Quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về người lao động tỉnh bình định đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Trang 21 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

1.2. Quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Quản lý nhà nước là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý (các cơ quan quản lý nhà nước) lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Theo tác giả Trần Thị Thu (2006) “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động là sự tác động của Nhà nước thông qua bộ máy tổ chức của mình dựa trên các chính sách để điều chỉnh các công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này” [27] .

Và theo cách hiểu khác, Phan Huy Đường (2009) “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên các hoạt động xuất khẩu lao động nhằm đạt mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế” [15] .

Đối tượng của hoạt động quản lý là doanh nghiệp động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và lao động tham gia hoạt động xuất khẩu. Các chủ thể quản lý sẽ sử dụng các công cụ quản lý nhƣ: các chính sách, chế độ, quy chế, quy định về hoạt động động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hay các kế hoạch, chỉ tiêu động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc những quy định ràng buộc về mặt vật chất, pháp lý,... để tiến hành quản lý.

Quá trình quản lý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức từ quản lý trong nước cho đến quản lý ở nước ngoài, từ quản lý trực tiếp cho đến việc gián tiếp quản lý...Nhƣng dù sử dụng cách thức quản lý nào thì mục đích của hoạt động quản lý đều hướng đến hoạt động xuất khẩu thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả quốc gia, doanh nghiệp lẫn người lao động.

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: “QLNN về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động là sự tác động có chủ đích, có

tổ chức của chủ thể quản lý (các cơ quan QLNN) lên đối tƣợng bị quản lý là hoạt động xuất khẩu lao động và các doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc và người lao động tham gia thị trường nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống nhằm đạt mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động, ổn định xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế”.

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Một là, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài c n đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, xung quanh hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đang tồn tại nhiều vấn đề. Vì vậy nó đ i h i Nhà nước phải quản lý hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Nhà nước có vai tr hết sức quan trọng trong hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, do đó vai tr của Nhà nước đối với hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài lại càng thể hiện rõ nét. Nhà nước chính là chủ thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đƣa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài thực hiện, Nhà nước có bộ máy nhân sự để vận hành tổ chức quản lý hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đồng thời Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động XKLĐ phát triển. Vì vậy, QLNN về hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là một tất yếu.

Hai là, hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài c n đem lại hiệu quả lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia: hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ. Đồng thời, đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

c n đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước phát triển và nước đang phát triển. Vì vậy, nhà nước phải quản lý hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần vào việc phát triển chung của đất nước.

Ba là, hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài c n góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, từ đó quan hệ giữa nước đưa lao động đi và nước nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài c n nhiều vấn đề như một bộ phận NLĐ khi hết hạn hợp đồng vẫn ở lại cư trú, làm việc bất hợp phát trên nước bạn; một số thực tập sinh b trốn kh i nơi làm việc, vi phạm pháp luật của nước sở tại…Vì vậy, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý nhà nước nhằm giảm thiểu những vấn đề tồn tại nêu trên.

1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Hiện nay quản lý nhà nước về lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được quản lý chung bởi các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp trung ƣơng tới cấp tỉnh.

Ở Trung Ương, Cục quản lý lao động nước ngoài là đơn vị cao nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ở nước ngoài. Chức năng và nhiệm vụ của Cục gồm xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về lao động ở nước ngoài;

xây dựng chiến lƣợc, cơ chế chính sách; xây dựng văn bản th a thuận, nội dung đàm phán về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế; Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…..

Đối với đơn vị cấp tỉnh, theo phân cấp thì chức năng quản lý lao động ở nước ngoài do UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) thực

hiện quản lý. Trong đó Sở lao động thương binh và Xã hội cấp tỉnh thực hiện ban hành các văn bản pháp luật về lĩnh vực này theo đúng thẩm quyền, triển khai các văn bản của Nhà nước trong lĩnh vực có liên quan, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác lao đông đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng lao động...

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Theo Luật số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 về người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 thì QLNN về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gồm những nội dung sau:

1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

Các đơn vị QLNN thực hiện nghiên cứu nguồn cung LĐ trong nước và nhu cầu tiếp nhận LĐ của các nước để xác định chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN nói chung và cho từng khu vực, từng nước nói riêng. Chương trình, kế hoạch về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN là một bộ phận của chiến lƣợc ổn định và phát triển KT-XH, do đó hệ thống chính sách, chương trình kế hoạch hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN phù hợp với chính sách đầu tƣ, chính sách ƣu đãi về thuế và chính sách đào tạo....

Hiện nay Bộ LĐ-TBXH đang nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc phát triển hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng như phù hợp với đặc điểm LĐ Việt Nam. Chiến lƣợc này sẽ đƣợc trình Chính phủ, Quốc hội trong năm tới gắn với chiến lƣợc phát triển KT - XH chung.

Đối với các đơn vị cấp tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội các tỉnh thành sẽ tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo đúng phân cấp. Việc tổ chức thực hiện liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau nhƣ xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin thị trường, tổ chức đánh giá thị trường và tổ chức thực hiện thông qua các

văn bản quy định của Nhà nước về vấn đề này. Việc tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo đúng quy định, hiệu quả và phù hợp với các yêu cầu của nước nhận lao động.

1.3.2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Các đơn vị QLNN cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh nghiên cứu và ban hành hệ thống văn bản qui phạm pháp luật để quản lý, điều hành thống nhất hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN, thực hiện QLNN bằng pháp luật, nhƣ: Bộ Luật LĐ, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng, Nghị định, thông tƣ, quyết định..., tổ chức chỉ đạo, điều hành hệ thống pháp luật đó.

Nội dung của công việc này là việc thể chế hóa đường lối kinh tế thành pháp luật và thể chế của nhà nước, có tác dụng:

- Thứ nhất, thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN.

- Thứ hai, tạo niềm tin cho công dân, làm cho công dân yên chí làm giàu về kinh tế, toàn tâm, toàn ý lập thân, lập nghiệp khi nhà nước đã có đường lối chính trị - kinh tế rõ ràng. Tạo ra một trong những tiền đề cho “sân chơi” kinh tế. Kinh tế thị trường là một cuộc chơi lớn, quyết liệt để giành phần thắng.

Đến nay hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN cơ bản đã đƣợc hoàn thiện và cụ thể hoá, bao gồm: Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ng ai theo hợp đồng và các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành (03 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ trướng CP; 03 Thông tư liên Bộ và nhiều quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH).

Ngoài ra c n một số văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn các qui định của Luật và Nghị định nêu trên đang đƣợc Bộ LĐ-TBXH hoàn thiện.

1.3.3. Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN về hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN và giao nhiệm vụ trực tiếp cho Bộ LĐ-TBXH QLNN về lĩnh vực hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN trong cả nước.

Bộ LĐ-TBXH giao đơn vị trực tiếp là Cục Quản lý LĐ ngoài nước trực tiếp tham mưu thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN. Các cơ quan nhà nước liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ LĐ-TBXH ban hành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến QLNN về hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN, bao gồm:

Bộ Ngoại giao: Phối hợp với Bộ LĐ-TBXH trong việc QLNN ở nước ng ai, thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế; bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ, DN XKLĐ Việt Nam ở nước ng ai theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Bộ Tài chính: chủ trì quy định chính sách tài chính về hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN, về lệ phí cấp phép, phí dịch vụ, thuế thu nhập, thể thức quản lý tiền đặt cọc và bảo hiểm xã hội;

Bộ Công an: hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông cho NLĐ theo quy định của pháp luật, phối hợp với Bộ LĐ-TBXH trong việc ph ng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN;

Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: nghiên cứu trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền các chính sách để DN và NLĐ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng LĐ theo quy định;

Bộ Y tế: Quy định kiểm tra sức kh e tại các bệnh viện đa khoa. Trong một số trường hợp đơn vị được quyền kiểm tra sức kh e do phía NN chỉ định;

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nội dung hợp tác với nước ngoài hàng năm và 5 năm.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ng ai: Quản lý NLĐ Việt Nam làm việc ở nước sở tại, thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho Bộ LĐ-TBXH thông tin về tình hình thị trường LĐ ng ai nước và tình hình NLĐ Việt Nam, liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ LĐ-TBXH thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng LĐ, phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ.

Các địa phương, ở cấp tỉnh đơn vị trực tiếp QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN là Sở LĐ-TBXH. Ngoài ra, ở các cấp từ tỉnh đến huyện đều thành

lập Ban Chỉ đạo hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN thường do một đồng chí Phó Chủ tịch làm trưởng ban, các thành viên thuộc các ngành: LĐTBXH, Liên đoàn LĐ, Nội vụ, Ngân hàng, Công an để trực tiếp chỉ đạo công tác đƣa NLĐ đi làm việc ở NN trên địa bàn.

Vai tr trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đã được nâng cao, tạo cơ sở cho việc ban hành các chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật kịp thời để điều chỉnh các quan hệ, vấn đề phát sinh trong quá trình vận động phát triển hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN. Cơ chế, môi trường thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở NN và NLĐ tự tìm kiếm việc làm ngoài nước.

1.3.4. Thực hiện quản lý người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng mã số, tích hợp trên cơ sở dữ liệu về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, người lao động thực hiện đăng ký chuẩn bị nguồn lao động; đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; đề nghị xác nhận danh sách lao động dự kiến xuất cảnh; đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập; đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết sau khi xuất cảnh; báo cáo phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình dự án ở nước ngoài; báo cáo phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ) đăng nhập vào tài khoản, truy cập vào mục “chi nhánh doanh nghiệp” và thực hiện cập nhật thông tin chi nhánh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ, chấm dứt giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh hoặc chi nhánh chấm dứt hoạt động.

1.3.5. Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước Nhà nước hỗ trợ cho các DN về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng của thị trường và bảo vệ kinh tế Nhà nước đúng pháp luật nhằm chống thất thoát, đảm bảo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về người lao động tỉnh bình định đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)