MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, VI KHUẨN TRONG VIÊM mũi XOANG mạn TÍNH NHIỄM KHUẨN NGƯỜI lớn tại BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG (Trang 32 - 36)

- Được phân lập lần đầu tiên bởi viện Pasteur ở Pháp vào năm 1880.

- Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường được xếp thành đôi, ít khi đứng riêng lẻ, đường kính khoảng 0.5- 1.15 m. Trong môi

trường nuôi cấy thường xếp thành chuỗi ngắn (dễ lẫn với liên cầu). Gram dương, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm hay trong môi trường nhiều albumin thì không có vỏ.

- Khả năng gây bệnh: Thường gặp các phế cầu ở vùng mũi họng. Phế cầu có thể gây nên bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm phổi, viêm phế quản phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi. Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra sau khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc do hoá chất. Các type thường lây bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và 14, 16 (đối với trẻ em). Tuy vậy ở các vùng khác nhau các type có thể thay đổi. Ngoài ra phế cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm màng não, viêm màng bụng, màng tim, viêm thận, viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn huyết và rất thường gây viêm màng não ở trẻ em. Phế cầu là một trong những VK thường gặp nhất, ở các tổn thương phế cầu hình thành một lớp vỏ dày, ngăn cản hiện tượng thực bào, có nhiều fibrin quanh chỗ tổn thương, tạo nên một vùng cách biệt làm cho thuốc kháng sinh khó tác dụng, mặc dù những vi khuẩn này vẫn thường nhạy cảm nhiều với kháng sinh. Do đó chữa bệnh bằng kháng sinh phải sớm và triệt để.

1.6.2 Haemophilus influenzae

Là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và viêm màng não ở trẻ nhỏ. Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm

- Richared Pfeiffer đã phân lập được Haemophilus influenzae lần đầu tiên từ đờm của một bệnh nhân chết trong vụ dịch cúm năm 1892. Từ đó trong một thời gian dài người ta tin rằng đó là căn nguyên gây bệnh cúm. Cho đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm gây bệnh cúm thì người ta xác định được Haemophilus influenzae là vi khuẩn bội nhiễm sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương nặng nề do virus cúm.

- Haemophilus influenzae là cầu trực khuẩn nhỏ, bắt mầu Gram âm, kích thước 0.3-0.5x0.5- 3 m. Ở điều kiện nuôi cấy không chuẩn có thể gặp các dạng dài và mảnh, không di động, không có nha bào, có thể có vỏ bọc

hoặc không vỏ. Vỏ có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của vi khuẩn, vì có khả năng chống thực bào và bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt, sau khi thực bào.

+Haemophilus influenzae là vi khuẩn khó nuôi cấy, chúng không mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc khi môi trường có sẵn đồng thời hai yếu tố X và V.

- Dựa vào câu trúc kháng nguyên vỏ, Haemophilus influenzae được chia thành 6 type huyết thanh (a,b,c,d,e,f). Type b là type thường gặp và là type gây bệnh nặng nhất. Vỏ của type b đã được tinh chế dùng làm vaccin để phòng các bệnh do Haemophilus influenzae gây ra ở trẻ em.

Haemophilus influenzae là vi khuẩn cư trú không thường xuyên ở đường hô hấp trên. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn không bị ức chế bởi các cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, Haemophilus influenzae trở thành căn nguyên gây bệnh thực sự, Haemophilus influenzae lây truyền từ người này sang người khác theo đường hô hấp.

1.6.3. Moraxella catarrhalis

Moraxella catarrhalis là những song cầu khuẩn Gram âm, phát triển tốt trên môitrường có 5% máu cừu hoặc môi trường chocolate ở nhiệt độ 35-37 0 C có 5%CO2 . Chúng vẫn mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, thậm chí ở nhiệt độ phòng (22 - 25 0C). Nuôi cấy trên môi trường thạch máu sau 24 giờ khuẩn lạc nhỏ, tròn, trắng, ánh hồng, đường kính 1- 3mm không tan máu và không sinh sắc tố. Dùng que cấy đẩy khuẩn lạc trượt trên mặt thạch.

Moraxella catarrhalis có các tính chất sinh vật hoá học: oxydase (+), catalase (+) không lên men đường glucoza, maltoza, lactoza, sucroza.

Moraxella catarrhalis trước đây được coi là vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường ở họng mũi trẻ em. Hiện nay nó được coi là tác nhân gây bệnh chính hoặc phối hợp của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

1.6.4. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)

Tụ cầu là những cầu khuẩn đường kính từ 0.8-1 m và đứng thành từng chùm nhỏ, bắt má Gram dương, khơng cĩ lơng, khơng nha bào, thường không có vỏ.

Tụ cầu là những ký sinh ở mũi họng và có thể ở cả da, với nhiều yếu tố độc lực, chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn máu (đinh râu, hậu bối, nhiễm khuẩn huyết, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, nhiễm độc thức ăn, nhiễm khuẩn bệnh viện...). Đặc biệt trong nhiễm khuẩn bệnh viện các chủng tụ cầu có khả năng kháng thuốc rất mạnh

1.6.5. Liên cầu (Streptococci)

- Là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau, không di động đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1 m.

- Liên cầu được Brillroth mô tả lần đầu vào năm 1874.

- Năm 1880 liên cầu được phân lập bởi Pasteur.

- Năm 1919 Brown đã xếp loại liên cầu theo những hình thái tan máu khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu.

- Tan máu ( ): Vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá huỷ hoàn toàn. Gặp chủ yếu ở liên cầu nhóm A, ngoài ra còn có thể gặp ở nhóm B, C, G, F.

- Tan máu ( ): Tan máu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có vòng tan máu màu xanh, thường gặp liên cầu Viridans.

- Tan máu ( ): Xung quanh khuẩn lạc không thấy có vòng tan máu.

Hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.Gặp liên cầu nhóm D (S.faecalis).

Năm 1930 Lancefiel dựa vào kháng nguyên C(carbohydrat) của vách tế bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm A, B, C... R.

- Sherman dựa vào tính chất sinh hoá xếp liên cầu thành các nhóm:

+ Streptococcus pyogenes

+ Streptococcus viridans

+ Streptococcus faecalis (hiện nay là Enterococcus faecalis)

Về khả năng gây bệnh cho người thì liên cầu nhóm A đóng vai trò nguy hiểm nhất. Ngoài các nhiễm khuẩn tại chỗ như: Viêm họng, viêm mũi xoang, nhiễm khuẩn các vết thương, viêm tai giữa, viêm phổi... Liên cầu nhóm A còn có thể gây ra các nhiễm khuẩn thứ phát như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim cấp, viêm cầu thận, bệnh thấp tim.

1.6.6 Trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa)

- Pseudomonas aeruginosa , trước đây gọi là Bacterrium aeruginosa do Schroeter mô tả vào năm 1872. Năm 1990 Migula chuyển chúng sang Pseudomonas, từ đó vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa.

- Là trực khuẩn mủ xanh bắt màu Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thước 0.5 – 1.0 . Có một lông duy nhất ở một cực

- Cấu tạo kháng nguyên:

+ Kháng nguyên lông H: Kháng nguyên này chung cho cả giống, dễ phân hủy bởi nhiệt độ

+ Kháng nguyên thân O: Đặc hiệu cho từng typ. Bản chất là lipopolysaccharid, vững bền với nhiệt độ. Dựa vào kháng nguyên này chia trực khuẩn mủ xanh thành 12 nhóm

- Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong đất, nước, cả trên cơ thể người và động vật. Ngày nay, trực khuẩn mủ xanh là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh viện. Ngoài ra, chúng còn thường xuyên gây ra nhiễm trùng cơ hội rất khó điều trị vì chúng kháng nhiều loại kháng sinh.

- Trực khuẩn mủ xanh là loại gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị mắc những bệnh ác tính hay mạn tính, dùng lâu dài corticoid, kháng sinh hoặc các chất chống ung thư thì dễ mắc bệnh nhiễm trùng nội sinh hay ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, VI KHUẨN TRONG VIÊM mũi XOANG mạn TÍNH NHIỄM KHUẨN NGƯỜI lớn tại BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w