CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG CỐNG VỊ, Q.BA ĐÌNH,TP HÀ NỘI
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của người khuyết tật trong việc làm
Bảng2.7 : Những thuận lợi trong việc làm của người khuyết tật Những thuận lợi Số ý kiến trả
lời(Phiếu)
Tỷ lệ (%)
Sự hỗ trợ của gia đinh 22 57
Sự hỗ trợ từ phía cán bộ lao động vào thương binh xã hội
5 13
Sự hỗ trợ của chính sách địa phương
18 47
Sự hỗ trợ của nhà nước 20 52
Sự hỗ trợ của gia đình: đa số NKT đều nhận thấy sự hỗ trợ từ phía gia đình có tác động mạnh tới việc làm của NKT, trong đó có hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần, hỗ trợ tài chính,…
Tình trạng sức khỏe là yếu tố quan trọng, yếu tố quyết định rằng NKT có thể đi làm hay không. Gia đình là nơi an toàn và gẫn gữi nhất đối với NKT.
Hỗ trợ về tinh thần: muốn hoc, muốn làm tốt thì đều cần có một tinh thần thoải mái. Trao đổi về vấn đề này anh Hải L chia sẻ rằng: “ Do tai nạn giao thông nên giờ tôi mới ra hình hài thế này, tôi cảm thấy buồn và mặc cảm về bản thân. Đã có lúc tôi nghĩ đến tự tử để giải thoát cuộc đời này nhƣng rồi đƣợc sự khuyên răn, ân cần hỗ trợ về tinh thần của gia đình nên tôi mới sống tiếp và quyết tâm tàn nhƣng không phế, tôi muốn có một công việc để ổn định cuộc sống và tạo thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình. Chính vì tôi có sự hỗ trợ tinh thần từ phía gia đình nên tôi mới có nghị lực nhƣ vậy…”
Sự hỗ trợ từ phía cán bộ lao động thương binh xã hội: cán bộ lao động thương binh và xã hội có tác động khá lơn đến hỗ trợ việc làm của NKT.
41
Họ có thể động viên tinh thần, làm đúng và đủ các chính sách hộ trỡ, hay kết nối NKT với các dịch vụ việc làm. Mỗi một sự hỗ trợ lại có một sự tác động khác nhau
Người khuyết tật được đảm bảo đầy đủ các lợi ích được pháp luật quy định: đƣợc tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, đƣợc sống độc lập, tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân, đƣợc miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội và đƣợc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, đƣợc trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật.
Người khuyết tật được quan tâm nhiều hơn và có được cơ hội tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng. Thông qua ngân sách nhà nước, đồng thời chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, vận động các nhà hảo tâm trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế, đã có những nguồn trợ cấp nhất định cho những người khuyết tật và hỗ trợ họ trong việc mua sắm các thiết bị hỗ trợ sinh hoạt. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật vay vốn tại các ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi.
Người khuyết tật đã qua đào tạo ngày càng tăng từ đó số người có việc làm cũng tăng lên do đó cải thiện đời sống cho người khuyết tật. Trong những năm qua các trung tâm đào nghề trên địa bàn quận vẫn thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo nghề cho người khuyết tật. Từ đó đã giúp cho người khuyết tật có được công việc ổn định và thu nhập giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
2.3.2. Khó khăn
Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại phường Cống Vị song số lượng người được học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất thấp và chủ yếu là tự tạoviệc làm, số có thể
42
tìm đƣợc việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu nhƣ không đáng kể.
Trên thực tế, nhu cầu việc làm của người khuyết tật là rất lớn và hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Mặc khác, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, làm các công việc tạm thời, lao động chân tay, làm việc trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện.
Rất ít người tìm được việc làm ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn.
Vì vậy, thu nhập của người khuyết tật cũng tương đối thấp, không ổn định.
Do đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng phục vụ người khuyết tật còn kém.Hiện nay, hệ thống giao thông công cộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người khuyết tật. Cụ thể, các tòa nhà, vỉa hè, bến tàu xe, điểm dừng đỗ, trạm trung chuyển, nhà chờ, đường sang… có thiết kế biển chỉ dẫn, đường lên cho xe lăn, đường gờ nổi cho người khiếm thị còn rất hiếm, chỗ có thì công trình không đảm bảo tiêu chuẩn, thậm chí thiếu an toàn để người khuyết tật sử dụng. Các phương tiện công cộng như taxi, xe buýt, tàu hỏa, sàn lên xuống còn cao, thiếu chỗ vịn để người khuyết tật lên xuống. Nhiều phương tiện, công trình cửa hẹp, dốc rất khó cho xe lăn.
Thực tế, người khuyết tật khi tham gia giao thông vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người thân.
Đây là một trong những thách thức trong quá trình tìm kiếm việc làm, tiếp cận các dịch vụ công cộng và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.
Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu các làn đường dành riêng cho người khuyết tật, thiếu đèn tín hiệu có tiếng động để người khuyết tật tiếp cận. Đi lại bằng giao thông công cộng thì xe buýt không tiếp cận đƣợc, đến đi lại bằng đường hàng không còn có trường hợp bị từ chối phục vụ. Khó khăn trong đi lại đồng nghĩa với khó khăn tìm kiếm việc làm (trừ những người nhận làm những công việc tại nhà).
43
Thứ hai, các chính sách đào tạo tại huyện phần lớn chỉ đào tạo nghề chƣa kết nối với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để giải quyết đầu ra.
Dạy nghề không chỉ là tiền đề giúp người khuyết tật có công việc, thu nhập ổn định mà còn giúp họ tự tin hơn trong việc hòa nhập với xã hội. Phương châm khi tổ chức các lớp học nghề là “cầm tay chỉ việc”, coi trọng thực hành. Tuy nhiên, sau đào tạo không ít các học viên cảm thấy chản nản vì khi không qua đào tạo thì không có việc đã đành, đằng này đã đạo tạo mà vẫn không có việc.
Thứ ba, Các cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn các tỉnh còn rất thiếu và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của chính những người khuyết tật... Để được công nhận là cơ sở sản xuất, kinh doanh dành cho người khuyết tật, các cơ sở này phải có trên 51% số lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, do quy mô của các cơ sở này còn nhỏ nên thu hút đƣợc rất ít lao động.
Thứ tư, Trong quá trình tiếp cận cơ hội học nghề, tìm việc làm, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu thông tin về học nghề, việc làm là một trong những trở ngại, nhất là người khiếm thính. Cùng với đó là bản thân người khuyết còn tự ti không mạnh dạn liên hệ hoặc chủ động đề nghị giới thiệu, giúp đỡ.
Những rào cản về nhận thức khi hầu hết chủ doanh nghiệp cho rằng sử dụng người khuyết tật sẽ thêm nặng trách nhiệm, tốn kém. Còn ở địa phương vẩn tồn tại nhận thức giải quyết việc làm cho người lành còn chưa xong, làm sao lo được cho người khuyết tật... Nhận thức này sai lầm, vì tình trạng thất nghiệp là một tồn tại xã hội, không giải quyết triệt để đƣợc.
Ngoài ra việc pháp luật Quy định người khuyết tật làm việc 7h/ngày kiến nhiều doanh nghiệp ngại tuyển dụng người khuyết tật vì không đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường. Với một số công việc đòi hỏi trình độ cao, người khuyết tật có thể đáp ứng nhưng không được sự quan tâm đào tạo.
Thứ năm, người khuyết tật tự tạo việc làm còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì vay ngân hàng chính sách thì không có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp, nguồn vốn vay đối với người khuyết tật còn hạn chế.
Đa phần người lao động khuyết tật là những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình còn thuộc hộ nghèo cho nên để có vốn làm ăn là điều rất cần thiết đối với họ. Tuy nhiên đối với người khuyết tật tự tạo việc làm lại
44
gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vì vay ngân hàng chính sách thì thường chỉ được vay ít mà vay ngân hàng thương mại thì không có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp, rườm rà, các ngân hàng thương mại rất lo sợ khi cho vay vì tính rủi ro cao do đó việc cấp vốn cho người khuyết tật phát triển sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu, cung cấp thông tin về cơ hội việc làm cho NKT còn kém. Hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, công nghệ thông tin đang dần chiếmlĩnh thị trường và ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống con người kể cả người khuyết tật cũng vậy. Mà thông qua những trang thông tin người khuyết tật còn có cơ hội tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề cho bản thân mình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua khảo sát , có thể thấy người khuyết tật có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc làm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Thực trạng các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại địa bàn phường vẫn còn nhiều hạn chế .Về mức độ quan tâm của người khuyết tật với các hoạt động hỗ trợ, người khuyết tật quan tâm tối hỗ trợ tìm kiếm việc làm nhiều nhất nhƣng thực trạng của hoạt động này lại không đƣợc người khuyết tật tham gia thường xuyên do còn nhiều hạn chế trong hoạt động .
Có rất nhiều yếu tố tác động tới hỗ trợ việc làm của người khuyết tật như trình độ sức khỏe, trình độ học vấn, hứng thú đối với công việc, tâm lý bản thân và các yếu tố khác… Người khuyết tật cho rằng sức khỏe là yêu tố quan trọng nhất với số phiếu chiếm nhiều nhất(92%)
45