Bệnh học viêm mũi họng cấp thông thường do virus

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của bài thuốc “thanh hầu lợi cách thang” trong điều trị bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1.4. Bệnh học viêm mũi họng cấp thông thường do virus

- Viêm mũi họng cấp thông thường do virus là một bệnh rất hay gặp, chiếm từ 60 – 80% các trường hợp viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp về mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết và rất dễ gây thành dịch [1].

- Các virus gây bệnh thường gặp là: virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Myxovirus, RSV (Respiratory syncytial virus), Adenovirus . 1.1.4.2. Triệu chứng

- Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng đột ngột: Sốt cao 39 – 40 hay trên 40 độ C, thường có rét run, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ở trẻ em có thể gặp hạch cổ sưng đau ,,,.

- Triệu chứng cơ năng

+ Đau họng: Lúc đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau có thể lan lên tai, đau nhói khi nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt nên thường ứ đọng nước bọt, hơi thở hôi.

+ Ho từng cơn, thường ho khan hoặc có ít đờm nhầy.

+ Giọng nói đục do amiđan tăng kích thước khi viêm.

+ Ngạt mũi hai bên, chảy nước mũi trong, sau vài ba ngày chuyển thành vàng xanh (có bội nhiễm) ,,,.

- Triệu chứng thực thể

Khám mũi: niêm mạc mũi xung huyết, cuốn dưới quá phát, sàn mũi có dịch nhầy trong ,,,.

Khám họng: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, phù nề, tăng xuất tiết.

Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ. Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, trên bề mặt amiđan có chất nhầy trong, đôi khi có lớp nhầy trắng như nước cháo phủ trên mặt amiđan.

- Xét nghiệm cận lâm sàng: Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính không tăng.

1.1.4.3. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.

- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao 39-40°C hay trên 40°C, thường có rét run, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy.

- Triệu chứng cơ năng: Khô họng, đau rát họng, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, ho khan hoặc đờm nhầy.

- Triệu chứng thực thể: Nội soi thấy niêm mạc mũi họng đỏ, phù nề, tăng tiết dịch ,,,.

1.1.4.4. Tiến triển và biến chứng

Nói chung bệnh diễn biến nhanh và lành tính, nếu sức đề kháng tốt các triệu chứng giảm dần, thông thường bệnh kéo dài từ 7– 10 ngày thì khỏi.

Nhưng ngược lại nếu bị bội nhiễm bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng như viêm tai giữa cấp tính, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi và đặc biệt nếu bội nhiễm liên cầu khuẩn tan máu có thể gây ra viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc (viêm màng tim) hoặc cá biệt có thể nhiễm khuẩn huyết [3],[4].

1.1.4.5. Điều trị

Điều trị triệu chứng là chính [1],[2],[3],[4].

* Toàn thân:

- Nghỉ ngơi, giữ ấm, giữ vệ sinh mũi họng - Hạ sốt, giảm đau:

+ Giảm đau thông thường: Paracetamol, Efferalgan … + Giảm đau chống viêm non-steroid: Aspirin, Ibuprofen…

- Chống viêm: alpha chymotripsin.

- Nâng cao thể trạng: Rutin C.

* Tại chỗ:

- Mũi: + Chống xung huyết mũi: otrivin.

+ Kháng sinh: Polydexa.

+ Săn khô niêm mạc mũi: Agyrol 3%.

- Họng: + Thay đổi pH niêm mạc họng: hàng ngày súc họng bằng các dung dịch có tính kiềm ấm như: nước muối hoặc BBM.

+ Giảm đau tại chỗ: glycerolborat 5%.

1.1.4.6. Phòng bệnh

- Giữ vệ sinh mũi họng tốt, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gió lạnh.

- Không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với bệnh nhân.

- Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người bị bệnh.

- Cắt amiđan khi bị viêm tái phát > 7 lần/năm.

- Dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.

1.1.4.7. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị theo y học hiện đại Tác dụng không muốn của thuốc có thể gặp:

* Paracetamol:

- Đôi khi gặp các phản ứng dị ứng (như ban da, mày đay, sốt do thuốc), buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu.

- Độc tính với gan và thận:

Khi dùng liều cao (>10g), sau thời gian tiềm tàng 24h, xuất hiện hoại tử tế bào gan có thể tiến triển tới chết sau 5 – 6 ngày. Nguyên nhân là paracetamol bị oxy hóa ở gan cho N-acetyl parabenzoquinon-imin. ,.

Liều gây ngộ độc ở người lớn là 150mg/kg cân nặng. Với người suy gan, suy dinh dưỡng thì liều này sẽ thấp hơn .

* Otrivin:

- Tại chỗ: làm khô niêm mạc mũi, chảy máu mũi, xung huyết niêm mạc mũi do hiệu ứng dội lại (rebound effect).

- Toàn thân: gây nhịp tim nhanh, kích thích, mất ngủ, tăng huyết áp, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, nôn, cảm giác trống ngực, loạn nhịp tim, co giật, rối loạn trương lực cơ ,.

* Alpha chymotripsin:

Thường gặp nhất là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của bài thuốc “thanh hầu lợi cách thang” trong điều trị bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w