CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1.4. Luận pháp và chính sách về việc làm dành cho người khuyết tật
Trong hệ thống các văn bản pháp lý quốc tế về người khuyết tật , các văn kiện ghi nhận quyền của người khuyết tật có ý nghĩa quan trọng bạc nhất bởi lẽ nhƣ đã nêu , cách tiếp cận phúc lợi cùng các văn bản có tính không bắt buộc đã tỏ ra không hiệu quả . Với bản công ƣớc mới năm 2006 của Liên Hợp Quốc (UN) dành riêng cho Người Khuyết tật phản arh sự thay đổi về phương pháp tiếp cận, các quyền của người khuyết tật đã được đề cập vừa khái quát vừa toàn diện . UN yêu cầu quốc gia thành viên phải thực thi những biện pháp thích hợp để đảm bảo thực hiện những quyền đó . Bên cạnh những quyền có tính chất đặc thù, chỉ dành riêng cho người khuyết tất (ví dụ quyền đƣợc hòa nhập và hỗ trợ để hòa nhập vào cộng đồng , quyền đƣợc hỗ trợ trong việc đi lại …) Còn lại là các quyền phổ quát , áp dụng chung cho tất cả mọi cá nhân nhƣng kèm theo những nhấn mạnh nhằm đảm bảo cho quyền đó được giải thích và áp dụng một cách phù hợp với trường hợp người khuyết tật.
21
Tại Việt Nam
Luật pháp về việc làm đối với người khuyết tật
Trong Luật Người khuyết tật : Luật người khuyết tật là một văn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 , bao gồm 10 chương, 53 điều với những quy định rất rõ ràng và chặt chẽ . Trong đó có quy định rất rõ các chế độ chính sách dành cho người khuyết tật , tại chương V, từ điều 32 đến điều 35 quy định về vấn đề dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật .
Các chính sách dạy và đào tạo nghề cho người khuyết tật
Để trợ giúp NKT hòa nhập xã hội , vấn đề dạy nghề , tạo việc làm có ý nghĩa rất quan trọng . Trong những năm qua , Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quy định về dạy nghề , việc làm cho người Khuyết tật nhƣ :
- Chương II của Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật
a) Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.
b) Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
c) Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
d) Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 33.Việc làm đối với người khuyết tật
a) Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, đƣợc tƣ vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không đƣợc từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
22
c) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
d) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
đ) Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tƣ vấn học nghề, tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
e) Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi để sản xuất kinh doanh, đƣợc hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.
Điều 34. Cơ sở SX, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ƣu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; đƣợc ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Điều 35. Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
a) Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định.
b) Chính phủ quy định chi tiết chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc quy định.
Tất cả các quy định trong các bộ luật quan trọng đều nhằm mục tiêu ƣu tiên , trợ giúp người khuyết tật học nghề, tạo việc làm và trợ giúp các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghè phù hợp với khả năng lao đông của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm ổn định đời sống , hòa nhập cộng đồng .
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến người khuyết tật, công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Việc hỗ trợ việc làm
23
không chỉ là tiền đề giúp người khuyết tật có công việc, thu nhập ổn định mà còn giúp họ tự tin hơn trong việc hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật nói chung đang gặp không ít khó khăn, do chính sức khỏe, trình độ, khả năng giao tiếp của người khuyết tật cũng là một trong những rào cản. Người khuyết tật dù rất khao khát được học nghề, đƣợc làm việc phù hợp với khả năng nhƣng do thiếu thông tin và sự tƣ vấn nên rơi vào tình trạng không biết mình có thể làm tốt đƣợc công việc gì và học xong có thể xin việc làm ở đâu. Mặt khác nhiều người khuyết tật do điều kiện sức khỏe, tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp nên chƣa mạnh dạn đăng ký tham gia các khóa học nghề hay tự tìm đến các công ty phỏng vấn xin việc. Cuộc sống của người khuyết tật vốn đã thiệt thòi khi mang những khiếm khuyết của cơ thể nhƣng họ vẫn luôn khao khát được sống và làm việc như bao người bình thường khác.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật. Chính sách của Nhà nước là mọi người khuyết tật còn khả năng lao động, có nhu cầu đều đƣợc hỗ trợ học nghề để có việc làm, có thu nhập, khẳng định bản thân và đóng góp cho xã hội. Để đạt mục tiêu hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật, cần có cơ chế, chính sách, sự vào cuộc của các ngành, các cấp, cơ sở dạy nghề và nhu cầu cũng nhƣ nỗ lực của bản thân người khuyết tật. Học nghề và có việc làm, có thu nhập, đóng góp cho gia đình và xã hội là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người khuyết tật. Việc tiến hành khảo sát để đánh giá đúng thực trạng công tác hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật là rất cần thiết. Mặc dù tiến hành trong thời gian ngắn, phạm vi khảo sát hẹp, số mẫu khảo sát không nhiều, do đó chƣa thể đánh giá hết đƣợc vấn đề thực tiễn đang đặt ra, nhƣng cũng đã lột tả đƣợc cơ bản thực trạng của công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.
24