CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU
1.4.6. Các vị thuốc trong bài thuốc
* Kim ngân hoa (Nhẫn đông hoa) (Flos Lonicerae)
- Bộ phận dùng: Dùng hoa lúc chưa nở phơi khô của cây kim ngân Lonicerae japonica Thunb. Và một số loài Lonicera khác cùng chi L.
dasystyla Rehd; L.confusa DC. và L. Cambodiana Pierre. Họ Kim ngân – Caprifoliaceae.
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 4 kinh: phế, vị, tâm, tỳ.
- Tác dụng: thanh nhiệt giải độc.
- Chủ trị: Trị mụn nhọt, rôm sảy, đinh độc, nhọt vú, dị ứng, mẩn ngứa, lên đậu, lên sởi; chữa lỵ, giang mai; bệnh sốt nóng thời kỳ đầu; thấp khớp;
sưng đau hầu họng, viêm amiđan, đau mắt đỏ ,,,.
- Thành phần hóa học: Theo Đỗ Tất Lợi trong kim ngân có nhiều saponozit
- Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: Kim ngân có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, đại tràng, ho gà, mủ xanh, bạch hầu, lao, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm phổi , .
- Liều lượng: 12 – 20g (hoa)/ngày.
* Liên kiều (Fructus Forsythiae)
- Bộ phận dùng: Quả chín khô bỏ hạt của cây liên kiều Forsythia suspensa. Vahi. Họ Nhài Oleaceae.
- Tính vị quy kinh: vị đắng, cay, tính hơi hàn. Vào 2 kinh tâm, phế.
- Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng tán kết.
- Chủ trị: Điều trị các bệnh mụn nhọt sưng đau tràng nhạc (bệnh loa lịch), ngoại cảm phong nhiệt: thời kỳ đầu có sốt cao, sợ gió; sốt xuất huyết , .
- Thành phần hóa học: Theo Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh trong liên kiều có chừng 4,89% saponin và 0,20% ancaloit (Trung dược chí – Bắc Kinh 1959). Nghiên cứu của Tăng Quảng Phương (1936, Trung Hoa y học tạp chí) thì trong liên kiều có một glucozit gọi là phyrilin C31H48O16, saponin, vitamin P và tinh dầu .
- Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn, đại tràng, mủ xanh, ho gà, lao, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm phổi, liên cầu khuẩn tan máu, virus và một số nấm ngoài da.
- Liều lượng: 8 – 20g/ ngày .
* Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
- Bộ phận dùng: Là rễ phơi khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis. Georgi. Họ hoa môi Lamiaceae.
- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn; vào 6 kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng.
- Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, tả phế hỏa, chỉ huyết an thai.
- Chủ trị: các bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi… gây sốt cao; hoặc trường hợp hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt lúc rét), trị ho do phế nhiệt; .
- Thành phần hóa học: tinh dầu, các dẫn xuất flavon: Scutelarin và baicalin. Ngoài ra còn có tannin và chất nhựa .
- Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn khá rộng ức chế trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu, song cầu khuẩn viêm não, song cầu khuẩn viêm phổi, liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn thương hàn, ho gà, lỵ.
Nước sắc hoàng cầm có tác dụng giải nhiệt, phần genin của flavonoid có tác dụng lợi niệu .
- Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
* Bạc hà (Herba Menthae arvensis)
- Bộ phận dùng: Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bạc hà Việt Nam Mentha arvensis L. Họ hoa môi – Lamiaceae.
- Tính vị quy kinh: vị cay, tính mát, vào 2 kinh phế và can.
- Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, thúc mọc ban chẩn.
- Chủ trị: chữa cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu, ít hoặc không có mồ hôi; phòng bệnh cảm cúm; đau đầu, đau mắt đỏ do nhiệt, họng đỏ sưng đau; chỉ ho; làm cho sởi mọc; chữa bỏng, mụn nhọt , .
- Thành phần hóa học: tinh dầu, các flavonozit.
- Tác dụng dược lý:
Với liều nhỏ, bạc hà có tác dụng hưng phấn, kích thích trung khu thần kinh, làm mạch máu giãn nở, thúc đẩy mồ hôi bài tiết và hạ nhiệt. Tác dụng kháng khuẩn: bạc hà có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế nhiều loại vi khuẩn
như: Staphilo. Aureus; Sal. Typhy; Sh. Flexneri; Sh. Sonnei; Sh. Shiga; B.
subtilis; Strepto. D.pneumonie; H.perrtussis. . - Liều dùng: 2 – 12g/ ngày.
* Kinh giới (Herba Elsholtziae cristatae)
- Bộ phận dùng: Dùng lá tươi hoặc khô, ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới – Elsholtzia ciliate (Thunb) Hyland. Họ Hoa môi Lamiaceae.
- Tính vị quy kinh: vị cay, tính ấm, vào 2 kinh phế và can.
- Tác dụng: Phát tán ngoại tà, tán phong tà, chỉ huyết.
- Chủ trị: Trị các bệnh ngoại cảm phong hàn (có thể dùng cho cả ngọai cảm phong nhiệt); giải độc, làm cho sởi đậu mọc; trị dị ứng mẩn ngứa.
- Thành phần hóa học: có chừng 1,8% tinh dầu.
- Tác dụng dược lý:
Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, xúc tiến tuần hoàn máu và da.
Tác dụng kháng khuẩn: kinh giới ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao, tinh dầu kinh giới có tác dụng diệt lỵ amip.
- Liều dùng: 4 – 16g/ ngày. Tươi có thể 100g/ ngày., .
* Ngưu bàng tử (Fructus Arctii)
- Bộ phận dùng: Dùng quả cây ngưu bàng; ngoài ra còn dùng các bộ phận khác như hoa, lá, rễ của cây ngưu bàng Arctium lappa L. Họ Cúc Asteraceae.
- Tính vị quy kinh: vị cay, đắng, tính hàn, vào 2 kinh phế và vị.
- Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, bình suyễn, lợi niệu.
- Chủ trị: Trị chứng phong nhiệt phạm biểu gây sốt, miệng khô khát, ho khan, viêm amiđan, khạc ra đờm vàng đặc; giải độc, làm cho sởi mọc; dị ứng .
- Thành phần hóa học: 25- 30% chất béo và một chất glucozit gọi là actiin , ngoài ra còn chất lappin (ancaloit). .
- Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc ngưu bàng tử có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và một số nấm ngoài da
- Liều dùng: 4 – 12g/ ngày.
* Phòng phong (Radix Ledebouriellae seseloidis)
- Bộ phận dùng: Dùng rễ của cây phòng phong Lygusticum seseloides Wolff, và cây xuyên phòng phong - Lygusticum bachylobum Franch hoặc thiên phòng phong Lede – bourienla seleloides Wolff. Họ hoa tán Apiaceae.
- Tính vị quy kinh: vị cay ngọt, tính hơi ấm. Vào 2 kinh bàng quang, can.
- Tác dụng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.
- Chủ trị: Chữa cảm mạo phong hàn; các bệnh đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu; bệnh co quắp, uốn ván ,.
- Thành phần hóa học: Phòng phong có các chất manit, những chất có tính chất phenol với độ chảy 92 độ C, glucozit đắng và các chất đường.
Theo Ư Đạt Vọng, trong loại phòng phong (Siler divaricatum) có 0,05% tinh dầu .
- Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc phòng phong có tác dụng ức chế một số virus cúm. Tác dụng giảm đau: Nước sắc phòng phong uống hoặc chích dưới da đều có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau của chuột (Trung Dược Học).
Nước sắc và dịch chiết cồn của phòng phong có tác dụng hạ nhiệt cho thỏ khi đã gây sốt thực nghiệm (Trung Xuyên Công Hải, trong “Trung Hoa dân quốc y học hội” năm 1942) .
- Liều dùng: 4 – 12g/ ngày.
* Chi tử (dành dành) (Fructus Gardeniae)
- Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô bóc vỏ của cây dành dành Gardenia jasminoides Ellis. Họ cà phê – Rubiaceae.
- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm, và tam tiêu.
- Tác dụng: Tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi niệu, lương huyết giải độc.
- Chủ trị: Dùng trong các trường hợp tâm phiền bất an, mất ngủ; sốt cao dẫn đến điên cuồng mê sảng
- Tác dụng dược lý: Vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, trường hợp do gan gây ra, có khả năng bài tiết dịch mật. Từ vỏ quả dành dành , chiết xuất được chất ursolic, (277 – 278 độ C), có tác dụng hạ nhiệt an thần, ngoài ra còn tác dụng hiệp đồng với hyosiamin. Chi tử có thể ức chế được ký sinh trùng gây bệnh sán lá gan.
- Liều dùng: 4 – 12g/ ngày .
* Đại hoàng (Radix Rhei)
- Bộ phận dùng: Dùng rễ của cây đại hoàng Rheum palmatun L.hoặc Rheum officinale Baillon. Họ Rau răm Polygonaceae.
- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn. Vào 5 kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can.
- Tác dụng: Hạ tích trệ ở trường vị, tả thực nhiệt ở phần huyết.
- Chủ trị: Dùng khi vị tràng thực nhiệt dẫn đến bí kết, thậm chí có khi dẫn đến sốt nói mê sảng, phát cuồng
- Thành phần hóa học: trong đại hoàng có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau:
Loại hoạt chất có tính chất thu liễm- là hợp chất có tanin (rheotannoglucozit).
Loại hoạt chất có tác dụng tẩy: Rheoanthraglucozit.
- Tác dụng dược lý:
Thuốc có tác dụng gây tả hạ (đại tiện lỏng), là do các thành phần antraglucozid của nó; trong đó chất mạnh nhất là chất sennozid A, B, C. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc đại hoàng có tác dụng ức chế tụ cầu, liên cầu khuẩn làm tan máu, vi khuẩn viêm phổi, trực khuẩn lỵ, đại tràng, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, dịch hạch, diệt trùng roi, ức chế amip, ức chế virus cúm.
- Liều dùng: 4 – 16g/ ngày ,.
* Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
- Bộ phận dùng: Rễ cây cam thảo (Glycyrrhizae uralensis Fish., Glycyrrhiza glabra L.; Glycyrrhiza inflate Bat.), họ Đậu (Fabaceae).
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 kinh.
- Tác dụng: Bổ trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ ho, thanh nhiệt giải độc, hòa hoãn giảm đau.
- Chủ trị: Chữa tỳ vị hư, ăn uống kém. Bệnh tâm khí hư nhược đánh trống ngực, buồn bực; nhuận phế, chỉ ho: chữa đau hầu họng, viêm họng cấp, mãn tính, viêm amiđan, ho có nhiều đờm; mụn nhọt đinh râu sưng đau; đau dạ dày, loét đường tiêu hóa, đau bụng, gân mạch co rút; điều vị, giảm tác dụng phụ và dẫn thuốc khi dùng phối hợp .
- Thành phần hóa học: Saponin (Gycyrrhizin hàm lượng 10-12% trong dược liệu khô). Dẫn chất của Triterpenoic, những hoạt chất Estrogen Steroid, Coumarin, đường,….
- Tác dụng dược lý: Một số thành phần hóa học trong cam thảo có tác dụng sinh học như: Chất miễn dịch LX có tác dụng kéo dài thời gian sống của các mô ghép, ức chế sản sinh ra kháng thể. Isoliquiritin ức chế sự biến đổi Cortisol thành Cortison làm tăng Cortisol huyết, ức chế tạo ra các tổ chức hạt.
Thực nghiêm cho thấy Glycyrrhizin có tác dụng giảm độc cho hàng trăm chất độc (Strychnin, nọc rắn, Asen, độc tố bạch hầu, uốn ván) .
- Liều lượng: 4 – 10g/ ngày.
* Cát cánh (Radix Platycodonis)
- Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây cát cánh (Phatycodon grandiflorum Jacq. A. DC), họ Hoa chuông (Campanulaceae).
- Tính vị quy kinh: Vị đắng, cay, hơi ấm. Qui vào kinh phế.
- Tác dụng: Ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm.
- Chủ trị: Trừ đờm, chỉ ho, tuyên phế do cảm phải phong hàn gây phế khí bị ngưng trệ thành các chứng: Ho, ngạt mũi, khản tiếng, đau họng, tức ngực; Thông phế khí, lợi hầu họng: Chữa phế khí tắc, hầu họng sưng đau, viêm họng, viêm amiđan.
- Thành phần hóa học: Trong rễ cát cánh có chừng 2% kikyosaponin . - Tác dụng dược lý: Kikyosapogenin có tác dụng phá huyết, tiêu dờm và long đờm. Theo Trung Hoa y học tạp chí (1952) uống cát cánh thấy tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng. Tác dụng trừ đờm của cát cánh chủ yếu do chất saponin: Khi uống chất saponin gây kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày đưa đến phản xạ tăng phân tiết ở đường hô hấp làm cho đờm loãng ra và dễ tống ra ngoài .
- Liều lượng: 6 – 12g/ ngày.
* Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)
- Bộ phận dùng: rễ phơi khô của nhiều loại Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis Franch., Coptis teeta Wall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính lạnh. Quy vào tâm, can, đởm, tỳ, vị, tiểu trường.
- Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc.
- Chủ trị: Thanh nhiệt táo thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng, chữa viêm dạ dày cấp; Thanh nhiệt giải độc: chữa mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm tai, loét miệng, lưỡi, lợi.;
- Tác dụng dược lý:
Chất berberin, alcaloid chính của hoàng liên có tác dụng tăng cường công năng của bạch cầu ( đối với khả năng nuốt tụ cầu vàng). Hoàng liên có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế mạnh đối với trực khuẩn lỵ, thương hàn, đại tràng, bạch hầu, ho gà, mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm não và song cầu khuẩn viêm phổi, ức chế virus cúm, ức chế một số nấm ngoài da.
- Liều lượng: 6 – 12g/ ngày, dùng sống hay sao .
* Huyền sâm (Radix Scrophulariae)
- Bộ phận dùng: rễ cây khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).
- Tính vị quy kinh: vị đắng mặn, tính hơi lạnh. Quy vào kinh phế, thận.
- Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc, giáng hỏa: nhuận tràng.
- Chủ trị: Tư âm giáng hỏa: chữa sốt cao gây mất tân dịch trong bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng; Giải độc: chữa sốt cao phát ban, mụn nhọt, hay dùng nhất trong trường hợp viêm họng sưng đau; Nhuận tràng do sốt cao gây táo bón.
- Thành phần hóa học: Chất scrophularin. Có tác giả lại nói trong cao rượu chế từ huyền sâm có phytosterola, ancaloit, tinh dầu, axit béo, saparagin và chất đường .
- Tác dụng dược lý:
Huyền sâm có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn.
Huyền sâm có tác dụng cường tim và làm giãn nở huyết quản.
- Liều lượng: 8 – 12g/ ngày .
Chương 2