Độ nhậy – kháng của các vi khuẩn đối với kháng sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, VI KHUẨN TRONG VIÊM mũi XOANG mạn TÍNH NHIỄM KHUẨN NGƯỜI lớn tại BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG (Trang 74 - 78)

4.2. VI KHUẨN – KHÁNG SINH ĐỒ

4.2.3. Độ nhậy – kháng của các vi khuẩn đối với kháng sinh

Hemophilus Influenza (N=10)

Trong số 25vi khuẩn mọc, H. influenza có 10/25 trường hợp chiếm 44%. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn có độ nhậy cảm cao với kháng sinh nhóm β-lactam, cụ thể là Cephalosporin thế hệ 3 như:

Ceftazidime có độ nhậy cảm 90%, Ceftriaxone và Cefotaxime 100%. Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp và có độ nhậy cảm cao đối với vi khuẩn.

Độ nhạy cảm của H. influenza đối với nhóm Fluoroquinolones:

Moxifloxacin là 50%. Nhóm Tetracyclines: Doxycycline là 60%. Trên thực tế lâm sàng ít dùng hai nhóm kháng sinh này khi vi khuẩn đã nhậy cảm với nhóm β-lactam.

Ngoài ra kháng sinh Amoxicillin+A.Clavulanic có độ nhậy cảm cao với H. influenza là 60%, đây cũng là kháng sinh đường uống được sử dụng điều trị nhiễm trùngtrong chuyên khoa Tai Mũi Họng từ trước đến nay. Độ nhậy cảm của Amoxicillin+A.Clavulanic cao cũng giải thích cho việc sử dụng thuốc này trong nhiều nhiễm trùng vùng Tai Mũi Họng cũng như đường hô hấp trên từ trước đến nay. Việc theo dõi điều trị theo kháng sinh đồ cho thấy nhiều tiến triển tốt trên lâm sàng.

H. influenza có độ nhậy cảm thấp với nhóm β-lactam, cụ thể nhóm Penicillins: Methicillin 10%. Nhóm Carbapenems: Meropenem 10%.

Cephalosporins 1-2: Cephalothin và Cefuroxime chiếm 10%. Độ nhậy cảm của vi khuẩn đối với nhóm kháng sinh này thấp có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi có chỉ có 10 bệnh phẩm mọc H. influenza, nên chưa đánh giá hết được độ nhậy cảm của vi khuẩn này đối với các loại kháng sinh. Mặt khác có thể do các VK đã kháng với các kháng sinh nên độ nhậy cảm của vi khuẩn đối với những nhóm kháng sinh này thấp.

Theo khuyến cáo của Vi Sinh Học, khi kháng sinh đồ của vi khuẩn có độ nhậy cảm với nhóm kháng sinh phổ biến như Cephalosporin, sẽ không làm độ nhậy-kháng của vi khuẩn đối với nhóm kháng sinh khác như Carbapenems, Fluoroquinolones hay Macrolides và Lincosamides. Điều này nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng kháng sinh, giảm tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh như hiện nay. Đây cũng là lý do trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nhậy-kháng của các nhóm kháng sinh này thấp hoặc cao vì những trường hợp vi khuẩn kháng các nhóm kháng sinh β-lactam thì mới làm kháng sinh đồ ở nhóm kháng sinh tiếp theo.

M. catarrhalis ( N=2)

Kết quả trong 2 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, M. catarrhalis nhậy cảm 100% với β-lactam cụ thể là nhóm Cephalosporin thế hệ 3:

Ceftazidime và Ceftriaxone. Nhậy cảm 100% với Amoxicillin+A.Clavulanic.

Trong nghiên cứu của Trịnh Thị Hồng Loan-Phạm Bích Đào 2003[43]

M. Catarrhalis kháng với các loại kháng sinh thông thường như: Penicillin 100%, Ampicillin 100%, Chloramphenicol 100%, Ciprofloxacin 87,5%, Erythromycin 100%. Còn nhậy cảm với Cefotaxime 100%, Cephalothin 75%.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp 2 trường hợp có kết quả nuôi cấy VK mọc là M. catarrhalis trong số 25trường hợp có kết quả vi khuẩn mọc chiếm

tỷ lệ 8%. Do mẫu nghiên cứu của chúng tối thấp và tỷ lệ M. catarrhalis thấp nên chưa phản ánh đầy đủ về sự nhậy-kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh.

Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh)(N=1)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, P. aeruginosa có 1/25trường hợpcó vi khuẩn mọc chiếm 4%.

P. aeruginosa được gọi là vi khuẩn bệnh viện, nó gây nên tình trạng nhiễm trùng bệnh viện và việc điều trị vô cùng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh của P. aeruginosa.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, P. aeruginosa nhậy cảm 100% với nhóm kháng sinh Aminoglycosides, cụ thể: Gentamycin, Tobramycin, Amikacin. Kết quả này của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Hoàng Tích Huyền: Amikacin nhậy cảm 90%, Gentamycin nhậy cảm 58,9%[67], điều này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi P. aeruginosa chưa kháng kháng sinh. P. aeruginosa nhậy cảm 100% với nhóm Fluoroquinolones là Ciprofloxacin, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trịnh Thị Hồng Loan- Phạm Bích Đào 2003[43], nhậy cảm 100% với Ciprofloxacin

Kết quả này chưa phản ánh đầy đủ về độ nhậy-kháng của P. aeruginosa do mẫu nghiên cứu có vi khuẩn mọc thấp và P. aeruginosa chỉ gặp ở 1 trường hợp. mặt khác P. aeruginosa là vi khuẩn có độ kháng kháng sinh cao trong nhiều nghiên cứu trước đây.

Staphylococcus aureus ( Tụ cầu vàng)( N=11 )

Trong nghiên cứu của chúng tôi, S. aureus có 11/25 trường hợp vi khuẩn mọc chiếm 44%. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy S. aureus có độ nhậy cảm cao với nhóm Fluoroquinolones là Moxifloxacin chiếm 54.5%, nhậy cảm là Co-trimoxazol chiếm 63,6%.

Cotrimoxazol là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol (5 phần) và trimethoprim (1 phần). Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn, vì vậy gọi là nhóm ức chế con đường trao đổi chất.

S. aureus nhậy cảm thấp với những nhóm kháng sinh khác như β-

lactam, cụ thể:

Nhóm Penicillins, độ nhậy cảm của Penicillin và Methicillin chỉ đạt 9,1% và 36,4%. Nhóm Carbapenems là nhóm kháng sinh mạnh gồm Imipenem và Meropenem cũng có độ nhậy cảm 9,1% và 36,4%.

Độ nhậy cảm của S. aureus cũng không cao với nhóm Cephalosporins thế hệ2-3. Nhậy cảm với Cephalothine và Cefuroxime chỉ đạt 36,4%, với Ceftazidime đạt 18,6%.

Nhóm β-lactam có tác dụng ức chế men β-lactamase như Amo+A.clavulanic, Ampi+Sulbactam, Piper+Tazobactam cũng có độ nhậy cảm thấp với S. aureus, chỉ đạt 27,3% và 36,4%. Ngược lại có sự đề kháng cao lên tới 63,6%.

S. aureus có độ nhậy cảm thấp với hầu hết các nhóm kháng sinh hiện nay và có độ kháng cao với hầu hết các nhóm kháng sinh. S. aureus kháng nhiều nhóm kháng sinh thuộc nhóm β-lactam như: Nhóm Penicillins, độ kháng với Pennicillin tới 90,9%, với Methicillin là 63,6%. Nhóm Cephalosporins thế hệ 1-2-3 cũng có độ kháng cao trong đó Cephalothin, Cefuroxime, Ceftriaxone và Cefotaxime kháng 63,6%.

S. aureus là một vi khuẩn trong nhóm kháng kháng sinh cao nhất hiện nay, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do S. aureus kháng nhiều kháng sinh với độ kháng cao. Tình trạng này do sự lựa chọn kháng sinh trong điều trị hiện nay và bệnh viêm mũi xoang không được điều trị một cách hiệu quả, dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh cao như hiện nay.

Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi, S. aureus có 11/25 trường hợp có vi khuẩn mọc, nhưng cũng phần nào khái quát được tình trạng kháng kháng sinh của S. aureus hiện nay và khó khăn trong điều trị VMXMT nhiễm khuẩn người lớn.

Vì vậy kháng sinh đồ là chìa khóa trong việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị những vi khuẩn có độ kháng thuốc cao hiện nay như S. aureus gây VMXMT nhiễm khuẩn người lớn.

Enterobacter Cloacae(N=1)

E. Cloacae thuộc họ vi khuẩn đường ruột, nó không phải là nguyên nhân gây bệnh chính, thường kết hợp với vi khuẩn gây bệnh chính ở đường hô hấp. Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp E. Cloacae 1/25 trường hợp vi khuẩn mọc chiếm 4%.

Kết quả kháng sinh đồ cho thấy độ nhậy cảm với kháng sinh của E.

Cloacae là rất cao. E. Cloacae nhậy cảm 100% với Co-trimoxazol và kháng sinh nhóm Aminoglycosides gồm Gentramycin, Tobramycin, Amikacin. Nhóm Fluoroquinolones: Ciprofloxacin và Levofloxacin. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Bích Hường[63 ].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, VI KHUẨN TRONG VIÊM mũi XOANG mạn TÍNH NHIỄM KHUẨN NGƯỜI lớn tại BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w