Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả từng ca bệnh.
27
- Tiến cứu 43 bệnh nhân trong đó có 29 BN được cắt thanh quản toàn phần và nạo vét hạch cổ 2 bên, có 7 BN cắt thanh quản bán phần nạo vét hạch cổ 2 bên, có 7 BN cắt thanh quản bán phần nạo vét hạch cổ 1 bên.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành với 43 BN được chẩn đoán ung thư thanh quản.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.2.3.1. Các thông số nghiên cứu:
- Triệu chứng cơ năng:
Đánh giá qua hỏi bệnh: gồm các tiêu chí như triệu chứng cơ năng, tiền sử bản thân và gia đình, thời gian từ khi phát hiện triệu chứng cơ năng đầu tiên đến khi đi khám bệnh, lý do phát hiện ra hạch và tính chất đau.
- Triệu chứng thực thể:
Đánh giá bằng thăm khám lâm sàng vùng cổ đánh giá hạch kết hợp với nội soi thanh quản đánh giá u như: vị trí, số lượng, kích thước, mật độ, độ di động phân bố hạch; vị trí, tính chất, xâm lấn của u; di động của dây thanh...
- Siêu âm:
Đánh giá vị trí, nhóm, số lượng, kích thước, hình dạng, phân bố, cấu trúc âm, ranh giới, rốn hạch, xâm lấn...
- CT scanner:
Đánh giá vị trí, nhóm, số lượng, kích thước, hình dạng, thành phần, cấu trúc bờ, ranh giới, rốn hạch, xâm lấn...
- Giải phẫu bệnh:
Đánh giá vị trí, số lượng nhóm hạch di căn trên tổng số hạch phát hiện.
2.2.3.2. Các đặc điểm chung
Các thông tin được khai thác với tất cả các bệnh nhân bao gồm:
- Tuổi: chia theo nhóm tuổi: dưới 35 tuổi, 36-45 tuổi, 46-55 tuổi, 56-65 tuổi, 66-75 tuổi và lớn hơn 75 tuổi.
28
- Giới: nam – nữ
- Lý do vào viện: Khàn tiếng, rối loạn nuốt, khối sưng vùng cổ, khạc ra máu, nổi hạch vùng cổ, khó thở, đau rát họng đau lên tai, nguyên nhân khác.
- Tiền sử bản thân: hút thuốc, uống rượu, số lượng hút/uống hàng ngày - Tiền sử gia đình: Trong gia đình có ai bị ung thư thanh quản không?
2.2.3.3. Đặc điểm hạch cổ di căn
- Do đặc điểm dẫn lưu bạch huyết vùng thanh quản nên hạch cổ di căn trong ung thư thanh quản gặp nhiều ở nhóm II, nhóm III hơn nhóm IV (theo phân vùng hạch cổ của Memorial Sloan-Kettery Center), thường gặp hạch dưới 3cm, ít gặp hạch to hơn 3cm, thường không đau, mật độ cứng, phân bố đơn độc, ít di động. Ngoài ra các hạch di căn thấy nhiều dạng hình tròn hơn hình bầu dục, khi hạch vỡ vỏ thì ranh giới mất, rốn hạch bị phá vỡ, hạch sẽ xâm lấn với mô xung quanh. Có thể có tăng sinh mạch và hoại tử lòng hạch.
2.2.3.4. Đối chiếu kết quả.
- Các thông số nghiên cứu sau khi được thu thập, sẽ được lập bảng đánh giá đặc điểm hạch cổ qua lâm sàng, siêu âm, CT scanner. Sau đó sẽ đối chiếu các thông số của hạch di căn theo từng tiêu chí cụ thể như theo vị trí u, theo giai đoạn u, theo giai đoạn hạch, theo vị trí nhóm hạch giữa lâm sàng với giải phẫu bệnh, siêu âm với giải phẫu bệnh, CT scanner với giải phẫu bệnh. Từ đó rút ra kết luận về giá trị của các phương pháp thăm dò không xâm lấn trước mổ.
2.2.4. Các bước tiến hành
- Chọn BN theo tiêu chuẩn đề ra của nghiên cứu.
- Lập hồ sơ nghiên cứu và thăm khám lâm sàng phát hiện di căn hạch.
Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và lập hồ sơ riêng theo mẫu nghiên cứu bao gồm:
*Phần hành chính: tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ.
*Lý do vào viện:
29
*Triệu chứng cơ năng: Hoàn cảnh xuất hiện, đặc điểm, mức độ, sự tiến triển và thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi thăm khám của các triệu chứng: khàn tiếng, khó thở, rối loạn nuốt, nổi hạch vùng cổ, khối sưng vùng cổ, khạc ra máu tươi, đau rát họng hoặc đau lên tai.
*Triệu chứng thực thể: BN được khám để từ đó đánh giá về những biến đổi vùng cổ, vị trí, số lượng, sự di động của hạch so với da, với tổ chức lân cận, tình trạng da vùng cổ tương ứng. Vị trí hình thái, sự lan tràn của khối u, sự di động của dây thanh, sụn phễu, từ đó giúp đánh giá giai đoạn của khối u.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết:
*Siêu âm: Đánh giá mật độ, số lượng, vị trí, kích thước, tính chất hạch cổ, độ di động, xâm lấn của hạch cổ [18], ghi nhận các kết quả theo các bảng mẫu nghiên cứu.
*Chụp cắt lớp vi tính: Trong nghiên cứu các BN sẽ được chụp CT scanner 2 dãy, có tiêm thuốc cản quang, đánh giá vị trí, kích thước khối u, độ lan rộng sang các cơ quan kế cận. Đánh giá sự di căn hạch dựa vào: vị trí, số lượng, tính chất của hạch.
- Học viên cùng tham gia mổ để đánh giá bệnh tích trong mổ như vị trí, giai đoạn, mức độ lan rộng, mức độ xâm lấn của khối u. Vị trí, số lượng, kích thước tính chất của hạch, sau mổ bệnh phẩm được lấy và gửi ngay sang trung tâm Giải Phẫu Bệnh thuộc bệnh viện Bạch Mai.
- Cách lấy bệnh phẩm: Khác với cách nạo vét kiểu nhặt hạch thông thường, trong nghiên cứu bệnh phẩm được lấy gồm toàn bộ tổ chức nạo vét cùng với u.
Sau đó sẽ được chia nhỏ thành các nhóm hạch theo đúng giải phẫu phân nhóm rồi cho vào các lọ đựng bệnh phẩm riêng biệt, được cố định bằng dung dịch bouin rồi gửi trung tâm Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Bạch Mai cùng với khối u thanh quản.
30
* Giải phẫu mỗ bệnh học: Bệnh phẩm sau khi phẫu tích sạch mỡ, được pha (chia) thành mảnh nhỏ, đánh số rồi cho vào casstte, xử lý bằng máy xử lý mô tự động. Các mảnh mô được vùi trong parafin, cắt nhiều mảnh với độ dày 4μm, nhuộm HE để đánh giá mô bệnh học và định tuýp ung thư.
* Đánh giá: Các bệnh phẩm đều được quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện hạch và đọc GPB, hạch được chẩn đoán là di căn khi thấy hình thái các tế bào bất thường trong lòng hạch: TB đa điện, nhân ở trung tâm, to nhỏ không đều nhau, nhân quái - nhân chia, hoại tử trong lòng hạch.