ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 32 - 39)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 37 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng ATS có biểu hiện trầm cảm đáp ứng tiêu chuẩn theo ICD-10 mục F16 (hội chứng nghiện, trạng thái cai, rối loạn loạn thần…).

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu (không tuân thủ nội quy điều trị, tái sử dụng chất...).

- Bệnh nhân mắc các bệnh cơ thể nặng (bệnh cấp tính, suy gan, suy thận, tâm phế mãn), tiền sử rối loạn trầm cảm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Tại Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia.

- Thời gian: 10/2015 đến 08/2016.

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.

- Cỡ mẫu: cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là 37 bệnh nhânđược chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng ATS có biểu hiện trầm cảm thỏa mãn tiêu chẩn lựa chọn bệnh nhân.

2.2.3. Công cụ nghiên cứu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu

- Bệnh án gốc

- Test tâm lý: Beck.

2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được hỏi bệnh, khám bệnh và chỉ định các xét nghiệm theo một quy trình:

 Bước 1: Khi bệnh nhân vào viện:

- Lấy thông tin chung: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống.

- Khám tâm thần, khám toàn trạng, tiền sử các bệnh cơ thể, bệnh tâm thần, các chất gây nghiện đã sử dụng.

- Xét nghiệm nước tiểu tìm ATS bằng que thử nhanh.

 Bước 2: Phát hiện các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS qua đánh giá lâm sàng và chỉ định cho bệnh nhân làm test Beck.

- Tất cả các bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ATS vào viện đều được khám và phát hiện các triệu chứng trầm cảm:

+ Nếu bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân → lấy bệnh nhân vào nghiên cứu.

+ Nếu bệnh nhân không có triệu chứng trầm cảm → đánh giá và phát hiện các triệu chứng trầm cảm vào tuần tiếp theo

 Bước 3: Khi bệnh nhân ra viện, đánh giá lại các triệu chứng trầm cảm trên lâm sàng và trên thang Beck.

Ra viện

Có trầm cảm Không có

trầm cảm

Lấy BN vào nghiên cứu Đánh giá

tiếp

2.4. Các biến số nghiên cứu

 Các biến số chung:

+ Đặc điểm về tuổi bắt đầu sử dụng.

+ Giới nam/ nữ.

+ Trình độ học vấn (mù chữ, bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học).

+ Nghề nghiệp (thất nghiệp, lao động tự do, kinh doanh, học sinh sinh viên, cán bộ viên chức).

+ Tình trạng hôn nhân (chưa lập gia đình, đã lập gia đình, ly hôn/ ly thân).

 Các biến số về đặc điểm sử dụng ATS: lý do, địa điểm, hoàn cảnh, tần suất, thời gian và thời gian sử dụng ATS.

 Các biến số về đặc điểm lâm sàng:

- Lý do vào viện.

- Chẩn đoán lúc vào viện.

-Các triệu chứng trầm cảm:

 Các triệu chứng đặc trưng:

• Khí sắc trầm.

• Mất mọi quan tâm và thích thú.

• Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động.

 Những triệu chứng phổ biến khác là:

• Giảm sút sự tập trung và chú ý.

• Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.

• Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.

• Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan.

• Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.

• Rối loạn giấc ngủ.

• Ăn ít ngon miệng.

- Mức độ trầm cảm trên lâm sàng + Mức độ trầm cảm nhẹ:

• Phải có 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

• Có 2 trong 7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp của trầm cảm.

• Không có triệu chứng cơ thể của trầm cảm.

+ Mức độ trầm cảm vừa:

• Phải có 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng.

• Có 3 trong 7 triệu chứng phổ biến.

• Có thể có các triệu chứng cơ thể + Mức độ trầm cảm nặng:

• Có 3 trên 3 triệu chứng dặc trưng

• Có 4 trên 7 triệu chứng phổ biến.

• Có triệu chứng cơ thể

-Tần suất biểu hiện các triệu chứng trầm cảm:không có, đôi lúc hay thường xuyên.

- Thời điểm phát hiện các triệu chứng trầm cảm: vào viện, tuần 1, tuần 2,..

 Các biến số kiểm tra trắc nghiệm Beck: lúc phát hiện ra trầm cảm và ra viện

2.5. Các tiêu chuẩn trong nghiên cứu 2.5.1. Hội chứng nghiện ATS

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nghiện theo ICD-10:

1. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng chất ma túy.

2. Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng chất ma túy (về thời gian, mức độ, cách sử dụng).

3. Có hội chứng cai khi ngừng uống hay giảm sử dụng.

4. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp chất ma túy đang sử dụng 5. Xao nhãng các thú vui, thích thú trước đây để dành thời gian tìm kiếm hay sử dụng cũng như hồi phục sau tác động của chất ma túy.

6. Tiếp tục sử dụng mặc dù có các bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại do sử dụng chất ma túy đó.

Chẩn đoán nghiện khi có ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn nghiện chất đã mô tả trên xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng. Nếu 3 tiêu chuẩn đó tồn tại ít hơn 1 tháng thì cần phải lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng.

2.5.2. Hội chứng cai ATS

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai theo ICD- 10 nghiên cứu.

A. Các tiêu chuẩn chung đối với trạng thái cai phải được đáp ứng.

B. Có rối loạn khí sắc (buồn hoặc mất khoái cảm) C. Hai trong số các dấu hiệu sau phải có mặt:

• Mệt mỏi

• Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động

• Cảm giác thèm khát đối với một thuốc kích thích

• Tăng khẩu vị

• Mất ngủ hoặc ngủ nhiều

• Có các giấc mơ khó chịu hoặc kỳ quặc.

2.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn loạn thần

• Khởi phát của các triệu chứng loạn thần xảy ra trong khi sử

dụng hoặc trong vòng 2 tuần cósử dụng chất.

• Các triệu chứng phải tồn tại hơn 48 giờ.

• Các triệu chứng này kéo dài không quá 6 tháng.

Với F16.50 Rối loạn loạn thần giống tâm thần phân liệt.

F16.51 Rối loạn loạn thần với hoang tưởng chiếm ưu thế.

F16.52 Rối loạn loạn thần với ảo giác chiếm ưu thế.

F16.53 Rối loạn loạn thần chủ yếu đa dạng.

F16.54 Rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế.

F16.55 Rối loạn loạn thần với hưng cảm chiếm ưu thế.

F16.56 Rối loạn loạn thần hỗn hợp.

2.5.4. Thang điểm Beck

Bệnh nhân được chỉ định làm test Beck thao 21 mục (theo phụ lục 2).

Kết quả thang Beck:

• Điểm tổng cộng < 14 điểm: không có trầm cảm.

• Điểm tổng cộng từ 14- 19 điểm: trầm cảm nhẹ.

• Điểm tổng cộng từ 20- 29 điểm: trầm cảm vừa.

• Điểm tổng cộng từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng.

2.6. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê toán học và sử dụng chương trình SPSS 16.0

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu này đã được Hội đồng chấm Đề cương luận văn tốt nghiệp Cao học của Trường Đại học Y Hà Nội thông qua.

- Nghiên cứu được sự chấp thuận của Bộ môn Tâm thần - Trường Đại

Học Y Hà Nội, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai và phù hợp với quy định hiện hành.

- Bệnh nhân và người nhà tự nguyện tham gia nghiên cứu, các thông tin cá nhân được giữ bí mật.

- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích nâng cao nhận thức về tác hại của ATS, chất lượng chẩn đoán và điều trị.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w