Công việc kinh doanh lành mạnh phải là công việc luôn ngày càng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động để có được cuộc sống xứng đáng và dư dật, phải là công việc mà mỗi ngày lao động luôn làm người lao động cảm thấy tự hào.
Ngày nay có lẽ không từ n{o mang nghĩa bóc lột hơn từ “d}n chủ”, v{ theo tôi thường những người lớn tiếng kêu gọi dân chủ nhất chính là những người ít muốn có dân chủ nhất.
Tôi luôn nghi ngờ những kẻ lúc n{o cũng chỉ nói về dân chủ. Tôi tự hỏi liệu có phải họ đang muốn thiết lập một chế độ chuyên quyền hay họ muốn người khác gánh vác cho họ những việc m{ đ|ng ra tự họ phải làm. Tôi thuộc típ người ủng hộ dân chủ theo cách tạo cho mỗi người một cơ hội công bằng dựa trên năng lực của họ. Tôi cho rằng nếu chúng ta quan tâm hơn đến việc đ|p ứng nhu cầu của các thành viên thì chúng ta sẽ ít phải bận t}m hơn đến những danh hiệu l~nh đạo hư danh, m{ thay v{o đó, d{nh nhiều thời gian hơn cho những việc cần phải l{m. Nghĩ đến việc làm, chúng ta sẽ không phải băn khoăn về cảm tình trong công việc hay trong cuộc sống; chúng ta sẽ không phải băn khoăn về quần chúng và các tầng lớp xã hội, hay về c|c ph}n xưởng đóng hay mở, và những vấn đề như vậy chẳng liên quan gì đến cuộc sống thật cả. Chúng ta có thể bắt đầu bằng thực tế và chúng ta cần tới thực tế.
Thật không thể tin được khi có ý kiến cho rằng không phải toàn thể nhân loại đều là con người – vì c|c nhóm người đều không xem xét những người khác nhóm với mình một cách nh}n đạo. Người ta đ~ rất cố gắng để coi những đ|nh gi| n{y chỉ l{ th|i độ của một tầng lớp, nhưng thực sự thì đ}y lại l{ th|i độ của tất cả các tầng lớp, trong chừng mực họ đều chịu ảnh hưởng của quan niệm sai lầm về “giai cấp”. Trước đó, khi người ta cố gắng tuyên truyền để mọi người tin rằng chỉ những người gi{u có l{ vô nh}n đạo, lập tức người ta có chung quan niệm rằng ở người nghèo có đủ mọi đức tính tốt đẹp.
Tuy nhiên, người gi{u v{ người nghèo đều là tầng lớp thiểu số, và chúng ta không thể chỉ phân chia xã hội thành hai giai cấp như vậy. Sẽ không có đủ người gi{u v{ người nghèo để phân chia theo cách này. Nhiều người gi{u đ~ nghèo đi m{ không hề thay đổi bản tính, còn có nhiều người nghèo đ~ trở nên gi{u có, v{ điều n{y cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề chúng ta đang b{n ở đ}y.
Giữa người gi{u v{ người nghèo là rất nhiều những người kh|c, không gi{u m{ cũng chẳng nghèo. Xã hội của riêng các nhà triệu phú không khác gì xã hội của chúng ta hiện giờ;
một vài triệu phú sẽ phải trồng lúa mỳ, nướng bánh, chế tạo máy móc, và lái tàu – nếu không thì tất cả bọn họ sẽ chết đói. Phải có ai đó l{m việc. Thực sự thì không có một giai cấp cố định nào cả. Có những người làm việc và có những người không làm việc. Hầu hết
“những giai cấp” đó m{ chúng ta được đọc đều ho{n to{n l{ hư cấu. Thử đọc một tờ báo nào đó của giai cấp tư sản mà xem. Một số lời phát biểu về giai cấp lao động sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta, những người đ~ v{ vẫn đang l{ một phần của giai cấp lao động, đều biết rằng những lời phát biểu đó không hề đúng sự thật. Thử đọc một tờ b|o lao động bất kỳ đi. Những lời phát biểu của họ về “giai cấp tư sản” cũng sẽ làm anh ngạc nhiên không kém.
Tuy vậy, cả hai phía cũng phản |nh được chút ít sự thật. Những người thuộc giai cấp tư sản
thuần túy luôn tiêu phí thành quả lao động của người kh|c cũng đ|ng phải chịu những chỉ trích như vậy thôi. Họ đúng l{ cùng một giuộc với những con bạc ti tiện luôn lừa đảo chiếm đoạt tiền công của người lao động.
Những phát biểu về giai cấp lao động m{ chúng ta đọc được trên b|o chí tư bản rất hiếm khi do chính các nhà quản lý của các doanh nghiệp lớn viết, mà do một nhóm tác giả viết ra những gì họ nghĩ sẽ làm vừa lòng các ông chủ. Họ viết ra những gì bản thân họ cho rằng sẽ làm vừa lòng chủ. Xét về phía báo chí của người lao động, chúng ta lại thấy một nhóm tác giả tương tự, mục đích của họ là kích thích những thành kiến mà theo họ người lao động phải có. Cả hai loại tác giả trên đều chỉ là những tuyên truyền viên mà thôi. Và tuyên truyền mà không truyền b| được sự thật thì tự nó sẽ bị đ{o thải. V{ cũng nên như vậy. Anh không thể thuyết giảng cho người ta về lòng yêu nước với mục đích khiến họ để yên cho anh cướp bóc họ – mà với kiểu thuyết gi|o như vậy thì anh cũng chẳng trót lọt được mãi. Anh không thể lên lớp cho họ về nghĩa vụ phải làm việc chăm chỉ và tạo ra nhiều của cải vật chất, và lấy đó l{m bình phong cho việc vụ lợi cho bản th}n. Người lao động cũng không thể dùng vài lời nói suông để lấp liếm đi việc họ lười lao động.
Rõ ràng giới chủ nắm trong tay những thông tin m{ người lao động cần phải hiểu để hình th{nh quan điểm hợp lý v{ đưa ra những đ|nh gi| công bằng. Rõ r{ng người lao động cũng nắm được những thông tin quan trọng không kém những người chủ. Tuy nhiên, không ai có thể tin được là cả hai bên đều có tất cả mọi thông tin. V{ đ}y chính l{ điểm khiếm khuyết của tuyên truyền, ngay cả khi nó có khả năng th{nh công trọn vẹn. Chúng ta không muốn rằng ý kiến của bên này phải “tranh thủ” được cảm tình của phía bên kia, những người có ý kiến kh|c. Điều chúng ta thực sự cần là tập hợp tất cả các ý kiến với nhau và xây dựng được một ý kiến chung từ đó.
Lấy vấn đề của nghiệp đo{n v{ quyền đình công l{m ví dụ. Những người có thế lực nhất trong nghiệp đo{n l{ những người moi được tiền lương của nghiệp đo{n. Một số người bọn họ rất giàu. Một số thì lại ham mê việc g}y được ảnh hưởng lên các tổ chức tài chính lớn của chúng ta. Những người khác lại rất phấn khích với cái gọi là chủ nghĩa x~ hội mà họ thực hiện gần giống với chủ nghĩa bônsêvíc v{ chủ nghĩa vô chính phủ – lương của nghiệp đo{n đ~ giải phóng họ khỏi nhu cầu làm việc để họ có thể cống hiến toàn bộ sức lực vào việc tuyên truyền lật đổ. Tất cả bọn họ đều có uy tín và quyền lực nhất định mà lẽ ra trong cạnh tranh thông thường họ không thể có được.
Nếu công chức của nghiệp đo{n đều giỏi giang, trung thực, tử tế, thẳng thắn và thông th|i như phần lớn những người lập nên nghiệp đo{n thì cục diện hoạt động trong những năm gần đ}y hẳn đ~ kh|c. Nhưng phần lớn những công chức này – vẫn có những ngoại lệ đ|ng chú ý - đ~ không hề để t}m đến việc kết hợp công việc của mình với những phẩm chất tốt đẹp tự nhiên của người lao động; họ chỉ để t}m đến việc lợi dụng điểm yếu của người lao động, mà chủ yếu l{ điểm yếu của những người mới gia nhập nghiệp đoàn vốn chưa biết gì về chủ nghĩa th}n Mỹ, v{ cũng sẽ không bao giờ biết được nếu họ được những người đứng đầu nghiệp đo{n địa phương kèm cặp.
Trừ một số ít những người đ~ được chủng ngừa bằng học thuyết sai lầm về “chiến tranh giai cấp” v{ những người đ~ chấp nhận triết lý rằng tiến bộ có thể đạt được nhờ bao gồm kích động thêm các mối bất hoà trong công việc (như thế n{y: “Nếu anh nhận được 12 đô la một ng{y, đừng dừng ở đó. H~y đấu tranh để có được 14 đô la. Nếu anh được làm 8 tiếng một ng{y, đừng có ngốc nghếch mà cảm thấy thoả m~n; h~y đòi 6 tiếng. Hãy bắt tay vào việc đi! Chúng ta luôn phải làm một c|i gì đó để giải quyết tình trạng bất công n{y!”), người lao động đều có c|ch suy nghĩ đơn giản, theo một số nguyên tắc đ~ được quan sát và chấp nhận, những c|ch suy nghĩ n{y giúp họ nhận thấy c|c điều kiện lao động đang thay đổi. Trong khi đó, những người đứng đầu nghiệp đo{n chưa bao giờ nhận thấy điều đó. Họ luôn mong mọi thứ được giữ nguyên: tình trạng bất công, khiêu khích, đình công, bất an, v{ đời sống tự nhiên bị phá hoại. Vậy thì ở đ}u người ta cần công chức nghiệp đo{n? Mỗi cuộc đình công với họ là một cuộc tranh luận mới; họ chỉ tay v{ nói, “Thấy chưa, c|c người vẫn cần có chúng tôi.”
Người l~nh đạo nghiệp đo{n thực sự phải hướng dẫn người lao động làm việc và nhận lương, chứ không phải ngồi kích động người lao động đình công, ph| hoại và chết đói.
Nghiệp đo{n giữ vị trí l~nh đạo của đất nước là nghiệp đo{n của những người có lợi ích phụ thuộc lẫn nhau – những người có lợi ích hoàn toàn phụ thuộc vào sự hữu ích và hiệu quả của công việc họ làm.
Chúng ta sắp có sự thay đổi. Khi nghiệp đo{n của “những người đứng đầu nghiệp đo{n”
không còn nữa, biến mất cùng với nó sẽ là nghiệp đo{n của những người chủ bù nhìn - đó l{
những người chủ nếu không bị ép buộc thì không bao giờ l{m được việc gì tử tế cho nhân viên. Nếu những ông chủ bù nhìn này là một căn bệnh thì những người đứng đầu nghiệp đoàn ích kỷ trên là thuốc chữa. Nhưng nếu những người lãnh đạo nghiệp đoàn trở thành một căn bệnh thì chính những ông chủ bù nhìn sẽ trở thành thuốc chữa. Cả hai loại người n{y đều không xứng đ|ng v{ không có chỗ trong một xã hội có tổ chức. Và bọn họ sẽ cùng nhau biến mất.
Đ}y chính l{ những ông chủ bù nhìn đ~ lớn tiếng, “B}y giờ là lúc chúng ta phải xoá bỏ lao động nặng nhọc, chúng ta sắp triệt để xoá bỏ được rồi.” Nhưng những lời nói của họ rồi cũng sẽ rơi v{o im lặng giống như những lời thuyết giảng về “chiến tranh giai cấp” m{ thôi.
Những công nhân sản xuất - từ những người làm ở bàn vẽ cho đến những người ở s{n đúc - đã tập hợp lại dưới một nghiệp đo{n thực sự, và từ giờ trở đi, họ sẽ tự quản lý công việc của chính họ.
Ngày nay, việc khai thác sự bất m~n đang l{ một công việc được hợp thức hoá. Mục đích ở đ}y không phải l{ để ổn định hay để thực hiện công việc gì, mà là để duy trì sự bất mãn.
Công cụ để làm việc này là một mớ những lý thuyết sai lệch và những lời hứa hẹn không bao giờ thực hiện được một khi tr|i đất còn tồn tại. Tôi không phản đối các nghiệp đo{n lao động. Tôi không hề phản đối bất cứ hình thức tổ chức n{o đem lại tiến bộ. Tôi chỉ đề cập đến những tổ chức được lập ra để cản trở sản xuất – cho dù những tổ chức này có do những người chủ hay người lao động thành lập đi chăng nữa.
Bản th}n người lao động phải luôn cảnh gi|c đề phòng trước một số quan niệm vô cùng tai hại – tai hại cho bản thân họ và cho cả lợi ích quốc gia. Đôi khi người ta cho rằng một người lao động làm càng ít thì anh ta tạo ra càng nhiều việc cho người kh|c. Đ}y l{ sự ngụy biện, cho rằng lười biếng là sáng tạo. Lười biếng không bao giờ tạo ra việc l{m. Lười biếng chỉ tạo ra gánh nặng m{ thôi. Người chăm chỉ không bao giờ khiến cho đồng nghiệp của mình mất việc; thực tế người chăm chỉ chính l{ người cộng tác của người quản lý siêng năng - đó mới l{ người tạo ra công việc. Thật đ|ng tiếc, quan điểm n{y đ|ng lẽ ra đ~ phải được tuyên truyền cho những người nhạy cảm cho rằng mình đ~ giúp người khác khi trốn việc. Chỉ cần suy nghĩ một chút chúng ta cũng có thể phát hiện được sơ hở của quan niệm
“trốn việc” n{y. Công việc kinh doanh lành mạnh phải là công việc luôn ngày càng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động để có được cuộc sống xứng đ|ng v{ dư dật, phải là công việc mà mỗi ng{y lao động luôn l{m người lao động cảm thấy tự hào. Một đất nước ổn định nhất chính l{ đất nước có những người lao động trung thực, không bao giờ gian lận tư liệu sản xuất. Chúng ta không thể chơi trò lập lờ với luật kinh tế, vì nếu vậy các quy luật kinh tế sẽ kiềm chế chúng ta rất chặt chẽ.
Một việc trước đ}y do mười người làm mà hiện tại chỉ cần có chín người không có nghĩa l{ người thứ mười sẽ không có việc l{m. Người ta chỉ không thuê anh ta làm công việc đó mà thôi, và xã hội sẽ không phải chịu thêm một gánh nặng mưu sinh của anh ta khi phải trả thêm tiền cho công việc đó - vì rốt cuộc chính xã hội luôn phải trả tiền!
Một công ty công nghiệp đủ lớn để nhận thấy phải tổ chức lại cơ cấu để có thể làm việc hiệu quả hơn, v{ cũng đủ trung thực để tính giá sản phẩm đối với công chúng đúng như chi phí cần tính, thì sẽ là một doanh nghiệp mạnh dạn có thêm nhiều việc l{m đủ để thuê người lao động thứ mười. Chắc chắn doanh nghiệp này sẽ phát triển, và sẽ có thêm nhiều việc làm.
Một doanh nghiệp được quản lý tốt sẽ luôn cố gắng giảm chi phí lao động cho xã hội; và chắc chắn doanh nghiệp này sẽ thuê nhiều nh}n công hơn những doanh nghiệp chỉ biết tiêu phí thời gian vô ích và bắt xã hội phải chi trả cho sai lầm trong quản lý của họ.
Người thứ mười là một chi phí thừa. Người tiêu dùng sau cùng sẽ l{ người phải trả tiền cho anh ta. Nhưng việc anh ta l{ người thừa trong một công việc n{o đó không có nghĩa l{
anh ta l{ người thừa trong những công việc khác bên ngoài, hay thậm chí một công việc kh|c ngay trong cùng ph}n xưởng của anh ta.
Xã hội đang phải chi trả cho tất cả những sai lầm trong quản lý. Hơn một nửa những vấn đề hiện nay trên toàn thế giới là những vấn đề gây ra do sự trốn việc, do việc sử dụng lao động thay thế không phù hợp, do sự rẻ tiền và kém hiệu quả mà chúng ta vẫn đang phải chi trả bằng những đồng tiền chính đ|ng. Ở đ}u m{ hai người được trả tiền để làm công việc của một người thì ở đó, người ta sẽ phải trả gấp đôi so với số họ cần trả. Và thực tế là chỉ mới c|ch đ}y không l}u, ở Mỹ, chúng ta đ~ không còn sản xuất những thứ m{ trước chiến tranh v{i năm chúng ta vẫn làm.
Một ngày công của một người không chỉ có nghĩa l{ người đó đến ca làm tại xí nghiệp trong một số giờ theo yêu cầu, mà còn là anh ta phải bỏ ra công sức tương đương với số lương nhận được. Và nếu sự tương đương đó bị phá rối, theo cả hai c|ch: người làm công
phải làm nhiều hơn những gì anh ta nhận được, hoặc nhận được nhiều hơn những gì anh ta xứng đ|ng được hưởng – thì chẳng mấy chốc sẽ xảy ra trục trặc nghiêm trọng. Tình trạng này khi lan rộng khắp cả nước thì công việc kinh doanh của anh sẽ rối tung lên. Tất cả mọi khó khăn trong công việc đều bắt nguồn từ sự phá hoại những giá trị tương đương cơ bản trong xí nghiệp. Ban quản lý cũng phải chịu trách nhiệm cùng với người lao động. Ban quản lý cũng đ~ lười biếng. Họ thấy rằng thuê thêm 500 người dễ hơn nhiều so với việc cải thiện cách thức làm việc sao cho có thêm 100 lao động nhàn rỗi thừa ra từ lực lượng lao động cho công việc đó, những lao động này có thể chuyển sang làm những việc khác. Xã hội đang phải trả tiền, công việc kinh doanh đang phất, còn những nhà quản lý thì chẳng mảy may để tâm.
Trong công sở cũng không có gì kh|c so với trong xí nghiệp.
Quy luật giá trị tương đương bị phá vỡ do lỗi của quản lý cũng không kém gì với lỗi của nhân viên. Trên thực tế, nếu chỉ đưa ra những yêu cầu, thì sẽ không có công việc quan trọng n{o được đảm bảo cả. Đó là lý do tại sao các cuộc đình công luôn thất bại – cho dù có vẻ chúng đ~ rất thành công. Một cuộc đình công có thể mang lại lương cao hơn, giờ làm việc ít hơn nhưng lại trút gánh nặng vào cộng đồng thực sự là một cuộc đình công thất bại. Đình công như vậy chỉ khiến kinh doanh giảm khả năng phục vụ khách hàng, và giảm số lượng công việc tạo ra. Đấy l{ tôi chưa nói đến việc không cuộc đình công n{o có lý do chính đ|ng – đình công có thể gây sự chú ý giống như một tội |c. Người ta có thể đình công một cách công bằng – nhưng bằng c|ch đó, họ có nhận được sự công bằng hay không lại là chuyện kh|c. Đình công chỉ để đòi hỏi những điều kiện thích hợp và tiền thưởng l{ chính đ|ng. Điều đ|ng tiếc l{ con người buộc phải đình công để đòi những thứ họ có quyền được hưởng. Lẽ ra không một người dân Mỹ nào buộc phải đình công để đòi quyền lợi của mình. Họ đương nhiên phải được hưởng những quyền lợi đó, rõ r{ng như một điều hiển nhiên.
Những cuộc đình công n{y thường xảy ra là do lỗi của người chủ lao động. Một số người làm chủ không thích hợp với vị trí quản lý của mình. Việc tuyển dụng nhân viên - hướng dẫn họ hoạt động, chuẩn bị tiền thưởng cho họ sao cho xứng đ|ng với những gì họ làm và cân bằng với lợi ích của công ty - không phải là những việc cỏn con. Một doanh nhân có thể không hợp với công việc, cũng chỉ giống như một công nh}n đứng máy tiện không hợp với công việc.
Những cuộc đình công chính đ|ng chính l{ dấu hiệu cho thấy người chủ cần làm một công việc khác – việc mà ông ta có thể xử lý được. Một người chủ không phù hợp sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn l{ một người lao động không phù hợp: Anh có thể thay đổi, chuyển người lao động tới một việc phù hợp hơn. Nhưng với người chủ thì ta lại thường phải xử lý theo luật bồi thường. Do vậy, nếu người chủ đ~ ho{n th{nh công việc thì việc kêu gọi đình công là không nên chút nào.
Còn loại đình công thứ hai là loại có mưu đồ ẩn chứa bên trong. Với loại đình công này, người lao động trở thành công cụ cho một số những người vận động lợi dụng họ để mưu lợi cho bản thân. Lấy ví dụ: ở đây, ta có một doanh nghiệp lớn thành công nhờ việc họ đ~ thoả mãn nhu cầu của công chúng, đồng thời họ đ~ sản xuất hiệu quả và lành nghề. Doanh nghiệp này có tiếng là công bằng nhưng nó sẽ trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ đầu cơ. Chỉ cần nắm được quyền điều hành công ty, họ sẽ được hưởng