Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 52 - 57)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi gặp chủ yếu ở người trẻ từ 15 -29 tuổi chiếm tỷ lệ 78,4 % đặc biệt tuổi từ 20 đến 29. Ít gặp ở lứa tuổi 40- 49. Tuổi trung bình sử dụng ATS lần đầu là 26,03 ± 7,47.

Theo nghiên cứu của Lê Minh Ngọc (2013), đối tượng nghiên cứu sử dụngATScó rối loạn loạn thần về độ tuổi: Nhóm tuổi từ 16 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất là 88,5%; đặc biệt nhóm tuổi từ 16 đến 29 chiếm tỷlệ 63,5%[41].

Theo nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013), nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 25 - 34 chiếm tỷ lệ 54,5%. Nhóm tuổi dưới 24 chiếm tỷ lệ 33,3%; nhóm tuổi trên 35 chiếm tỷ lệ 12,2%. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 27,36 ± 6,19 [42].

Trong nghiên cứu của Dyer (2005), nhóm tuổi sử dụng nhiều nhất là 18 đến 34, tuổi trung bình của nghiên cứu là 26,6 ± 0,4[17]. Kedia S. và cộng sự (2007) nghiên cứu ở Mỹ cho kết quả như sau: Nhóm tuổi sử dụng ATS cao nhất là nhóm từ 18-34 chiếm tỷ lệ 44,9%. Nhóm thấp nhất là dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 10% [44].

Trong nghiên cứu củatôi đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ ở nhóm tuổi từ 16 đến 29 chiếm tỷ lệ cao nhất 78,4% so với nhóm tuổi khác, và không khác biệt nhiều so với các nghiên cứu trên. Ở lứa tuổi này thuộc giai đoạn nhạy cảm nhất của cuộc đời, giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành về mặt thể chất, tâm thần và trí tuệ. Cũng là giai đoạn các thay đổi nhân cách diễn ra nhanh chóng, hoạt động tâm lý thường mang tính chất tự khẳng định mình.Phần lớn trong độ tuổi này tách dần khỏi sự phụ thuộc vào bố mẹ và bắt đầu tự kiếm

tiền lo cho cuộc sống của bản thânnên gặp không ít khó khăn.

4.1.2. Giới tính

Qua biểu đồ 3.1, người sử dụng ATS chủ yếu là nam giới, chiếm tới 97,3%, trong khi đó nữ giới chỉ gặp có 1 trong số 37 đối tượng nghiên cứu chiếm 2,7%.

Nghiên cứu của Lê Minh Ngọc (2013),bệnh nhân sử dụngATSchủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 96,2 %. Nữ giới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 3,8%.

Tỷ lệnữ/nam là 1/26 [41].Nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013), người sử dụng ATS chủ yếu là nam giới, chiếm tỷ lệ 94% [42].

Trong nghiên cứu McGergor và cộng sự (2005) tại Thái lan, cho thấy tỷ lệ sử dụng ATS chủ yếu là nam giới chiếm 95%. Nhưng một nghiên cứu khác của tác giả này, thực hiện tại Sydney (Úc) đưa ra tỷ lệ nam giới sử dụng ATS là 55% và nữ giới là 45% [29]. Kedia S. và cộng sự ((2007) nghiên cứu ở Mỹ cho kết quảtỷ lệ nam giới sử dụng ATS là 68,9 %, còn tỷ lệ nữ giới là 31,1%[44]. Rusch M.L và cộng sự (2009) nghiên cứu tại Tijuana, Mexico có tới 85% đối tượng sử dụng ATS là nam giới, chỉ có 15% là nữ giới [45].

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự như các nghiên cứu khác.

Nhưng có một tỷ lệ cao hơn về nữ giới sử dung ATS ở các nước phát triển, có lẽ do văn hoá, quan điểm, thói quen khác nhau giữa nước phát triển và các nước đang phát triển.

Qua kết quả nghiên cứu này cảnh báo là phụ nữ cũng đã tham gia sử dụng ATS, đây có thể là tác động của sự giao lưu văn hóa, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Phụ nữ ngày càng có vai trò tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội và chịu nhiều áp lực của cuộc sống, họ cũng có nhu cầu muốn giải tỏa những áp lực, căng thẳng.

4.1.3. Trình độ học vấn

Ở nghiên cứu của chúng tôi, nhóm trí thức trình độ đại học/ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp 21,6%; chủ yếu là nhóm có trình độ hết trung học phổ thông, trung học cơ sở chiếm 78,3%.

Trong nghiên cứu của Lê Minh Ngọc (2013), bênh nhân sử dụngATSchủ yếu vẫn là nhóm có trình độ hết trung học phổ thôngchiếm 28,8%, trung học cơ sở xấp xỉ 48,2% [41].

Nghiên cứu của McGregor (2005) tại Thái Lan cho thấy đối tượng ở nhóm trung học cơ sở chiếm 67%, nhóm đại học chiếm 5%[29]. Kết quả nghiên cứu của Dyer (2005) tại Úc, đối tượng thuộc nhóm trung học phổ thông chiếm tỷ lệ nhiều nhất 77%[17].Sherman S.G và cộng sự (2009) tại Thái Lan thì trình độ học vấn của người sử dụng ATS ở mức thấp, chỉ có 39%

đang học trung học phổ thông [46].

Trong kết quả nghiên cứu của Lawyer G. và cộng sự tại Nauy (2010) thì giáo dục trung học là 50%, trung học phổ thông là 45%, đại học 5%[47].DeSantis S.M và cộng sự (2010) nghiên cứu ở Mỹ có 54,5% đối tượng đã hoàn thành trung học phổ thông [33].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về trình độ học vấn cũng tương tự các nghiên cứu khác. Đa số đối tượng sử dụng ATS có trình độ học vấn ở mức thấp chỉ mới hoàn thành hoặc chưa hoàn thành trung học phổ thông, rất ít đối tượng có trình độ đại học hay sau đại học. Lứa tuổi học xong cấp trung học cơ sở là lứa tuổi trẻ này cần tiếp tục được học tập, lao động. Đây cũng là lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý. Vì thế nếu không được giáo dục đúng đắn, nhóm tuổi này dễ bỏ học, chơi bời lêu lổng dẫn đến sử dụng chất.

4.1.4. Nghề nghiệp

Ở nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân thất nghiệp và lao động tự do chiếm tỷ lệ cao 75,7%; học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp 5,4%.

Nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013) phần lớn người sử

dụng ATS là nhóm thất nghiệp và lao động tự do chiếm tỷ lệ 66,6%. Đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 15,2% [42].

Trong nghiên cứu của McGregor (2005), cho thấy nhóm thất nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, tương ứng là 95% và 76% [29]. Nghiên cứu của Dyer (2005) đối tượng sử dụng ATS thất nghiệp chiếm tỷ lệ 65%, sinh viên chiếm 11%, công nhân chiếm 24% [17]. Theo Kenny P. (2011) có tới 66% đối tượng sử dụng ATS đã thất nghiệp tại thời điểm điều tra [48]. Trong nghiên cứu của Sherman S.G (2009) có 52% trong nhóm sử dụng ATS là thất nghiệp, 7% là không có công việc ổn định và 41% là có công việc ổn định [46].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân sử dụng ATS là thất nghiệp và lao động tự do chiếm 75,7% cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Qua đây ta thấy công việc của bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng chất. Không có việc làm ổn định hay thất nghiệp dễ dẫn đến sử dụng chất và các tệ nạn xã hội khác. Hoặc khi sử dụng chất rồi, phần lớn thời gian các đối tượng dành cho việc tìm kiếm và sử dụng chất nên họ chểnh mảng, không tập trung vào công việc và học tập, không tuân thủ được nội quy nơi làm việc, học tập dễ dẫn tới mất việc hoặc phải bỏ học. Có thể nói lao động và nghề nghiệp của đối tượng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sử dụng chất.

4.1.5. Tình trạng hôn nhân

Ở nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng hôn nhân của bệnh nhân phần lớn là chưa lập gia đình tỷ lệ 70,3%; đang sống ly thân hoặc ly hôn chiếm tỷ lệ thấp 8,1%. Kết quả này tương tự như các kết quả nghiên cứu khác.

Nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013), phần lớn bệnh nhân chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ 69,7%; đã lập gia đình chiếm 18,2%; ly thân hoặc ly hôn chiếm tỷ lệ 12,1% [42].

Tại Los Angeles, Shoptaw S. (2008) nhóm đã kết hôn chiếm tỷ lệ 25%,

nhóm chưa kết hôn chiếm 47,2%; nhóm đối tượng ly hôn chiếm 27,8% [31].

Trong nghiên cứu của McGregor (2005) đưa ra tỷ lệ đối tượng chưa kết hôn chiếm 95% [29]. Còn trong nghiên cứu của Dyer (2005) thì đối tượng chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 75%. Theo nghiên cứu của Lawyer G. (2010) thì tỷ lệ lập gia đình ở người sử dụng chất là 30%; ly dị là 47,5% và chưa lập gia đình là 22,5% [47].

Tỷ lệ ly thân hay ly hôn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu của các nước phương Tây. Điều này có thể do lối sống của người phương Tây trong hôn nhân là khác với người Á Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, khi chồng hay vợ sử dụng các chất ma túy thì ít khi xảy ra ly thân hay ly hôn vì con cái, vì tập quán, đạo đức xã hội…

Đối tượng chưa lập gia đình trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao, tương đương với nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc và các nghiên cứu khác, có thể nói việc sử dụng ATS cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng gia đình, hoặc có thể việc sử dụng ATS làm cho họ không muốn hoặc giảm cơ hội lập gia đình.

4.1.6. Lý do, địa điểm và hoàn cảnh sử dụng ATS

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, lý do sử dụng ATS chủ yếu là do bạn bè rủ dùng chiếm 62,2%; do tò mò muốn dùng thử chiếm 21,6%. Nhóm bệnh nhân sử dụng ATS cùng bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,5%; sử dụng một mình chiếm tỷ lệ 13,5%. Và phần lớn bệnh nhân sử dụng ATS ở nhà riêng chiếm tỷ lệ là 48,6%; tiếp đó là sử dụng ở nhà nghỉ (29,7%); sử dụng ở quán bar/ karaoke, vũ trường có tỷ lệ (21,6%). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của các nghiên cứu khác.

Nghiên cứu của Bùi Văn San (2013) cho thấy do bạn bè rủ dùng chiếm 65,5%; do tò mò có 27,8%; có lý do buồn chán dẫn tới sử dụng chất chiếm 7,7% [49].

Kết quả nghiên cứu của Cheng-Fang Yen tại Đài Loan (2006) thấy các

đối tượng sử dụng ATS có tới 74% bạn bè có sử dụng ATS [50].

Theo nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013) đối tượng nghiên cứu thường sử dụng ATS cùng bạn bè chiếm 63,6%; nhóm thường sử dụng một mình chiếm 36,4%. Và địa điểm sử dụng ATS thường xuyên ở nhà riêng chiếm tỷ lệ cao nhất 42,4%; sử dụng thường xuyên ở các quán bar hay vũ trường chiếm 30,3%; sử dụng thường xuyên ở nhà nghỉ chiếm 27,3% [42].

Những bệnh nhân sử dụng ATS có xu hướng tụ tập, sử dụng cùng nhau, do giá thành của ATS cao hơn các chất gây nghiện khác như rượu, thuốc lá, heroin. Việc sử dụng ở vũ trường/ quán bar có tác dụng kích thích bệnh nhân nhảy múa không mệt mỏi, có cảm giác dễ gần với mọi người xung quanh.

Tỷ lệ sử dụng tại nhà riêng của bệnh nhân hoặc nhà riêng của bạn nghiện chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có lẽ trong thời gian gần đây, công cuộc truy quét và khám xét các câu lạc bộ, vũ trường và nhà nghỉ được tăng cường, thực hiện gắt gao bởi các chính sách mới của nhà nước. Đã khiến các đối tượng này chuyển đổi địa điểm ở nhà riêng để an toàn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w