Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị,quận Ba Đình,thành phố Hà Nội (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm

việc làm cho người khuyết tật

Mặt bằng trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của NKT còn thấp và hạn chế , cộng thêm những rào cản xã hội nhƣ thái độ phân biệt, e ngại về chất lượng lao động, nhà xưởng , cơ sở hạ tầng ,máy móc thiết bị không phù hợp ... cũng là những yếu tố hạn chế cơ hội việc làm cho NKT, ảnh hưởng tới công tác xã hội cá nhận trong hỗ trợ việc làm cho NKT

1.3.1. Về bản thân người khuyết tật :

Tâm lí : Do khiếm khuyết bộ phận trên cơ thể NKT tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình mà không đi giao tiếp ra ngoài xã hội , ngại người bên ngoài có cái nhìn không thiện cảm với mình . Sự tự kì thị của chính bản thân NKT, càng làm cho họ có cái nhìn tiêu cực hơn đối với chính bản thân mình.

Thể chất : NKT vướng phải những bệnh về giao tiếp khiến họ khó khăn trong việc nói chuyện với những người xung quanh cũng là một trong những rào cản lớn về thể chất cho NKT . Không thể cầm nắm, di chuyển mọi thứ xung quanh như những người bình thường khác khiến họ mặc cảm với bản thân là con người vô dụng của xã hội . Di chuyển khó khăn khiến họ khó có thể tới những nơi mà mình mong muốn cũng là một cản trở trong việc tham gia các hoạt động hỗ trợ.

Trình độ học vấn : NKT tự tin với bản thân mình hơn khi có một trình độ học vấn nhất định , họ viết rõ đƣợc những quyền lợi của bản thân từ đó sẽ tự mình tìm tới những sự hỗ trợ phù hợp với chính bản thân để tự mình vươn lên hòa nhập với cộng đồng trong xã hội

Tự tin vào bản thân :NKT tự tin vào bản thân mình sẽ tạo dựng cho họ những hướng đi phù hợp mà không bị phụ thuộc vào những người xung

17

quanh thúc đẩy khả năng bản thân cố gắng nỗ lực hết sức mình để đạt đƣợc những điều mà mình mong muốn.

1.3.2. Về gia đình người khuyết tật :

Gia đình chứ không phải bất kì nơi nào khác, luôn luôn là vòng bảo vệ an toàn và ấm áp nhất cho những người sinh ra hoặc vì lý do nào đó chịu thiệt thòi hơn những người khác. Chính vì vậy gia đình đối với Người khuyết tật là chỗ dựa đặc biệt quan trọng. Chính sự cô lập của gia đình đối với Người khuyết tật càng làm họ bị tách rời và khó có thể hòa nhập với cộng đồng. Giúp đỡ, chăm sóc và tạo điều kiện cho họ đƣợc phát triển không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là tình cảm, tình yêu thương là truyền thống văn hiến hàng ngàn năm của dân tộc ta.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều những người khuyết tật bị chính người thân trong gia đình hắt hủi, xa lánh, kỳ thị, thậm chí là bị bỏ mặc. Vì vậy xã hội cần phải có trách nhiệm đối với những người khuyết tật và gia đình họ. Chúng ta hãy làm hết sức để tạo điều kiện cho gia đình hoàn thành vai trò trong việc bảo đảm rằng những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người và nhân phẩm, được phát triển đầy đủ với tư cách là những cá nhân bình thường. Đó là thông điệp mà xã hội ngày nay luôn hướng đến nhằm góp phần vào sự phát triển an sinh xã hội.

1.3.3. Sự kì thị của xã hội :

Biểu hiện dưới góc độ nhận thực họ áp đặt chủ quan rằng tất cả NKT đều có khả năng nhận thức, giải quyết vấn đề thấp hơn mức bình thường . Vì vậy, gạt NKT ra khỏi đời sống kinh tế chính trị, văn hóa xã hội. Dưới góc độ thái độ từ những áp đặt đó đối với NKT thì xã hội thường có những thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng với những NKT . Từ thái đô như vậy sẽ dẫn đến những hành vi xa lánh , ngƣợc đãi có thành kiến đối với NKT. Do đó hoạt động hỗ trợ NKT chƣa có cái nhìn đúng đắn đối với NKT và vẫn coi sự hỗ trợ nhƣ những sự ban ơn.

1.3.4. Về nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.

Vai trò của nhân viên cống tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật rất quan trọng vì vậy đây cũng là một trong những yếu tổ ảnh hưởng tới công tác hỗ trợ việc làm.

Cung cấp , kết nối người khuyết tật đến các cơ sở việc làm phù hợp

Giúp người khuyết tật nâng cao các kỹ năng trong cuộc sống, ứng phó với các tình huống cũng nhƣ khả năng tự bảo vệ bản thân

18

Nhân viên xã hội (NVXH) đóng vai trò cung cấp cho NKT và gia đình họ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ. Phần lớn NKT thường tự ti mặc cảm nên ngại đi học. Đại đa số NKT thường học nghề chưa đến nơi đến chốn vì gia đình hoặc không quan tâm đến nhu cầu đi học và có việc làm của con, hoặc sợ con khổ, hoặc không tin con mình có thể làm việc đƣợc. Những gia đình có người thân mới trở thành NKT cũng trải qua những đau đớn và bối rối tương tự. Đặc biệt hơn, mất đi một phần hay mối thu nhập chính từ người thân giờ đã trở thành khuyết tật, mất cả một công lao động để phải chăm sóc cho NKT này, và những thay đổi trong tâm tính của người mới bị khuyết tật làm cho sự khuyết tật trở thành một “tai họa” cho cả gia đình.

Mọi người, cả NKT lẫn các thành viên khác của gia đình, đều mệt mỏi và thay đổi. Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những gia đình này thường không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ thương hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ hơn. Họ hết sức cần những hỗ trợ thích hợp để không cảm thấy đơn độc hay bị bỏ rơi trong tình huống bất ngờ nhƣng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc sống của họ và cả gia đình. Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để NVXH phát triển kế hoạch hỗ trợ. Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ nhƣ: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng để ứ ng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, v.v... Người NVXH cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác. Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người NVXH sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm lý của NKT để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn. Người NVXH cũng sẽ tham vấn cho NKT và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng t ối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng đồng.

NVXH cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về NKT và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về NKT và sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ đó tác động đến những người liên quan đến việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức

19

có những chương trình phát triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của NKT vào quá trình ra quyết định, cũng nhƣ tham gia giám sát và lƣợng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ. Nhƣ vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ trợ trực tiếp can thiệp giúp người khuyết tật phục hồi chức năng. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội chính là cầu nối để người khuyết tật có thể tiếp cận đƣợc các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã hội. Hỗ trợ NKT, gia đình NKT giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thông qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho NKT. Hỗ trợ về mặt tâm lý (hiểu được tâm lý của NKT, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên t rong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác).

Phối hợp, Vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho NKT, gia đình NKT. Xây dựng các chương trình kế hoạch hành động giúp đỡ NKT và Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, kế hoạch đã xây dựng.Đề xuất ý kiến soạn thảo chính sách về người KT. Làm công tác biện hộ cho NKT.

1.3.5. Về chính sách luật pháp,chương trình, mô hình dịch vụ trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.

Ở Việt Nam, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT đƣợc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến chính sách trợ giúp đối tƣợng tham gia học nghề cũng nhƣ giáo viên dạy nghề.

Luật Dạy nghề năm 2006 đã dành toàn bộ Chương VII quy định dạy nghề cho NKT, với mục tiêu giúp đối tƣợng có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm đƣợc việc làm, ổn định đời sống. Đồng thời, Nhà nước cũng khẳng định, hỗ trợ về tài chính và các chính sách ƣu đãi khác đối với các cơ sở dạy nghề cho NKT nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho NKT. Trong Bộ lụât Lao động, tại Điều 125 cũng nêu rõ: “Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp NKT phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm, ổn định đời sống”.

Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT song số lƣợng người được học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm đƣợc việc làm

20

trong các doanh nghiệp lớn hầu nhƣ không đáng kể. Theo đánh giá, chỉ có khoảng trên 12% tổng số NKT đƣợc học nghề. Trên thực tế, nhu cầu việc làm của đối tƣợng là rất lớn và hiện nay mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ. Mặc khác, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, làm các công việc tạm thời, lao động chân tay, làm việc trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn. Vì vậy, thu nhập của NKT cũng tương đối thấp, không ổn định.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp chính quyền về dạy nghề và tạo việc cho người khuyết tật còn chưa đầy đủ; hệ thống dạy nghề vừa yếu, vừa thiếu, chƣa đủ khả năng đáp ứng công tác dạy nghề cho đối tượng. Thêm nữa, nội dung chương trình, ngành nghề và hình thức đào tạo cũng chƣa hợp lý, kết cấu quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chƣa có những giáo trình dành riêng cho NKT. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT còn yếu cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực kỹ thuật, sƣ phạm. Chƣa có số liệu thống kê đánh giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật, theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai. Các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị,quận Ba Đình,thành phố Hà Nội (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)