Tiền bạc và hàng hoá

Một phần của tài liệu Henry ford cuộc đời và sự nghiệp của tôi (Trang 117 - 126)

Lợi nhuận sẽ thuộc về ba nơi: thứ nhất là doanh nghiệp có nhiệm vụ duy trì, tăng trưởng và kinh doanh hiệu quả, thứ hai là thuộc về những người góp phần sản xuất ra sản phẩm, thứ ba một phần nào đó, là thuộc về khách hàng. Một doanh nghiệp thành công sẽ phải đem lại lợi ích cho cả ba bên: người hoạch định, người sản xuất và người tiêu dùng.

Mục đích chính của doanh nghiệp sản xuất là phải sản xuất. Nếu doanh nghiệp luôn xác định được mục đích n{y thì tiền bạc chỉ là vấn đề thứ yếu, chỉ còn liên quan tới sổ sách thống kê mà thôi. Nguyên tắc sử dụng tài chính của tôi rất đơn giản. Tôi mua hàng bằng tiền mặt, luôn dự trữ trong tay một khoản tiền mặt lớn, tận dụng triệt để cơ hội được giảm giá, rút lãi suất tài khoản trong ngân hàng. Tôi coi ng}n h{ng l{ nơi an to{n, thuận lợi để gửi tiền. Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh thì chúng ta sẽ đ|nh mất công việc kinh doanh của chính mình. Cũng vậy khi chúng ta đầu tư thời gian để trở th{nh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chúng ta sẽ bị thất bại trong công việc sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư v{o c|c xưởng sản xuất chứ không phải đầu tư v{o ng}n h{ng. Tôi không nói rằng người làm doanh nghiệp không cần phải biết chút gì về lĩnh vực t{i chính, nhưng tốt hơn l{ anh ta chỉ nên biết ít thôi chứ không nên biết nhiều. Nếu anh ta quá thành thạo về lĩnh vực t{i chính, anh ta thường sẽ có xu hướng nghĩ rằng mình có thể vay tiền thay vì phải làm ra tiền. Nếu nghĩ như vậy thì anh ta không còn là doanh nhân nữa m{ đ~ trở th{nh người diễn trò tung hứng tiền bạc, luôn luôn chơi trò tung hứng với các trái phiếu và cổ phiếu.

Nếu thực sự là một chuyên gia thì anh ta hoàn toàn có thể tung hứng được như vậy liên tục trong một thời gian d{i. Tuy nhiên, đến một lúc n{o đó, anh ta có thể bị lỡ nhịp và toàn bộ những trò tung hứng sẽ sụp đổ nhanh chóng. Vì thế, công việc sản xuất không thể lẫn lộn với hoạt động của ng}n h{ng được. Tôi nghĩ rằng hiện nay một số doanh nh}n có xu hướng lấn sân sang các hoạt động của ng}n h{ng, v{ ngược lại, một số chủ ng}n h{ng cũng muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khuynh hướng này sẽ bóp méo mục đích đúng đắn của hoạt động ng}n h{ng cũng như hoạt động kinh doanh, v{ như vậy nó sẽ g}y t|c động xấu tới cả hai ngành này. Tiền cho sản xuất phải có được từ c|c xưởng sản xuất chứ không phải từ ngân hàng. Tôi thấy rằng xưởng sản xuất có thể đ|p ứng mọi loại nhu cầu. Ví dụ như trường hợp công ty bị thiếu vốn nghiêm trọng, vốn sẽ được huy động từ c|c xưởng sản xuất. Các xưởng này có thể đóng góp được một số lượng vốn nhiều hơn bất cứ số tiền nào có thể vay được từ c|c ng}n h{ng trong nước.

Chúng tôi đ~ buộc phải quan t}m đến vấn đề tài chính trong những lần phủ nhận các thông tin sai lệch liên quan tới công ty chúng tôi. Chẳng hạn, v{i năm trước đ}y, chúng tôi đ~ phải liên tục phủ nhận thông tin sai lệch rằng Hãng sản xuất xe Ford thuộc quyền sở hữu của công ty dầu Standard Oil. Với quan điểm đó, chúng tôi cũng phủ nhận luôn rằng chúng tôi không có liên quan gì tới các công ty thuộc ngành kinh doanh nào khác và rằng chúng tôi cũng không có ý định b|n xe hơi qua thư. Năm ngo|i, còn có lời đồn đại điển hình nhất theo kiểu trên l{ chúng tôi cũng có tham gia thị trường tài chính phố Wall để kiếm lời. Tôi chẳng

muốn bận tâm tới việc phủ nhận điều này vì sẽ mất rất nhiều thời gian để phủ nhận được mọi thứ. Thay vì như vậy, chúng tôi quản lý công ty tốt, chứng minh rằng công ty chúng tôi thực sự không cần tiền. Kể từ đó, tôi không còn nghe thấy lời đồn đại n{o l{ chúng tôi được phố Wall trợ giúp tài chính nữa.

Chúng tôi không phản đối việc vay tiền cũng không phản đối các chủ ngân hàng. Chúng tôi chỉ phản đối việc sử dụng đồng tiền vay mượn để làm những công việc mà tự mình có thể l{m được. Chúng tôi cũng phản đối những chủ ngân hàng coi doanh nghiệp như một miếng mồi béo bở. Chúng tôi muốn nói rằng phải biết đặt tiền bạc, vay mượn và đầu tư đúng chỗ. Để l{m được điều n{y, người ta phải x|c định chính xác cần dùng tiền vào việc gì và làm thế n{o để có thể hoàn trả khoản tiền đó.

Trong kinh doanh, tiền chỉ là một công cụ. Nó cũng như một bộ phận của một chiếc máy. Khi anh gặp khó khăn bắt nguồn từ nội bộ doanh nghiệp, anh hoàn toàn có thể vay mượn 100 nghìn máy tiện cũng như 100 nghìn đô la để giải quyết vấn đề đó, nhưng dù có thêm nhiều máy hay nhiều tiền thì cũng không giải quyết được khó khăn đó. Chỉ bằng cách động não, tích cực suy nghĩ v{ can đảm thì vấn đề mới có thể được giải quyết. Một doanh nghiệp sử dụng sai mục đích những gì nó đã có thì cũng sẽ tiếp tục sử dụng sai những gì nó có thể nhận được. Cách giải quyết hiệu quả nhất là phải sửa chữa những cách sử dụng sai lầm đó. Khi thực hiện được điều này thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu có được lợi nhuận, cũng giống như một cơ thể mới hồi phục bắt đầu cung cấp được đủ lượng máu tinh khiết.

Vay mượn dễ trở thành một cái cớ để người ta không phải lo lắng về những khó khăn của mình. Nó cũng l{ nguyên nh}n g}y ra sự lười nhác và tự ti. Một số doanh nhân rất lười biếng không muốn xem xét vấn đề một cách tổng thể và tìm ra thực chất vấn đề, hoặc là họ quá tự ti nên nghĩ rằng bất cứ điều gì họ l{m cũng l{ sai lầm. Trong khi đó, quy luật kinh doanh cũng giống như định luật trọng lực, những nguời đi ngược lại các quy luật này mới cảm thấy được sức mạnh của các quy luật đó.

Vay mượn tiền để mở rộng kinh doanh là một chuyện; vay mượn để bù vào thiệt hại vì sự quản lý yếu kém lại là một chuyện khác. Anh không thể dùng tiền vay để giải quyết vấn đề theo kiểu thứ hai này vì tiền sẽ không thể l{m được công việc đó. Chỉ có bằng cách thực hành tiết kiệm thì mới giảm được lãng phí; có tích cực suy nghĩ s|ng tạo thì mới tr|nh được quản lý yếu kém. Những phương ph|p như thế chẳng có gì liên quan tới tiền bạc. Thậm chí, trong một số trường hợp thì tiền bạc lại là kẻ thù của c|c phương ph|p trên. Một số doanh nhân nhờ những bước đầu khởi nghiệp đầy khó khăn đ~ nhận ra một điều là: nguồn vốn quý giá nhất của họ nằm trong đầu họ chứ không ở các ngân hàng. Nhiều khi, việc vay mượn tiền cũng giống như việc người nghiện rượu uống một chén rồi lại muốn uống thêm chén nữa để thoả cơn nghiện. Vay tiền cũng không thể giải quyết được những việc mà người ta hy vọng nó có thể làm, nó chỉ đơn giản l{ l{m tăng thêm phần khó khăn bế tắc…Việc siết chặt khâu quản lý lỏng lẻo trong doanh nghiệp sẽ có ích hơn l{ việc đi vay mượn với mức lãi 7%.

Những yếu kém trong nội bộ doanh nghiệp cần phải đựơc lưu ý nhiều nhất. “Kinh doanh”, theo nghĩa mua b|n với khách hàng, chủ yếu có nghĩa l{ đ|p ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu anh sản xuất những gì khách hàng cần và bán ở mức giá phù hợp sao cho sản phẩm của anh trở th{nh phương tiện giúp đỡ khách hàng chứ không phải là gánh nặng đối với họ, thì anh sẽ có được công việc kinh doanh lâu dài. Khách hàng sẽ mua những gì có thể giúp ích cho họ một cách tự nhiên giống như khi họ uống nước vậy.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất h{ng hóa đòi hỏi phải có sự quan t}m thường xuyên: máy móc bị hao mòn cần phải được sửa chữa, bảo dưỡng; con người làm việc lâu có thể trở nên tự m~n, lười biếng hoặc cẩu thả. Kinh doanh một mặt hàng nào đó có nghĩa là con người và máy móc kết hợp với nhau để sản xuất ra hàng hoá đó, và cả con người lẫn máy móc đều luôn cần được sửa đổi và thay thế. Những người có “quyền cao chức trọng”

trong công ty là những người cần phải cải tổ nhiều nhất, nhưng họ cũng lại là những người nhận thức được điều này sau tất cả mọi người. Khi nào doanh nghiệp bị trì trệ vì phương pháp quản lý yếu kém, bị suy yếu vì các bộ phận chức năng thiếu sự quan t}m đúng mực;

khi các thành viên ban quản trị ngồi trên ghế của mình cứ như thể là các kế hoạch họ đưa ra sẽ hoạt động hiệu quả và họ có thể thoải mái nghỉ ngơi. Khi doanh nghiệp trở thành một nơi để mọi người sống nhờ vào, chứ không phải l{ nơi để anh làm việc thì đó l{ lúc anh sẽ phải đối mặt với khó khăn. V{o một buổi s|ng đẹp trời n{o đó, anh thức dậy và nhận ra mình đang l{m việc nhiều hơn lúc n{o hết nhưng kết quả lại chẳng thu được là bao nhiêu. Anh bắt đầu thấy mình thiếu tiền. Anh có thể vay mượn, và có thể vay một cách hết sức dễ dàng vì người ta sẵn sàng mang tiền đến cho anh vay. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục vay thì anh đang tạo nguyên nhân cho mọi sai lầm. Anh đang tiếp tục tạo cơ hội cho những rắc rối kéo dài.

Liệu người ta có thận trọng với số tiền vay mượn hơn l{ với số tiền tự có của mình hay không? Điều này chẳng bình thường chút nào. Vay tiền trong những điều kiện trên giống như l{ anh đ~ cầm cố một khoản tài sản đang suy kiệt vậy.

Thời điểm mà doanh nghiệp nên vay tiền, nếu có lúc phải vay tiền, là lúc mà anh ta không cần tới nó. Có nghĩa l{ lúc anh ta không cần tới tiền làm vật thay thế cho những việc mà chính anh ta phải tự thực hiện. Nếu công việc kinh doanh của anh ta thuận lợi và cần phải mở rộng kinh doanh, đó l{ lúc tương đối an to{n để vay mượn. Nhưng nếu doanh nghiệp cần đến tiền chỉ vì sự quản lý yếu kém thì cách giải quyết là phải xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng rồi sửa chữa sai lầm từ bên trong công ty chứ không nên “băng bó” chúng bằng khoản vay bên ngoài.

Quan điểm tài chính của tôi là kết quả của quan điểm bán hàng mà tôi thực hiện. Tôi cho rằng việc bán hàng với số lượng lớn, lợi nhuận thấp thì tốt hơn là bán với số lượng nhỏ, lợi nhuận cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho một số lượng lớn khách hàng có thể mua sản phẩm, đồng thời sẽ tạo được công ăn việc làm cho nhiều người với mức lương cao. Nó cho phép việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, hạn chế kiểu sản xuất theo mùa vụ và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng nhà máy khi tạm ngưng không hoạt động. Kết quả là các hoạt động sản xuất được duy trì liên tục và hợp lý. Nếu để ý kỹ, anh sẽ nhận ra c|i được gọi l{ “tình trạng tài chính khẩn cấp” chính l{ hậu quả của việc kinh doanh kém và thiếu kế hoạch.

Chỉ có kẻ thiển cận mới cho rằng giảm giá sản phẩm đồng nghĩa với giảm thu nhập của doanh nghiệp. Giải thích cho những người này hiểu được gốc rễ của vấn đề thường rất khó vì họ hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về kinh doanh. Ví dụ, có lần người ta hỏi tôi nếu như giảm gi| 80 đô la một chiếc xe và công ty chỉ b|n được 500 nghìn xe, chẳng lẽ như vậy lại không làm công ty mất đi một nguồn thu 40 triệu đô la hay sao. Tất nhiên, nếu như công ty chỉ bán 500 nghìn xe ở mức giá mới thì thu nhập sẽ giảm 40 triệu đô. Đ}y l{ một phép tính rất thú vị nhưng chẳng có liên quan gì tới việc kinh doanh, vì trừ khi anh giảm giá mà sản lượng không tăng thêm thì doanh nghiệp mới không có sự ổn định.

Nếu công việc kinh doanh mà không tiến triển thì có nghĩa là đang thụt lùi. Một doanh nghiệp như vậy sẽ cần đến rất nhiều tiền. Trước đ}y, người l{m kinh doanh thường hoạt động theo nguyên tắc giá cả nên giữ ở mức cao nhất mà khách hàng sẽ mua. Các doanh nghiệp thực thụ thời nay thì phải có quan điểm ho{n to{n ngược lại.

Các luật sư v{ chủ ngân hàng không thể hiểu rõ được thực tế này. Họ nhầm lẫn sự trì trệ với sự ổn định. Họ hoàn toàn không thể hiểu được rằng giá cả cần phải được giảm xuống.

Đ}y l{ lý do vì sao việc để cho chủ ngân hàng hoặc các luật gia tham gia quản lý doanh nghiệp là một tai họa của nghành toà án. Nếu doanh nghiệp có thể coi lợi nhuận chỉ như một quỹ tín dụng nhằm đầu tư để giúp cho công việc kinh doanh ngày càng tốt hơn, thì mới thấy được việc giảm giá sẽ làm tăng sản lượng đồng thời sẽ giải quyết các vấn đề về tài chính. Bởi vì chúng tôi nhanh chóng quay vòng được vốn v{ b|n được sản lượng lớn ở bất cứ mức gi| n{o, nên chúng tôi thu được lợi nhuận rất nhiều.

Mỗi sản phẩm chúng tôi chỉ được lời rất nhỏ nhưng tổng hợp lại thì đó lại là một con số rất lớn. Lợi nhuận không phải lúc n{o cũng đều đều như nhau. Sau khi giảm giá, lợi nhuận thu được sẽ chỉ rất ít trong một thời gian, nhưng sau đó tính kinh tế của sản xuất số lượng lớn bắt đầu có tác dụng và lợi nhuận sẽ nhanh chóng tăng lên. Tuy nhiên, lợi nhuận này sẽ không được chúng tôi phân phối theo dạng cổ tức. Tôi luôn chỉ phân phối cho lãi suất cổ phiếu một khoản tiền nhỏ. Ng{y nay, trong công ty tôi cũng không có cổ đông n{o muốn theo đuổi một chính sách phân phối lợi nhuận khác. Tôi coi lợi nhuận doanh nghiệp thuộc về doanh nghiệp hơn l{ thuộc về các cổ đông.

Theo tôi nghĩ c|c cổ đông phải là những người năng động trong các công việc và coi công ty như l{ một công cụ để phục vụ mọi người chứ không phải là một cái m|y để họ kiếm tiền. Nếu chúng tôi có thể thu được lợi nhuận lớn – m{ chính phương ch}m l{m việc để phục vụ kh|ch h{ng đ~ mang lại lợi nhuận lớn – thì một phần của lợi nhuận đó phải được d{nh để tiếp tục đầu tư v{o công việc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn v{ cũng nên d{nh một phần hoàn trả lại khách hàng. Trong suốt một năm, chúng tôi đ~ thu được lợi nhuận quá nhiều so với dự kiến, v{ chúng tôi đ~ vui vẻ tặng lại 50 đô la cho mỗi khách hàng khi mua một chiếc xe. Trong trường hợp này, có thể coi như chúng tôi đ~ tính gi| hơi đắt khoản tiền đó cho kh|ch h{ng một cách không chủ t}m. V{i năm trước, người ta đ~ kiện chúng tôi về chính sách giá cả và tài chính: họ muốn chúng tôi phải trả nhiều hơn v{o l~i suất cổ phiếu. Với tư c|ch người làm chứng, chúng tôi đ~ trình b{y chính s|ch công ty đ~ sử dụng và nó vẫn được chúng tôi áp dụng từ đó đến nay. Chính sách của chúng tôi như sau:

Trước hết, tôi cho rằng bán xe với số lượng lớn và với mức lợi nhuận nhỏ sẽ tốt hơn l{

bán với số lượng nhỏ và tỷ lệ lợi nhuận cao trên mỗi sản phẩm. Tôi suy nghĩ như vậy là vì nguyên tắc này cho phép một lượng lớn khách hàng có thể mua được xe, đồng thời còn tạo được công ăn việc làm cho nhiều công nhân với mức lương cao. Đ}y l{ những mục đích của đời tôi. Nhưng tôi sẽ không thành công, mà thậm chí sẽ thất bại hoàn toàn nếu như tôi không đạt được mục đích đó đồng thời với việc có được một khoản lợi nhuận hợp lý cho bản th}n tôi cũng như cho c|c đồng nghiệp của tôi.

Tôi thực hiện chính s|ch n{y vì đ}y l{ một chính s|ch kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.

Vì cứ hết năm n{y sang năm kh|c, ng{y c{ng nhiều khách hàng có thể mua được xe của chúng tôi, thì ngày càng có nhiều người có được công ăn việc làm ở chỗ chúng tôi. Sản lượng tăng lên khiến chúng tôi có được nguồn lợi nhuận lớn hơn mức chúng tôi d|m nghĩ tới hoặc mơ tới.

Hãy nhớ rằng mỗi khi anh giảm giá mà không giảm chất lượng xe thì anh đ~ l{m tăng số khách hàng có thể mua xe của bạn. Có những người không muốn mua xe với gi| 440 đô la nhưng họ sẽ mua với gi| 360 đô la. Với gi| ban đầu 440 đô la sẽ có khoảng 500 nghìn khách h{ng, nhưng với gi| 360 đô la, sản lượng có thể tăng lên tới 800 nghìn chiếc trong một năm, mỗi chiếc có thể l~i ít hơn nhưng phải sản xuất nhiều xe hơn, có nghĩa l{ nhiều người có việc l{m hơn v{ cuối cùng, chúng tôi sẽ thu được tất cả những khoản lợi nhuận mà chúng tôi cần có.

Tôi cũng xin nói luôn rằng chúng tôi đ~ không tin l{ mình có thể có được lợi nhuận lớn như vậy. Lợi nhuận vừa phải là tốt, không nên quá nhiều. Vì vậy, tôi đ~ thực hiện các biện pháp giảm giá trong mức có thể để kh|ch h{ng cũng như người lao động được hưởng lợi. Và cuối cùng, chính chúng tôi cũng có được nguồn lợi không nhỏ. Quan điểm này không giống với c|ch nghĩ thông thường rằng một doanh nghiệp phải được quản lý sao cho cuối cùng, cổ đông phải là người sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất. Do đó, tôi không cần tới các cổ đông theo c|ch nghĩ thông thường, vì họ không giúp được gì cho việc phục vụ khách hàng. Tôi chỉ muốn thuê được càng nhiều công nhân càng tốt để nhiều người được hưởng lợi ích từ hệ thống sản xuất m{ chúng tôi đang thực hiện; chúng tôi muốn góp phần vào việc xây dựng những mái ấm gia đình. Điều n{y đòi hỏi những khoản lợi nhuận lớn nhất phải được đưa v{o đầu tư cho c|c doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, chúng tôi không có chỗ cho những cổ đông không trực tiếp tham gia sản xuất. Các cổ đông trực tiếp làm việc (công nhân) thì sẽ quan tâm tới việc cống hiến hết sức lực hơn l{ tới cổ tức ở ngân hàng.

Nếu một lúc n{o đó, tôi phải lựa chọn việc giảm lương hoặc là xoá bỏ cổ tức, tôi sẽ xoá cổ tức. Khả năng n{y có thể ít xảy ra vì như tôi đ~ nói, nếu lương thấp thì không thể có tiết kiệm. Giảm lương là một chính sách tồi vì nó làm giảm sức mua. Nếu người ta cho rằng người l~nh đạo phải có trách nhiệm, thì một phần trách nhiệm là phải đảm bảo cho người dưới quyền có cơ hội có được một cuộc sống đầy đủ. Tài chính không chỉ liên quan tới lợi nhuận hoặc khả năng chi trả của công ty; nó còn bao gồm cả khoản tiền công ty trả lại cho xã hội thông qua lương công nh}n. Ở đ}y không có gì l{ nh}n đạo cả, trả lương hợp lý không phải l{ l{m nh}n đạo. Chỉ đơn giản là một công ty không thể được coi là ổn định nếu không

Một phần của tài liệu Henry ford cuộc đời và sự nghiệp của tôi (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)