CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ở một số tỉnh, thành của Việt Nam và bài học kinh nghiệm
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ở một số tỉnh, thành của Việt Nam
1.5.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên
Phú Yên là tỉnh giáp danh với tỉnh Bình Định, trong năm 2019 tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo quyết liệt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sang một số các quốc gia nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đồng thời các quốc gia nhận lao động của tỉnh Phú Yên cũng đánh giá rất cao về chất lƣợng nguồn lao động. Sở dĩ đạt đƣợc nhƣ vậy là do:
Một là, công tác quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài: Công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thông qua công tác này nhằm tạo cho lao động có việc làm, tăng thêm thu nhập góp
phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Hai là, chính sách đào tạo nghề cho hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài: tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho lao động, ƣu tiên lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thuộc diện gia đình chính sách, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; giúp cho người lao động có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỉnh cũng đã triển khai thí điểm “Hỗ trợ vốn vay cho người lao động tỉnh Phú Yên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, từ nguồn ngân sách địa phương, giai đoạn 2019 – 2021”.
Ba là, chính sách hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp làm tốt công tác xuất khẩu lao động: Đối với các doanh nghiệp làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài tỉnh đã có các chính sách hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện như chính sách về phát triển thị trường, chính sách về hỗ trợ tài chính... tỉnh cũng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể thực hiện việc đưa lao động đi xuất khẩu đến các nước trên thế giới.
Bốn là, công tác thanh tra, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài cũng được tỉnh rất chú trọng, quan tâm: Xác định việc thanh tra, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài là một hoạt động có vai tr quan trọng trong QLNN về đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài, vì vậy tỉnh cũng đã thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài nhƣ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến đƣa người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài, kiểm tra sự tuân thủ về tài chính trong đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài … việc thanh tra này đƣợc thực hiện trong phạm vi các doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc nước ngoài, các tổ chức, đơn vị cung cấp lao động cho các doanh nghiệp [32, tr16-24].
1.5.1.2. Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn 2019 đến 2021 Hồ Chí Minh đã có nhiều thành công trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Sở dĩ,
Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đƣợc nhƣ vậy là do:
Thứ nhất, lãnh đạo UBND Thành phố đã đàm phán với các nước có lao động VN làm việc, để ký kết các hiệp định, hợp tác nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng và đại diện quản lý lao động của doanh nghiệp XKLĐ của Thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, UBND Thành phố đã rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các đối tượng người dân, doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động một cách đồng bộ và hiệu quả, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp XKLĐ và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý lao động xuất khẩu.
Thứ ba, UBND đã tăng cường công tác nâng cao nhận thức của người lao động về ý nghĩa và mục đích XKLĐ, nâng dần chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu bằng việc đào tạo nghề một cách bài bản phụ hợp với nhu cầu việc làm của nước tiếp nhận, đẩy mạnh việc dạy ngoại ngữ nhất là ngôn ngữ nước sở tại, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc xa tổ quốc.
Thứ tư, UBND Thành phố đã xây dựng mô hình quản lý lao động hợp lý vừa quản lý tốt lao động vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, dung h a các lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội.
Thứ năm, UBND Thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát kỹ thị trường, nhất là thị trường mới, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng lao động, thẩm định kỹ các đơn hàng lao động. Tăng cường những cán bộ gi i về ngoại ngữ, có trình độ nghiệp vụ, có quan hệ tốt với môi giới và chủ sử dụng lao động, có tâm huyết với người lao động làm đại diện cho doanh nghiệp ở nước ngoài. số cán bộ đại diện phải tỷ lệ thuận với số lƣợng lao động và môi giới và phải đƣợc cử trực tiếp đến nơi lao động làm việc và sinh sống. Ngoài ra nên áp dụng mô hình quản lý nhóm hoặc các đội lao động,
mỗi nhóm từ 10-15 người, đứng đầu nhóm là tổ trưởng vừa là lao động đồng thời là người quản lý trực tiếp các lao động trong nhóm, được hưởng thêm phụ cấp, định kỳ báo cáo tính hình lao động cho cán bộ đại diện doanh nghiệp tại vùng mình làm việc, nhằm tạo thành đội ngũ quản lý cơ sở và tăng cường tính tự quản của người lao động.
Thứ sáu, UBND Thành phố đã tăng cường công tác tuyên truyền, kể cả việc phát hành các tờ báo riêng cho lao động ngoài nước, tổ chức các đoàn nghệ thuật ra nước ngoài biểu diễn nhằm tạo ý thức về tự hào dân tộc để người lao động gắn bó với quê hương, đất nước. Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan quản lý lao động nước ngoài của nước sở tại và các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ, phi chính phủ để phối hợp quản lý, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài.
Thứ bả , có chính sách hậu XKLĐ hợp lý để hỗ trợ và tạo cơ chế cho người lao động về nước có thể sử dụng hiệu quả, tay nghề, kinh nghiệm và số vốn họ kiếm được khi c n làm việc ở nước ngoài tạo đồng thời tạo sự an tâm, tin tưởng cho số lao động sắp hết hạn hợp đồng sẳn sàng về nước đúng hạn [31, tr27].
1.5.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng.
Để nâng cao hiệu quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn thành phố, trong năm 2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND thành phố ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 16/4/2020 về tăng cường quản lý hoạt động đưa người lao động của thành phố Đà Nẵng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nội dung của Chỉ thị số 02/CT- UBND yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, quận... tăng cường quản lý và đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực, hoạt động hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thường xuyên trao đổi, phối hợp với doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về thị trường tiếp nhận lao động, nhu cầu tuyển chọn lao động, các vướng mắc, khó khăn trong công tác tuyển chọn lao động Đà Nẵng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hướng dẫn kịp thời việc thực hiện các quy định của pháp luật về đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đƣa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó tuyên truyền đầy đủ các thông tin về thị trường lao động, về phong tục tập quán, chính sách pháp luật của các nước mà người lao động sẽ đến làm việc.
Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyên truyền, vận động người lao động tuân thủ hợp đồng, pháp luật nước sở tại; về nước đúng hạn khi kết thúc hợp đồng. Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến với người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài như: Công việc, điều kiện làm việc, yêu cầu về đào tạo, chi phí, mức lương...
để người lao động có sự lựa chọn phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm trong việc thực hiện chính sách, thủ tục liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không được cấp phép, lợi dụng danh nghĩa hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để lừa đảo, lôi kéo, tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn...
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực, trong đó có các thị trường truyền thống tiếp nhận số lƣợng lớn lao động của Việt Nam nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực đưa và tiếp nhận người lao động do chính sách của các nước về ph ng, chống dịch bệnh. Tuy điều kiện khách quan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng số người lao động của thành phố Đà Nẵng đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 vẫn đạt 510/500 người, bằng 102% kế hoạch do UBND giao [30, tr12].