09 bác sỹ, 01 dược sỹ đại học, 01 kỹ sư, 01 kỹ thuật viên. Đồng thời, bệnh viện cũng tiếp nhận số lao động từ Trung tâm tiền lâm sàng 01 điều dưỡng, 01 kế toán, 02 hộ lý.

Do yêu cầu của công việc, Bệnh viện đã ký thêm hợp đồng một số bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sỹ trung học để đảm bảo tối thiểu cho các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa có 97 cán bộ viên chức, trong đó có 17 cán bộ cơ hữu.

Trình độ của đội ngũ viên chức hiện tại của Bệnh viện gồm: 4 tiến sỹ, 3 bác sỹ chuyên khoa II, 15 thạc sỹ, 4 bác sỹ chuyên khoa I, 18 đại học, 32 trung học, 8 kỹ thuật viên, 2 nữ hộ sinh, 11cán bộ phòng ban khác.

Nhìn chung bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao, có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản cho mọi đối tượng nhân dân, đối tượng BHYT, khám sức khỏe cho các đơn vị trên địa bàn, cho cán bộ viên chức và HSSV của Trường, khám và điều trị nội trú…

* Hoạt động tài chính kế toán

Phòng Tài chính Kế toán của Bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong công việc nghiệp vụ mang tính đặc thù của ngành y tế, hoạt động theo điều 14 Điều lệ tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

và hoạt động của Bệnh viện Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, pháp luật về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, tạo thêm nguồn kinh phí cho Bệnh viện từ các dịch vụ y tế.

Kết quả hoạt động tài chính của Bệnh viện đạt được như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả hoạt động tài chính Bệnh viện giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

So sánh (%) 2014/

2013

2015/

2014

1 Tổng các khoản thu 14.923,8 16.973,4 21.699,8 114% 128%

1.1 Nguồn NSNN cấp 0 0 1.500,0

1.2 Nguồn thu sự nghiệp (phí, lệ

phí và thu khác) 14.923,8 16.973,4 20.199,8 114% 119%

- Khám chữa bệnh 14.919,4 16.141,4 19.813,7 108% 123%

- Đào tạo ngắn hạn 0.0 698,5 264,0 38%

- Thu khác 4,4 133,5 122,2 3.034% 91%

2 Tổng kinh phí sử dụng 14.923,8 16.973,4 21.699,8 114% 128%

2.1 Chi thường xuyên 13.367,2 14.671,8 16.903,5 114% 128%

Chi thanh toán cá nhân 5.423,1 6.048,7 5.937,6 110% 115%

Chi nghiệp vụ chuyên môn 7.671,7 8.271,8 9.794,5 112% 98%

Chi khác 0.0 0.0 4,7

Chi mua sắm sửa chữa 272,4 351,3 1.166,7 129% 332%

2.2 Chi không TX 0.0 0.0 0.0

3 Chênh lệch thu - chi (3=1-2) 1.556,6 2.301,6 4.796,3 148% 208%

4 Trích lập và sử dụng các quỹ 1.556,6 2.301,6 4.796,3 148% 208%

4.1 Quỹ khen thưởng 0.0 0.0 30.0

4.2 Quỹ phúc lợi 598,7 720,5 800,0 120% 111%

4.3 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 957,9 1.581,1 3.966,3 165% 251%

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính bệnh viện năm 2013, 2014, 2015 Qua bảng số liệu tổng hợp ở bảng 3.3 cho thấy:

Tổng các khoản thu của Bệnh viện có xu hướng tăng, năm 2014 tổng thu tăng 14% so với năm 2013; năm 2015 tăng 28% so với năm 2014. Trong đó, chủ yếu là tăng nguồn thu sự nghiệp từ các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện, đây cũng là nguồn thu chính của bệnh viện chiếm >93% tổng nguồn thu.

Bên cạnh đó, tổng kinh phí chi thường xuyên của Bệnh viện cũng tăng lên tương ứng. Trong đó, chi thường xuyên năm 2014 tăng 10% so với năm 2013; năm 2015 tăng 15% so với năm 2014 và tăng chủ yếu là tăng chi cho con người và tăng chi nghiệp vụ chuyên môn trên tổng chi xuyên thường trong năm. Cụ thể: Chi cho con người năm 2013 chiếm 40,57%/tổng chi; năm 2014 chiếm 41,23%/tổng chi; năm 2015 chiếm 35,13%/tổng chi. Chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2013 chiếm 57,39% tổng chi;

năm 2014 chiếm 56,38%/ tổng chi; năm 2015 chiếm 57,94%/ tổng chi.

Bệnh viện đã thực hiện tiết kiệm chi và trích lập các quỹ theo đúng quy định, phần lớn chênh lệc thu chi hàng năm được dành trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (PTHĐSN) và dành một phần trích quỹ phúc lợi để nâng cao dời sống CBVC, cụ thể: Trích lập quỹ PTHĐSN năm 2013 chiếm 61,54%/ chênh lệch thu chi; năm 2014 chiếm 68,70%/ chênh lệch thu chi; năm 2015 chiếm 82,7%/ chênh lệch thu chi.

Trích lập quỹ Phúc lợi năm 2013 chiếm 38,46%/chênh lệch thu chi; năm 2014 chiếm 31,3%/ chênh lệch thu chi; năm 2015 chiếm 16,68%/ chênh lệch thu chi.

Tuy nhiên, khi phân tích số liệu chi tiết trên Dự toán ngân sách năm và Báo cáo tài chính trong 3 năm qua, Bệnh viện chưa dành được nguồn kinh phí cho các hoạt động Quản lý chất lượng bệnh viện, do vậy chưa khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nghiên cứu tại bệnh viện trường đại học y khoa đại học thái nguyên (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)