CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở BN sử dụng ATS
Bảng 3.6. Đặc điểm chẩn đoán khi vào viện
Đặc điểm chẩn đoán n=63 %
Rối loạn tâm thần không có tr/c trầm cảm 26 41,3
Rối loạn tâm thần có triệu chứng trầm cảm 37 58,7 Các chẩn đoán rối loạn tâm thần có trầm cảm n=37 % Rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế 17 45,9 Rối loạn loạn thần với hoang tưởng chiếm ưu thế 11 29,7 Rối loạn loạn thần với ảo giác chiếm ưu thế 9 24,3 Nhận xét:
Trong 63 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng ATS có 37/63 bệnh nhân cótrầm cảm chiếm 58,7%; không có trầm cảm có 41,3%.
Trong 37 bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ATS có trầm cảm vào viện đều được chẩn đoán rối loạn loạn thần, trong đó trầm cảm chiếm ưu thế chiếm 24,3%; hoang tưởng chiếm ưu thế chiếm 29,7 %;ảo giác chiếm ưu thế chiếm 45,9 %.
3.2.2. Đặc điểm vềlý do vào viện của bệnh nhân rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế
Bảng 3.7. Đặc điểm về lý do vào viện
Lý do vào viện n Tỷ lệ %
Buồn chán, mệt mỏi nhiều 2 22,2
Rối loạn giấc ngủ 4 44,4
Có ý tưởng tự sát 2 22,2
Có hành vi tự sát 1 11,1
Tổng số 9 100
Nhận xét:
Trong 9 bệnh nhân rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế, lý do bệnh nhân vào viện chiếm tỷ lệ cao là rối loạn giấc ngủ (44,4%); tiếp đó là
buồn chán, mệt mỏi nhiều (22,2%); có ý tưởng tự sát (22,2%); có 1 bệnh nhân có hành vi tự sát (11,1%).
3.2.3.Thời điểm phát hiện các triệu chứng trầm cảm
Biểu đồ 3.2.Thời điểm phát hiện các triệu chứng trầm cảm Nhận xét:
Các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS được phát hiện trên lâm sàng ngay khi vào viện chiếm tỷ lệ thấp 29,7%; chủ yếu được phát hiện vào các tuần sau vào viện chiếm 70,3% (trong đó ở tuần 1 là 32,4%; tuần 2 là 24,3%; tuần 3 là 13,5%).
3.2.4. Tính chất xuất hiện của triệu chứng trầm cảm Bảng 3.8. Tính chất xuất hiện của tr/c trầm cảm
Tính chất xuất hiện n Tỷ lệ %
Từ từ 27 73
Đột ngột 8 21,6
Không rõ từ bao giờ 2 5,4
Tổng số 37 100
Nhận xét:
Các triệu chứng trầm cảm xuất hiện từ từ chiếm chủ yếu với tỷ lệ 73%, xuất hiện đột ngột chiếm tỷ lệ 21,6%, và thấp nhất là không rõ từ giờ chiếm 5,4%.
3.2.5. Các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng trầm cảm Nhận xét:
Các biểu hiện trầm cảm chủ yếu là khí sắc trầm (78,4%); mất quan tâm thích thú cũ (67,6%); giảm năng lượng hoạt động (64,9%); giảm tập trung chú ý (78,4%); rối loạn giấc ngủ (59,5%); có ý tưởng bị tội (51,4%); ăn mất ngon miệng (51,4%); có 29,7% bệnh nhân có ý tưởng tự sát và có 1 trường hợp bệnh nhân có hành vi tự sát do hoang tưởng bị tội chi phối (2,7%).
3.2.6. Tần suất biểu hiện các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
Bảng 3.9.Tần suất biểu hiện các triệu chứng đặc trưng Tần suất
Triệu chứng
Không có Đôi lúc Thường xuyên
n % n % n %
Khí sắc trầm 8 21,6 21 56,8 8 21,6
Mất quan tâm, thích thú cũ 12 32,4 10 27 15 40,5
Giảm năng lượng HĐ 13 35,1 9 24,3 15 40,5
Nhận xét:
Trên lâm sàng, tần suất biểu hiện thường xuyên gặp nhiều ở mất quan tâm thích thú cũ hay giảm năng lượng hoạt động (40,5%); biểu hiện đôi lúc gặp chủ yếu ở khí sắc trầm (56,8%).
3.2.7.Tần suất biểu hiện các triệu chứng phổ biến của
trầm cảm
Bảng 3.10.Tần suất biểu hiện các triệu chứng phổ biến Tần suất
Triệu chứng
Không có Đôi lúc Thường xuyên
n % n % n %
Giảm tập trung, chú ý 8 21,6 18 48,6 11 29,7
Giảm tính tự trọng, lòng tự tin 21 56,8 7 18,9 9 24,3
Có ý tưởng bị tội 18 48,6 4 10,8 15 40,5
Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan 17 45,9 18 48,6 2 5,4
Ý tưởng tự sát 26 70,3 2 5,4 9 24,3
Rối loạn giấc ngủ 18 48,6 14 37,8 5 13,5
Ăn mất ngon miệng 4 10,8 28 75,7 5 13,5
Nhận xét:
- Các triệu chứng giảm tập trung chú ý, giảm lòng tự trọng, tính tự tin, rối loạn giấc ngủ và ăn mất ngon miệng ở mức độ có biểu hiện chiếm tỷ lệ cao.
- Trên lâm sàng, tần suất biểu hiện thường xuyên gặp nhiều ở triệu chứng ý tưởng bị tội (40,5%); ý tưởng tự sát (24,3%); giảm tính tự trọng, tự tin (24,3%). Biểu hiện đôi lúc gặp nhiều ở giảm tập trung chú ý (48,6%), rối loạn giấc ngủ (37,8%); ăn mất ngon miệng (75,7%).
3.2.8. Tần suất biểu hiện triệu chứng cơ thể của trầm cảm
Bảng 3.11.Tần suất biểu hiện triệu chứngcơ thể Tần suất
Triệu chứng
Không có Đôi lúc Thường xuyên
n % n % n %
Mất quan tâm, ham thích trong HĐ
hàng ngày gây ham thích 9 24,3 25 67,6 3 8,1
Không có phản ứng cảm xúc với sự
kiện, môi trường 27 73,0 10 27,0 0 0
Thức dậy sớm ít nhất 2 giờ so với
bình thường 14 37,8 22 59,5 1 2,7
Trầm cảm nặng đi đôi với hoang 35 94,6 2 5,4 0 0
tưởng, ảo giác buộc tội, sám hối Chậm chạp tâm lý vận động hoặc
kích động, hay sững sờ 19 51,4 17 45,9 1 2,7
Không hoặc từ chối ăn 24 64,9 14 37,8 9 24,3
Sút cân 19 51,4 16 43,2 2 5,4
Giảm hoặc mất dục năng 18 48,6 18 48,6 1 2,7
Nhận xét:
Các triệu chứng cơ thể không biểu hiện chiếm chủ yếu, tiếp đó là biểu hiện đôi lúc: Mất quan tâm, ham thích trong hoạt động hàng ngày gây ham thích (67,6%); thức dậy sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường (59,5%); chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, hay sững sờ (45,9%); không hoặc từ chối ăn (37,8%); sút cân (43,2%); giảm hoặc mất dục năng (48,6%).
3.2.9. Đặc điểm về mức độ trầm cảm theo lâm sàng và thang đánh giá Beck tại thời điểm phát hiện ra trầm cảm
Biểu đồ 3.4 Mức độ trầm cảm tại thời điểm phát hiện ra trầm cảm Nhận xét:
Tại thời điểm phát hiện ra trầm cảm, mức độ trầm cảm đánh giá trên lâm sàng và trên thang Beck cho kết quả gần giống nhau: chủ yếu là mức độ trầm nhẹ và vừa (trầm cảm nhẹ trên lâm sàng 48,6%; trên thang Beck 43,2%;
Trầm cảm vừa trên lầm sàng 27%; trên Beck 35,2%). Trầm cảm nặng chiếm tỷ lệ ít hơn (lâm sàng 24,3%; trên Beck 21,6%).
3.2.10. Ảnh hưởng của trầm cảm đến hành vi của bệnh nhân
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của trầm cảm đến hành vi của bệnh nhân Nhận xét:
Ảnh hưởng của trầm cảm đến hành vi của bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao là khó chịu muốn sử dụng lại chất chiếm 94,6%; Gặp ít là bệnh nhân thờ ơ với xung quanh chiếm 32,4%.
3.2.11. Mức độ trầm cảm với thời gian, tần suất, tiền sử sử dụng ATS
Bảng 3.12. Mức độ trầm cảm với thời gian sử dụng ATS Thời gian
Mức độ TC
< 1 năm 1 – 3 năm > 3 năm
n % n % n %
Nhẹ 4 25 11 68,7 1 6,3
Vừa 2 15,4 7 53,8 4 30,8
Nặng 1 12,5 2 25 5 62,5
Tổng 7 100 20 100 10 100
Nhận xét:
Mức độ trầm cảm nhẹ và vừa xuất hiện chủ yếu trên những bệnh nhân có tiền sử sử dụng ATS từ 1 đến 3 năm chiếm 68,7%. Trầm cảm mức độ nặng gặp nhiều nhất ở bệnh nhân có thời gian sử dụng ATS trên 3 năm chiếm 62,5%.
Bảng 3.13. Mức độ trầm cảm với tần suất sử dụng ATS Tần suất SD
Mức độ TC
Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng
n % n % n %
Nhẹ 1 6,3 8 50 7 43,7
Vừa 2 15,4 9 69,2 2 15,4
Nặng 4 50 3 37,5 1 12,5
Tổng 7 100 20 100 10 100
Nhận xét:
Trầm cảm nhẹ gặp nhiều ở bệnh nhân có tần suất sử dụng ATS hàng tuần và hàng tháng chiếm tỷ lệ 93,7%; trầm cảm vừa chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân có tần suất sử dụng hàng tuần chiếm 69,2%; trầm cảm nhẹ và vừa ít gặp ở nhóm bệnh nhân sử dụng ATS hàng ngày. Có 8 bệnh nhân trầm cảm nặng thì phần lớn sử dụng ATS hàng ngày và hàng tuần chiếm 87,5%.
Bảng 3.14. Mức độ trầm cảm với tiền sử sử dụng chất Tiền sử SD chất
Mức độ TC
Chỉ dùng ATS Có dùng chất khác trước đó
n % n %
Nhẹ 9 56,2 7 43,8
Vừa 5 38,5 8 61,5
Nặng 2 25 6 75
Tổng 16 100 21 100
Nhận xét:
Mức độ trầm cảm nhẹ gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân chỉ sử dụng ATS chiếm 56,2%. Mức độ trầm cảm vừa và nặng gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có sử dụng các chất gây nghiện khác (heroin, cần sa, thuốc lá) trước đó, đặc biệt là mức độ trầm cảm nặng ở nhóm bệnh nhân này chiếm 75%.
3.2.12.Đặc điểm về các nhóm thuốc điều trị, thời gian điều trị và sự thuyên giảm các triệu chứng
Bảng 3.15.Đặc điểm về các nhóm thuốc điều trị, thời gian điều trị và sự thuyên giảm các triệu chứng
Các nhóm thuốc điều trị n %
An thần kinh + bình thần 20 54,1
An thần kinh + chống trầm cảm 12 32,4
Chống trầm cảm + bình thần 5 13,5
Đặc điểm thời gian Min Max Trung bình
Thời gian điều trị (ngày) 8 37 19±8,07
Đặc điểm thuyên giảm trầm cảm n %
Không thuyên giảm 4 10,8
Thuyên giảm một phần 18 48,6
Thuyên giảm hoàn toàn 15 40,5 Nhận xét:
- Có 54,1% bệnh nhân được điều trị bằng nhóm thuốc an thần kinh và bình thần; 45,9% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp thuốc an thần kinh hoặc thuốc bình thần.
- Thời gian điều trị trung bình 19±8,07 ngày.
- Các bệnh nhân sau khi điều trị đa số có sự thuyên giảm chiếm 89,1% trong đó thuyên giảm một phần chiếm 48,6%; thuyên giảm một phần chiếm 40,5%.
3.2.13. Đặc điểm mức độ trầm cảm trên lâm sàng và thang Beck lúc ra viện
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm mức độ trầm cảm lúc ra viện Nhận xét:
Đánh giá mức độ trầm cảm lúc ra viện trên lâm sàng và trên thang Beck cho kết quả gần giống nhau, chủ yếu là không trầm cảm và trầm cảm nhẹ (không trầm cảm: lâm sàng 40,5%; Beck 37,8%; Trầm cảm nhẹ: lâm sàng 43,2%; Beck 40,5%); trầm cảm nặng chiếm tỷ lệ thấp(lâm sàng 5,4%; Beck 8,1%).