Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về người lao động tỉnh bình định đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

1.4.1. Những nhân tố chủ quan

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trong nước

Thể chế chính trị, kinh tế, xã hội tạo nên môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, nó cũng quyết định phương thức, tổ chức bộ máy quản lý của đất nước, trong đó có hoạt động QLNN về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Mặt khác, đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài liên quan đến nhiều lĩnh vực QLNN thuộc nhiều cơ quan khác nhau nhƣ Bộ LĐTBXH, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước … Vì vậy, QLNN về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài cũng chịu sự tác động, chi phối bởi các quan hệ liên quan kể trên. Do vậy, nếu chỉ riêng QLNN về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được đổi mới, hoàn thiện thì cũng chỉ đạt một phần hiệu quả.

Thứ hai, chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước là mở cửa và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh tham gia vào quá trình toàn cầu hóa

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Vì vậy, nhiều văn bản về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đã được ban hành và thực hiện như các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của các Bộ ngành… góp phần tạo cơ chế, chính sách cho hoạt động XKLĐ diễn ra thuận lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã làm cho sự phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đối với đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đem lại những tác động tích cực nhƣng cũng đặt ra không ít thách thức. Ngày 31/12/2015,

Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong lĩnh vực đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài nói riêng và các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội nói chung. Cụ thể, việc cho phép lao động thuộc 8 ngành: Du lịch, kiểm toán, kiến trúc, khảo sát, nha sỹ, bác sỹ, y tá, điều dƣỡng viên đƣợc quyền tự do di chuyển tìm việc làm mà Cộng đồng ASEAN cho phép đã mở ra cơ hội cho các lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc để có thu nhập cao. Lao động Việt Nam hoàn toàn có thể có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…Cùng với đó, thị trường Việt Nam cũng sẽ “mở cửa” để đón nhận nguồn lao động chất lượng cao từ các nước phát triển này đến làm việc. Việc tự do dịch chuyển lao động này cũng chính là một cuộc cạnh tranh chất lƣợng lao động của mỗi quốc gia. Lao động của Việt Nam sẽ đối mặt với việc phải cạnh tranh với lao động của các nước trong khối liên kết ngay trên sân nhà. Vì thế, chính bản thân lao động của Việt Nam sẽ phải

“cạnh tranh” lẫn nhau. Lúc này, đ i h i mỗi lao động phải nâng cao tay nghề, kỹ năng và tác phong làm việc thật sự chuyên nghiệp.

Thứ ba, chất lượng nguồn lao động trong nước.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, chất lƣợng nguồn lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống c n của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và c n tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Ƣu điểm của nguồn lao động nước ta là: có nguồn lao động dồi dào, cần cù, thông minh, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp. Tuy nhiên hạn chế là lực lƣợng lao động có trình độ cao c n ít trong tổng lao động, thiếu công nhân lành nghề và lao động có trình độ cao, phân bố lực lƣợng lao động chƣa đều, nhất là lao động có trình độ. Vì vậy, đặt ra yêu cầu về QLNN phải có những giải pháp đặc biệt để nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nước nhập khẩu.

Thứ tư, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và thực hiện hoạt động XKLĐ

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và thực hiện hoạt động đưa người

đi lao động có thời hạn ở nước ngoài như: Bộ máy QLNN về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện việc QLNN về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và chất lượng thực thi của bộ máy QLNN. Trong các yếu tố trên thì yếu tố về pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý chỉ nói lên phương thức, cách thức thực hiện QLNN. Yếu tố con người (đội ngũ cán bộ, công chức) đóng vai tr quan trọng nhất vì họ là người đưa pháp luật, cơ chế, chính sách đi vào thực tế. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm trong bộ máy QLNN chính là yếu tố để đảm bảo hiệu quả việc QLNN. Cơ chế quản lý, giám sát, quản lý chất lƣợng nội bộ cơ quan QLNN cũng nhƣ hệ thống quản lý, giảm sát hoạt động hiệu quả sẽ phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quá trình thi hành công vụ của cán bộ, công chức để có thể kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, đảm bảo chất lƣợng QLNN.

Thứ năm, quan hệ chính trị với các nước.

Quan hệ kinh tế cũng nhƣ các quan hệ khác giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Lĩnh vực đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến con người và mỗi quốc gia khác nhau thì con người lại chịu ảnh hưởng của các nét đặc trưng văn hóa riêng khác nhau. Vì vậy trong hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và nhận lao động mối quan hệ chính trị giữa các nước với nhau có vai tr và ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu giữa các nước không có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau về chính trị, văn hóa, tôn giáo thì dễ xảy ra bất đồng, mâu thuẫn và không thể có sự di chuyển sức lao động giữa các quốc gia này.

Thứ sáu, chất lƣợng các doanh nghiệp XKLĐ.

Hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tổ chức và thực hiện của doanh nghiệp mà nhân tố chính là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Các doanh nghiệp đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài không chỉ phải có năng lực về vồn đầu tư cơ sở vật chất, khai thác, mở rộng thị trường mà c n phải hiểu rõ pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.

1.4.2. Những nhân tố khách quan Thứ nhất, bối cảnh kinh tế thế giới

Bối cảnh kinh tế thế giới có sự tác động rất lớn đến hoạt động đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn. Hiện nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (2019- nCoV) gây ra đang gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới và cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn của các quốc gia trên thế giới.

Việc đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn trong thời điểm hiện nay là không thể thực hiện được dẫn đến một số nước thiếu hụt lao động và một số nước thì không thể đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn. Việt Nam cũng nằm trong tình hình chung của thế giới, không thể đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn đi các nước mà phải đón các công dân về nước để bảo vệ công dân trước tình hình bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (2019-nCoV).

Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay là sự phát triển mang tính bùng nổ của khoa học và công nghệ, đây cũng chính là động lực để thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Các thành tựu khoa học - công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích trong sự phát triển của đất nước. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm và chu kỳ sản xuất cũng đƣợc rút ngắn đáng kể. Với sự tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ, chúng ta thấy trên TTLĐ quốc tế tình trạng cung vƣợt cầu ở phân đoạn lao động phổ thông, trong khi đó diễn ra tình trạng thiếu lao động trình độ cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ mới và khoảng cách giữa nhu cầu lao động phổ thông và lao động kỹ thuật cao tiếp tục có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh hơn. Ở Việt Nam, có thể nói hiện nay chất lƣợng nguồn nhân lực đã được nâng cao hơn trước nhưng về cơ bản thì nguồn nhân lực của nước ta vẫn chƣa thể đáp ứng và theo kịp đƣợc yêu cầu của TTLĐ quốc tế. Đây cũng chính là thách thức không nh đối với việc QLNN về đưa người lao động đi nước ngoài

làm việc có thời hạn nhằm định hướng và nâng cao năng lực cạnh tranh của việc đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn nước ta trong thời gian tới.

Thứ ba, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn.

Việc đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn đã mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội nên ngày càng được nhiều nước quan tâm, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, và đây cũng được xem như là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện nay, trên thị trường sử dụng lao động trong khu vực cũng như trên thế giới đã có sự thay đổi căn bản về nhu cầu sử dụng, chất lƣợng và cơ cấu tiếp nhận lao động. Các nước nhận lao động ngày càng đ i h i sử dụng lao động có chất lượng cao, dẫn đến việc giảm đáng kể số lượng lao động nước ngoài trong hoạt động sản xuất, giá thuê nhân công hạ. Bên cạnh đó, vì mục tiêu lợi nhuận, siêu lợi nhuận và giá nhân công nội địa cao, do vậy các nước đã và đang chuyển dịch đầu tư tư bản và công nghệ sản xuất sang các nước nghèo có giá nhân công thấp và dịch vụ rẻ. Hơn nữa, các nước đang phát triển dư thừa lao động tiếp tục đẩy mạnh việc đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn khiến sự cạnh tranh trên TTLĐ xuất khẩu quốc tế đã và đang diễn ra rất quyết liệt.

Thứ tư, đặc điểm thể chế chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp, phong tục tập quán của các nước sử dụng lao động.

Việc đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn không chỉ chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu mà c n chịu tác động của nhiều yếu tố khác như chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… Nếu nước nhận lao động và nước đưa lao động đi có sự tương đồng về văn hóa sẽ thuận lợi trong quan hệ lao động, khi đó NLĐ sẽ dễ h a nhập hơn với môi trường làm việc mới để phát huy tốt nhất năng lực; về mặt xã hội, nếu NLĐ xuất phát từ xã hội có truyền thống gần gũi và tương đồng thì sẽ hạn chế được những mâu thuẫn phát sinh do sự khác biệt về ý thức xã hội. Hay hoạt động xuất –nhập khẩu lao động cũng khó có thể diễn ra giữa các nước có quan hệ đối ngịch hay thù địch về chính trị .Vì vậy, QLNN về đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn cần phải hiểu rõ những đặc

điểm của nước nhận lao động để có giải pháp hài h a mối quan hệ giữa các bên.

Thứ năm, các yếu tố không thường xuyên và bất khả kháng khác.

Chiến tranh, xung đột giữa các nước, khu vực dù không thường xuyên xảy ra nhưng cũng ảnh hưởng không nh đến hoạt động đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn. Trong giai đoạn 2020 – 2021, Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid19. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các quốc gia để thực hiện công tác hỗ trợ người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài về nước. Theo đó trong giai đoạn từ tháng 4-2020 đến tháng 9- 2021, các hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức hơn 400 chuyến bay "giải cứu"

vận chuyển hơn 110.000 công dân về nước và hỗ trợ gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả một phần chi phí cho hơn 30.000 công dân. Bên cạnh đó thời gian qua căng thẳng giữa Nga và Ucraina cũng ảnh hưởng không nh tới hoạt động đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn, đ i h i QLNN về đưa người lao động đi nước ngoài làm việc có thời hạn phải tính đến để có định hướng và đƣa ra các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về người lao động tỉnh bình định đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)