Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị,quận Ba Đình,thành phố Hà Nội (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG CỐNG VỊ, Q.BA ĐÌNH,TP HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Qua điều tra bảng hỏi thu thập đƣợc thông tin về độ tuổi của NKT địa bàn phường Cống Vị như sau :

Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của Người khuyết tật tại địa bàn phường Cống Vị

(Nguồn : bảng hỏi sinh viên thu thập) Từ biểu đồ trên có thể thấy đại bộ phận người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động nghiên cứu từ tháng 4/2017 có độ tuổi từ 16 đến 55 tuổi . Đây là độ tuổi người khuyết tật có khả năng làm việc tốt nhất và có nhiều công hiến nhất , hơn nữa một trong những nhu cầu lớn nhất của lứa tuổi này là đƣợc làm việc .

Số người khuyết tật dưới 15 tuổi là 9 người (chiếm 24%) .NKT có độ tuổi từ 15 đến 55 tuổi là 23 người (chiếm 60%). NKT có độ tuổi từ 55 tuổi là độ tuổi hết tuổi lao động chiếm 16%.

Đa số người khuyết tật đều mong muốn có một việc làm ổn định để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy vậy để có thể tạo việc làm cho người khuyết tật có rất nhiều vấn đề cần lưu tâm, bởi vấn đề việc làm cho người khuyết tật có liên quan đến rất nhiều vấn đề khác, không chỉ là cơ chế chính sách mà còn là sức khỏe, việc đào

Dưới 15 tuổi 24%

Từ 15-55 tuổi 60%

Từ 55 tuổi trở lên 16%

27

tạo nghề cho người khuyết tật, và hơn hết là nhận thức của xã hội và ngay cả chính bản thân của người khuyết tật.

Theo khảo sát, chỉ có khoảng 15% trong tổng số người khuyết tật có khả năng lao động là có việc làm và có thể tự nuôi sống đƣợc bản thân, 85%

còn lại vẫn phải phụ thuộc vào gia đình.

2.1.2.2 Về tình trạng khuyết tật, tình trạng sức khỏe

Là một đất nước còn nghèo, trải qua nhiều năm chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Nguyên nhân gây ra khuyết tật chủ yếu do hậu quả của chiến tranh, các vết thương do bom mìn còn sót lại, do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, do tác động của môi trường sống, do di chứng nặng nề của sốt bại liệt, bại não, phỏng, chấn thương và dị tật bẩm sinh, xương thủy tinh với đủ loại khuyết tật từ chân tay, xương sống, lồng ngực… Nhiều trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm nên thân hình biến dạng. Tình hình tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ NKT, đặc biệt là khuyết tật vận động gia tăng nhanh, gây hậu quả rất nặng nề cho bản thân, gia đình và cả xã hội. Một bộ phận không nhỏ những người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin đã qua nhiều thế hệ mà những di chứng để lại vẫn rất phức tạp nhƣ khiếm khuyết một/một vài bộ phận cơ thể, thiểu năng trí tuệ….

Ngoài ra do điều kiện phát triển của nền kinh tế, tuổi thọ của người dân càng cao càng kéo theo số người cao tuổi tăng lên, nguy cơ khuyết tật vận động cũng vì đó mà tăng cao.

28

Bảng2. 1. Các dạng khuyết tật mà người khuyết tật đang gặp phải Tình trạng khuyết tật Số ý kiến trả lời (Phiếu) Tỷ lệ phần trăm

(%)

Khuyết tật vận động 16 42

Khuyết tật nghe nói 6 16

Khuyết tật hệ thần kinh, tâm thần

4 10

Khuyết tật nhìn 4 10

Khuyết tật trí tuệ 5 13

Khuyết tật khác 3 9

Tổng 38 100%

(Nguồn : Bảng hỏi sinh viên thu thập ) Trên đây là bảng các dạng khuyết tật đang gặp ở người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.Trong 38 người nghiên cứu, có 16 người thuộc dạng khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất (42%) ,còn 22 người còn lại rải rác đều ở các dạng khuyết tật khác. So sánh với các dạng tật khác trong tiếp cận và hoà nhập cộng đồng, nếu người mù cần có người dẫn đường, người điếc cần có phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu thì NKT vận động cần nhiều sự hỗ trợ từ các phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe lắc, nạng và cả người trợ giúp đối với NKT nặng. Với NKT vận động dạng nhẹ, khuyết tật tay, một bên chân… họ có thể tự mình di chuyển chậm với sự hỗ trợ của nạng, các dụng cụ tự chế nhƣ ghế con hay bất kỳ thứ gì có thể giúp họ di chuyển được. Người liệt hai chân thì cần đến xe lăn, xe điện. Với những người liệt nửa người, thậm chí là toàn thân, ngoài xe lăn họ cần có một người trợ giúp luôn túc trực để giúp họ giải quyết các vấn đề, kể cả vệ sinh cá nhân trong quá trình học tập, giao lưu, hòa nhập. Đây là một vấn đề hết sức bất tiện cho NKT vận động.

Trong vấn đề việc làm, NKT vận động bị hạn chế rất nhiều. Vì khi có lao động là người khuyết tật vận động, các doanh nghiệp cần phải tính toán đến vấn đề máy móc, thiết bị, tầm cao, hành lang đi lại, dây chuyền sản xuất…

cho phù hợp. Làm đƣợc điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp không chỉ có

29

tấm lòng cảm thông với hoàn cảnh của NKT, hiểu về năng lực làm việc của NKT mà cũng cần phải có tiềm lực kinh tế nếu muốn tạo việc làm cho NKT vận động. Cũng vì đó mà cơ hội việc làm của NKT càng bị thu hẹp.

Bảng 2.2. Tình trạng sức khỏe của người khuyết tật

Tình trạng sức khỏe Số ý kiến trả lời (Phiếu) Tỷ lệ phần trăm (%)

Tốt 10 26,3

Bình thường 23 60,5

Yếu 5 13,2

(Nguồn: Bảng hỏi sinh viên thu thập ) Đa số NKT tự đánh giá mình có đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia vào hoạt động sản xuất. Trong số 38 người được khảo sát thì có 33 người có sức khỏe bình thường trở lên ( chiếm 86,8% ), 5 người có sức khỏe yếu hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 55 trở lên. Yếu tố sức khỏe là yếu tố quan trong trong việc làm , đặc biệt là người khuyết tật. Có câu nói “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn , người không có sức khỏe có một ước muốn duy nhất : đó là sức khỏe”. Thật đúng vậy, bệnh tật không trừ một ai, dù bạn có giàu hay nghèo , địa vị cao hay thấp ,nếu có sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn đang cần kề thành công với mọi lĩnh vực. Khi đƣợc hỏi về vấn đề sức khỏe trong lao động đối với người khuyết tật chị Trương Thanh L có chia sẻ : “Theo tôi, sức khỏe rất quan trọng nhất là trong vấn đề việc làm . Mặc dù bị liệt chân nhưng sức khỏe của tôi khá tốt, nhưng tốt thế nào mà thời tiết thay đổi, trái nắng trở trời là trong người rất khó chịu, tê nhức không thể làm được gì . ì vậy, tôi thấy rằng phải có sức khỏe tốt mới đảm bảo hoàn thành tốt được công việc của mình.”

2.1.2.3 Về trình độ học vấn chuyên môn

30

Bảng 2.3. Trình độ học vấn , chuyên môn của người khuyết tật

Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Không biết chữ 5 13,1

Chƣa tốt nghiệp tiểu học 4 10,5

Tốt nghiệp tiểu học 8 21

Tốt nghiệp trung học cơ sở 15 39,4

Tốt nghiệp trung học phổ thông 4 10,5

Tốt nghiệp (Đại học, Cao đẳng, Trung Cấp...)

2 5,4

Tổng 38 100

(Nguồn : Bảng hỏi sinh viên thu thập ) Nhìn chung trình độ học vấn của người khuyết tật tại phường Cống Vị là khá cao, mặc dù vẫn có tỷ lệ người khuyết tật chưa biết đọc, biết viết chiếm 13,1%, chủ yếu là người khuyết tật trong nhóm tuổi trên 60 tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật biết đọc, biết viết chiếm 86,9%, trong đó có 5,4% có trình độ trung cấp, đại học.Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, số người khuyết tật học hết tiểu học và trung học cơ sở chiếm 60,4% , điều này chứng tỏ vì một số lý do cá nhân mà họ không tiếp tục đi học tiếp , có thể là do sức khỏe , kinh tế gia đình, vấn đề giao tiếp hay một số lý do khác. Cần biết đƣợc trình độ học vấn NKT cao hay thấp để đƣa ra những việc làm phù hợp trong tương lai để họ chọn, bởi vì tùy vào trình độ học vấn sẽ có những công việc tương ứng để có thể làm được. Trình độ học vấn cũng là một trong số những lý do NKT có đƣợc nhận vào làm việc hay không . Trao đổi với anh Nguyễn Đức M (một hội viên trong chi hội NKT phường Cống Vị ), anh cho biết : “… Tôi chỉ có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở , nhưng khi đi xin việc chủ doanh nghiệp hỏi tôi có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông không , tôi trả lời là không và bị doanh nghiệp đó từ chối”

31

Độ tuổi của người khuyết tật tại phường tập trung vào lứa tuổi 15-55, lứa tuổi đang học tập và lao động cống hiến cho xã hội.Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng. Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể đƣợc giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho ngƣời khuyết tật tại địa bàn phƣờng Cống Vị,quận Ba Đình,thành phố Hà Nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)