Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 57 - 69)

Trong 63 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng ATS có 37/63 bệnh nhân có trầm cảm chiếm 58,7%; không có trầm cảm chiếm 41,3%. Và 37 bệnh nhân này vào viện đều được chẩn đoán rối loạn loạn thần, trong đó rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế là 24,3%; hoang tưởng chiếm ưu thế chiếm 29,7 %; với ảo giác chiếm ưu thế 45,9%,

Nghiên cứu Lê Minh Ngọc (2013), bệnh nhân có chẩn đoán rối loạn loạn thần do sử dụng ATS với hoang tưởng chiếm ưu thế chiếm tỷ lệ 55,8%;

với ảo giác chiếm ưu thế chiếm tỷ lệ 34,6%; với trầm cảm chiếm ưu thế hoặc có triệu chứng tâm thần phân liệt ít gặp chiếm tỷ lệ dưới 10% [41]. Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thu (2015) các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS chủ

yếu là trạng thái loạn thần chiếm 82,9% [43].

Kết quả điều tra Dich tễ học Quốc gia gần đây về rượu và các điều kiện liên quan (2008) Mỹ, có 51% người trưởng thành phụ thuộc methamphetamin có trầm cảm; 23,5% có rối loạn khí sắc [36]. Zweben (2004) nghiên cứu 1016 người sử dụng methamphetamin, tỷ lệ cao các triệu chứng tâm thần được báo cáo như trầm cảm, các triệu chứng lo âu, loạn thần [4].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng bệnh nhân sử dụng amphetaminchủ yếu vào viện khi có các triệu chứng loạn thần rõ rệt, ảnh hưởng đến cảm xúc hành vi của bệnh nhân. Trái lại ở những bệnh nhân nghiện heroin thì không xuất hiện các triệu chứng loạn thần mà phần lớn là họ vào viện cai chủ động, tự nguyện. Do vậy, phần lớn các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS bị bỏ sót ngay lúc đầu vào viện, và thường được phát hiện trong quá trình theo dõi, điều trị các rối loạn loạn thần khác. Khi đó triệu chứng trầm cảm cũng đã tồn tại một thời gian tương đối dài ở bệnh nhân.

4.2.2. Đặc điểm về lý do vào viện ở bệnh nhân rối loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 9 bệnh nhân rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế, và lý do các bệnh nhân vào viện chiếm tỷ lệ cao là rối loạn giấc ngủ (44,4%); tiếp đó là buồn chán, mệt mỏi nhiều (22,2%); có ý tưởng tự sát (22,2%); có 1 bệnh nhân có hành vi tự sát (11,1%).

Các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS tuy rất đa dạng, nhưng lại khó phát hiện và đánh giá lâm sàng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân đến viện với các triệu chứng trầm cảm (24,3%), và phần lớn trong số họ than phiền về rối loạn giấc ngủ, buồn chán,cảm giác tội lỗi, có những suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng tự sát. Có 1 bệnh nhân vào viện trong tình trạng có hành vi tự sát do hoang tưởng bi tội chi phối. Và khi phỏng vấn các bệnh nhân này chúng tôi nhân thấy chiếm số nhiều trong số họ đã có thời gian sử dụng ATS tương đối lâu dài, các triệu chứng trầm cảm xuất hiện trong thời gian tương

đối dài, nhưng bệnh nhân không đến viện điều trị do bệnh nhân không nhận thức được trầm cảm đó là do sử dụng chất gây ra. Do vậykhi các triệu chứng trầm cảm xuất hiện, bệnh nhân thường chỉ nghĩ đếnsử dụng lại chất, để được tận hưởng cảm giác “phê”, để quên đi các cảm xúc tiêu cực của bản thân. Cứ như vậy, trong thời gian dài, tính chất và mức độ trầm cảm của bệnh nhân càng nặng nề hơn.

4.2.3. Thời điểm phát hiện triệu chứng trầm cảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi,các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS được phát hiện trên lâm sàng ngay khi vào viện chiếm tỷ lệ thấp 29,7%; chủ yếu được phát hiện vào các tuần sau vào viện chiếm 70,3% (trong đó ở tuần 1 là 32,4%; tuần 2 là 24,3%; tuần 3 là 13,5%).

Các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS được phát hiện ngay thời điểm vào viện phần lớn ở bệnh nhân vào viện với chẩn đoán rối loạn loạn thần do sử dụng ATS với trầm cảm chiếm ưu thế. Còn các trường hợp bệnh nhân sử dụng ATS có triệu chứng trầm cảm phát hiện ở những tuần sau khi vào viện, các triệu chứng trầm cảm thường bị che lấp bởi các triệu chứng rối loạn tâm thần khác như hoang tưởng, ảo giác hay kích động. Vì vậy, trong thực hành lâm sàng chúng ta cần khám và đánh giá bệnh nhân sử dụng ATS một cách toàn diện nhất, tránh bỏ sót triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng trầm cảm.

4.2.4. Tính chất xuất hiện triệu chứng trầm cảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng trầm cảm xuất hiện từ từ chiếm chủ yếu với tỷ lệ 73%, xuất hiện đột ngột chiếm tỷ lệ 21,6%, và thấp nhất là không rõ từ giờ chiếm 5,4%.

Các biểu hiện cấp tính đột ngột của trầm cảm thường liên quan đến việc bệnh nhân đang sử dụng ATS liều cao, thường xuyên sau bệnh nhân ngừng ừng hay giảm đột ngột. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân sử

dụng thường xuyên, đều đặn hàng tuần chiếm tỷ lệ cao 54,1%, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện cấp tính của trầm cảm không nhiều.

Bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm từ từ là 27 bệnh nhân chiếm 73%, có thể đây là các bệnh nhân có trầm cảm do sử dụng ATS thường xuyên đều đặn.

Khi giảm hay ngừng sử dụng ATS cũng gây tình trạng giảm tương đối các chất dẫn truyền thần kinh trong não (dopamin, serotonin, noradrenalin).

Dopamin điều khiển chuyển động, sự chú ý, trí nhớ và hành vi có mục đích.

Noradrenalin kích thích hệ thần kinh trung ương, tham gia vào chức năng của tim và máu lưu thông, tập trung, chú ý, học tập và trí nhớ. Serotonin tham gia vào một loạt các hoạt động quan trọng bao gồm kiểm soát của khí sắc, thèm ăn,giấc ngủ, suy nghĩ và nhận thức, chuyển động vật lý, điều chỉnh nhiệt độ, huyết áp, cảm giác đau và hành vi tình dục. Khi các chất dẫn truyền trong não này giảm sẽ liên quan nhiều đến sự xuất hiện triệu chứng trầm cảm [51].

4.2.5. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm đều gặp phổ biến ở các bênh nhân, khí sắc trầm chiếm 78,4%; mất quan tâm thích thú chiếm 67,6%; giảm năng lượng hoạt động chiếm 64,9%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như các kết quả khác.

Nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013), các biểu hiện triệu chứng của trầm cảm phần lớn là giảm quan tâm thích thú hoặc giảm năng lượng chiếm tỷ lệ 78,8%; khí sắc trầm chiếm tỷ lệ 75,8% [42]; của Trần Thị Hồng Thu (2015), các biểu hiện giảm năng lượng và dễ mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 94,73%; khí sắc trầm chiếm tỷ lệ 78,94%; giảm quan tâm thích thú cũ chiếm tỷ lệ 68,42% [43].

Nghiên cứu của Thomas F.Newton tại Mỹ (2004), các đối tượng nghiên cứu có biểu hiện khí sắc trầm chiếm tỷ lệ 50% [52].Theo dõi biểu hiện cảm xúc của đối tượng sau ngừng sử dụng ATS trong nghiên cứu của Cantwell tại

Mỹ (1998) cho thấy tỷ lệ triệu chứng trầm cảm chiếm 50%, cảm giác mất năng lượng hoạt động chiếm tỷ lệ 22% [18].

Trên lâm sàng, các triệu chứng mất quan tâm thích thú cũ, giảm năng lượng hoạt động có biểu hiện thường xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn. Còn khí sắc trầm theo đánh giá lâm sàng biểu hiện đôi lúc chiếm tỷ lệ cao 56,2%.

Một mô hình nghiên cứu về trạng thái cai các chất kích thích (bao gồm cả ATS) dựa trên mô hình suy giảm kép đã được đề xuất bởi Rothman và cộng sự (2000). Theo mô hình nghiên cứu này, giảm thích thú và chậm chạp tâm thần vận động được quan sát trong cai liên quan tới giảm nồng độ Dopamin.

Trong khi đó, khí sắc trầm, ý tưởng ám ảnh và giảm khả năng kiểm soát xung động liên quan giảm chức năng của hệ Serotonin [53]

Khi sử dụng ATSthường xuyên gây tổn hại đến các chất dẫn truyền thần kinh (dopamin, serotonin, noradrenalin), tổn hại đến sự dẫn truyền các chất này đồng thời gây tổn thương não bộ. Có tình trạng giảm tương đối các chất dẫn truyền thần kinh trong não khi giảm hay ngừng sử dụng ATS. Khi lượng serotonin, dopamin, noradrenalin giảm gây khí sắc trầm, giảm quan tâm thích thú cũ và mệt mỏi giảm năng lượng hoạt động. Các triệu chứng trầm cảm xuất hiện trong hội chứng cai ATS và trầm cảm nội sinh có biểu hiện gần giống nhau như: chậm chạp tâm thần vận động, giảm năng lượng tăng mệt mỏi, giảm quan tâm thích thú, cảm giác bi quan tội lỗi. Angrist đã chỉ ra một số sự khác biệt về triệu chứng giữa 2 trạng thái đó: tăng cảm giác ngon miệng và ngủ nhiều gặp trong cai ATS còn giảm cảm giác thèm ăn và mất ngủ thường gặp trong trầm cảm nội sinh. Cả trầm cảm nội sinh và trầm cảm do chất đều gây ra giảm năng lượng hoạt động. Trầm cảm nội sinh gây giảm năng lượng hoạt động gấp 13 lần, trầm cảm do chất gấp 7 lần so với người không trầm cảm [5].

4.2.6. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng phổ biến của trầm cảm chiếm tỷ lệ cao là giảm tập trung chú ý (78,4%); nhìn tương lai ảm đạm bi quan (50,1%); rối loạn giấc ngủ (59,5%); bên cạnh đó có 11 bệnh nhân có ý tưởng tự sát chiếm 29,7%; đặc biệt có 1 bệnh nhân có hành vi tự sát do hoang tưởng bị tội.

Trong nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013), giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ 69,7%; có ý tưởng bị tội chiếm tỷ lệ 57,6%; có 36,4%

bệnh nhân có ý tưởng tự sát [42]; của Trần Thị Hồng Thu (2015) có 63,15%;

giảm tập trung chú ý, nhìn tương lai bi quan, ảm đạm chiếm tỷ lệ 31,57% và có 10,52% bệnh nhân có ý tưởng tự sát [43].

Theo Zweben (2004) nghiên cứu 1016 người sử dụng methamphetamin tỷ lệ toan tự sát chiếm 27% [4]. Trong nghiên cứu của Dyer (2005), sau ngừng sử dụng chất các đối tượng biểu hiện triệu chứng trầm cảm trong cai chiếm tỷ lệ 64%, ý tưởng tự sát chiếm tỷ lệ 19% [17]. Nghiên cứu của Glasner- Edwards và cộng sự (2008) tại Mỹ có gần một phần ba (n = 151; 28,7%) của 526 người phụ thuộc methamphetamin có ý tưởng tự sát [54].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đã được hỏi về tiền sử và được loại trừ các bệnh lý trầm cảm trước đó. Vì vậy trên thực hành lâm sàng, khi chẩn đoán các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS cần lưu ý tới các triệu chứng trầm cảm. Một số triệu chứng nguy hiểm cần được quan tâm và phát hiện sớm đó là ý nghĩ bi quan, cảm giác có tội lỗi và ý tưởng tự sát, đây là các dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới hành vi tự sát, huỷ hoại bản thân.

4.2.7. Đặc điểm về mức độ trầm cảm trên lâm sàng và thang Beck tại thời điểm phát hiện ra trầm cảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm phát hiện ra trầm cảm, ngoài đánh giá mức độ trầm cảm trên lâm sàng thì chúng tôi có sử dụng thêm

thang đánh giá trầm cảm Beck. Mức độ trầm cảm đánh giá trên lâm sàng và trên thang Beck cho kết quả gần giống nhau: chủ yếu là mức độ trầm nhẹ và vừa (trầm cảm nhẹ trên lâm sàng 48,6%; trên thang Beck 43,2%; trầm cảm vừa trên lâm sàng 27%; trên Beck 35,2%). Trầm cảm nặng chiếm tỷ lệ ít hơn (lâm sàng 24,3%; trên Beck 21,6%).

Nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013), các Đđối tượng nghiên cứu được đánh giá trầm cảm theo thang Beck, phần lớn có mức độ trầm cảm là nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ 42,5%; trầm cảm mức độ nặng chiếm tỷ lệ 24,2%; không có trầm cảm chiếm tỷ lệ 24,2% [42].

Trong nghiên cứu của McGregor (2005) trầm cảm được đánh giá qua thang Beck với trầm cảm vừa chiếm tỷ lệ 48%, mức độ nặng chiếm tỷ lệ 24%, mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 14%, không trầm cảm chiếm tỷ lệ 14%. Triệu chứng trầm cảm này thuyên giảm sau 1- 2 tuần, một số bệnh nhân triệu chứng này kéo dài hơn 3 tuần [29].

Giải thích sự khác biệt giữa tỷ lệ các mức độ trầm cảm của các nghiên cứu trên có thể do nhiều nguyên nhân trong đó các nghiên cứu tiến hành ở các địa điểm, các mốc thời gian, các cỡ mẫu khác nhau và đồng thời các nhóm đối tượng không giống nhau. Vì vậy, với kết quả này chúng tôi chưa nhận định tỷ lệ chính xác các mức độ trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin cũng như sự tăng hay giảm của mỗi mức độ trầm cảm so với các nghiên cứu khác. Chúng tôi chỉ nêu ra kết quả một cách khái quát chung về các mức độ trầm cảm trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu này, ngoài đánh giá lâm sàng chúng tôi có sử dụng thang đánh giá trầm cảm Beck để cho sự đánh giá các triệu chứng trầm cảm và các mức độ trầm cảm sao toàn diện và khách quan nhất. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các mức độ trầm cảm trên lâm sàng và thang đánh giá Beck gần như giống nhau Vì vậy ngoài đánh giá lâm sàng, các thầy thuốc có thể chọn thang đánh giá Beckđể đánh giá trầm cảm ở các bệnh nhân sử dụng ATS.

4.2.8. Ảnh hưởng của trầm cảm đến hành vi của bệnh nhân

Theo nghiên cứu của chúng tôi ảnh hưởng của trầm cảm đến hành vi của bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao là bệnh nhân khó chịu muốn sử dụng lại chất chiếm 94,6 %, gặp ít là bệnh nhân thờ ơ với xung quanh chiếm 32,4 %.

Khi phỏng vấn chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân khi xuất hiện các triệu chứng trầm cảm thường khó chịu, muốn tìm cách để vượt qua được những cảm xúc đó nhưng thường thất bại, đa phần họ muốn quay sử dụng lại chất để được “ phê”, để vượt qua được các triệu chứng trầm cảm.Ở người sử dụng methamphetamin thường xuyên gây tổn hại đến các monoamin như serotonin, norepinephrin và dopamin, gây tổn hại trầm trọng lên hệ viền, điều hòa cảm xúc cũng như khả năng tự kiểm soát, động lực và nhận thức, các stress tâm lý. Những thay đổi này làm cho người sử dụng methamphetamin không thể cảm thấy thoải mái khi không có chất, có thể đây là lý do dẫn đến trầm cảm nặng, họ thèm nhớ chất nhiều hơn [55].

Những lý do đó càng thôi thúc bệnh nhân quay sử dụng lại chất. Trong quá trình chúng tôi nghiên cứu, theo dõi và đánh giá có 3 bệnh nhân phải nhập viện lại điều trị do sau khi ra viện bệnh nhân tái sử dụng chất

4.2.9. Trầm cảm với thời gian sử dụng ATS

Trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ trầm cảm nhẹ và vừa xuất hiện chủ yếu trên những bệnh nhân có tiền sử sử dụng ATS từ 1 đến 3 năm chiếm 68,7%; trầm cảm mức độ nặng gặp nhiều nhất ở bệnh nhân có thời gian sử dung ATS trên 3 năm chiếm 62,5%.

Theo nghiên cứu của Sekine (2001), nếu tiếp tục sử dụng và tăng liều ATS sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm do sự suy giảm chất dẫn truyền thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh serotonin bị suy giảm trầm trọng và kéo dài nhiều tháng sau khi ngưng ATS, đặc biệt cấu trúc hệ viền và vùng não trước trán [24]. Theo Nguyễn Kim Việt (2000), những bệnh

nhân sử dụng liều cao kéo dài thì trầm cảm trong trạng thái cai rất nặng nề, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát [2].

Triệu chứng trầm cảm thường biểu hiện rõ khi bệnh nhân giảm hoặc ngừng sử dụng ATS.Số năm nghiện ATS có liên quan tới mức độ biểu hiện triệu chứng cai. Có thể ở những bệnh nhân nghiện ATS với thời gian ngắn thì các triệu chứng cai nhẹ và không được để ý tới. Số năm sử dụng ATS càng dài, chứng tỏ sự lệ thuộc càng lớn, các triệu chứng cai càng nặng nề hơn. Đặc biệt là triệu chứng trầm cảm.

4.2.10. Trầm cảm với tần suất sử dụng ATS

Trong nghiên cứu của chúng tôi,bệnh nhân sử dụng hàng tuần và hàng tháng là chủ yếu. Trầm cảm nhẹ gặp nhiều ở bệnh nhân có tần suất sử dụng ATS hàng tuần và hàng tháng chiếm tỷ lệ 93,7%; trầm cảm vừa chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân có sử dụng ATShàng tuần chiếm 69,2%; trầm cảm nhẹ và vừa ít gặp ở nhóm bệnh nhân sử dụng ATS hàng ngày. Có 8 bệnh nhân trầm cảm nặng thì phần lớn sử dụng ATS hàng ngày và hàng tuần chiếm 87,5%.

Có lẽ một trong các lý do nhiều bệnh nhân không sử dụng thường xuyên là: ATS không phải lúc nào cũng có thể tìm được, giá thành cao, một phần cũng vì hội chứng cai ATS không rầm rộ về mặt cơ thể và có thể xuất hiện muộn vài ngày sau ngừng thuốc, đặc biệt là triệu chứng trầm cảm và lo âu. Do vậy mà bệnh nhân có thể chịu đựng được tình trạng thiếu thuốc vài ngày mà không cần dùng thường xuyên.

Đặc điểm này khác biệt so với nghiện các chất dạng thuốc phiện, bệnh nhân thường xuyên phải tìm kiếm và sử dụng chất dạng thuốc phiện, heroin.

Và tần xuất sử dụng tăng dần, nhiều lần trong ngày mới đạt được hiệu quả mong muốn. Bởi thời gian bán hủy của các chất dạng thuốc phiện là ngắn, và hội chứng cai rầm rộ khiến bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w