Mọi điều đều có thể xảy ra…chỉ cần ta có niềm tin, bởi vì “Niềm tin là điều tạo nên tất cả những gì chúng ta hy vọng, đó là bằng chứng của những điều còn chưa được nhìn thấy, nhưng nhất định sẽ xảy ra”.
Chúng ta đang đứng trước ng~ ba đường của một sự thay đổi, nếu tôi hiểu đúng c|c dấu hiệu của nó. Sự thay đổi đó xảy ra với mỗi chúng ta, tuy chậm chạp và khó thấy, nhưng ho{n toàn chắc chắn. Chúng ta đang dần học được cách liên hệ nguyên nhân và kết quả. Rất nhiều thứ mà chúng ta gọi là sự xáo trộn như thường thấy ở các thể chế hiện nay, thực ra chỉ là biểu hiện bề ngoài của sự đổi mới. Quan điểm của người d}n đang dần dần thay đổi, và chúng ta cũng thực sự cần phải có một quan điểm phần n{o kh|c đi để có thể khiến chế độ tồi tệ của quá khứ trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai. Chúng ta đang loại bỏ đi những đức tính đặc biệt đ~ từng được nhiều người nể phục như tính bướng bỉnh - mà thực ra chỉ là sự cứng đầu, bảo thủ - và sự thông minh; chúng ta cũng đang cố thoát khỏi tính đa cảm yếu đuối. Khi cố vứt bỏ những điểm đặc biệt đó, chúng ta vừa lẫn lộn sự cứng rắn với sự tiến bộ;
lại vừa nhầm lẫn sự mềm mỏng với sự tiến bộ. Chúng ta ngày càng nhận thức tốt hơn về thực tế và bắt đầu nhận ra rằng trên thế giới n{y, chúng ta đ~ có tất cả những thứ cần thiết phục vụ cho một cuộc sống đầy đủ nhất và rằng chúng ta sẽ biết cách tận dụng những thứ đó hiệu quả hơn một khi ta hiểu được chúng l{ gì v{ có ý nghĩa như thế nào.
Dù điều gì là sai lầm đi chăng nữa thì ta vẫn có thể điều chỉnh bằng c|ch định nghĩa rõ ràng về thế nào là sai lầm. Chúng ta đ~ soi mói nhau qu| nhiều về c|i m{ người n{y đ~ có còn người kia còn thiếu, đến mức chúng ta đ~ đẩy những vấn đề cá nhân ra khỏi phạm vi của cá nhân. Thật ra mà nói, bản tính con người thâm nhập rất sâu vào các vấn đề kinh tế của chúng ta. Tính ích kỷ tồn tại trong con người, và đương nhiên l{ chính điều đó lại làm hoen ố mọi sự cạnh tranh của cuộc sống. Nếu tính ích kỷ l{ đặc điểm của bất kỳ một tầng lớp n{o đó thì còn có thể dễ giải quyết, nhưng thực tế nó lại tồn tại trong tính cách của con người ở bất kỳ nơi đ}u. Rồi còn tính tham lam, đố kỵ, v{ ghen tuông cũng đều có trong mỗi con người.
Tuy nhiên, bởi vì cuộc đấu tranh sinh tồn đơn thuần ngày càng trở nên yếu đi v{ còn yếu hơn cả trước đ}y, mặc dù có thể cảm giác không an toàn, không chắc chắn trong mỗi chúng ta ngày càng gia tăng, chúng ta lại có cơ hội để thể hiện một số động cơ cao đẹp hơn.
Chúng ta nghĩ ít hơn đến những thứ rườm rà của nền văn minh khi trở nên quen dần với chúng. Vì vậy, như những điều mà cả thế giới ng{y nay đ~ thấy, sự tiến bộ luôn đi cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của mọi thứ trong cuộc sống. Ở sân sau của mỗi người Mỹ trung bình có nhiều thiết bị và vật liệu chế tạo hơn cả số lượng những sản phẩm đó trên to{n l~nh thổ của một quốc vương ch}u Phi. Một cậu bé bình thường người Mỹ cũng có nhiều đồ chơi ưa thích xung quanh mình hơn cả một cộng đồng người Eskimo. Đồ dùng nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ, v{ lò sưởi cũng đ~ đủ làm choáng ngợp kẻ thống trị giàu sang nhất c|ch đ}y năm trăm năm. Sự gia tăng những đồ đạc phục vụ cuộc sống thường nhật đó chỉ đ|nh dấu cho một giai đoạn phát triển. Chúng ta giống như người Ấn Độ mang theo tất cả tiền bạc của
mình vào thị trấn và mua mọi thứ anh ta thấy. Chúng ta không nhận thức được đầy đủ rằng một tỷ lệ lớn nhân công và nguyên liệu của ngành công nghiệp đ~ được tận dụng để cung cấp cho thế giới những thứ h{ng m~ v{ đồ rẻ tiền chỉ l{m ra để b|n v{ được mua chỉ để làm vật sở hữu. Tất cả những thứ đó chẳng phục vụ được gì cho thế giới này và cuối cùng cũng chỉ l{ đồ bỏ đi như ngay từ đầu chúng vốn đ~ đơn thuần là những thứ bỏ đi. Nh}n loại đang tiến lên xa hơn vượt qua khỏi giai đoạn sản xuất những thứ rẻ tiền, và công nghiệp đang tiền gần hơn để đ|p ứng nhu cầu của thế giới. Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi sự tiến bộ xa hơn nữa đối với cuộc sống mà nhiều người hiện nay đ~ nhận thấy- vượt xa khỏi giai đoạn chỉ “đủ tốt” hiện tại đang cản trở việc chúng ta đạt được cuộc sống tiến bộ hơn.
Chúng ta cũng đang ph|t triển thoát khỏi sự sùng bái của cải vật chất theo kiểu này.
Việc ta có gi{u có hay không không còn l{ điều gì đặc biệt nữa. Trong thực tế, l{ người giàu có không còn là tham vọng phổ biến nữa. Giờ đ}y con người không thích tiền chỉ l{ đồng tiền đơn thuần như trước đ}y họ đ~ từng coi nó như vậy. Chắc chắn họ sẽ không sợ hãi nó, cũng như không phải kính sợ người sở hữu nó. Những gì chúng ta tích luỹ l{ dư thừa vô ích và chẳng mang lại cho chúng ta một vinh dự nào.
Chỉ mất một lúc suy nghĩ để thấy rằng xét về lợi ích cá nhân thì một đống lớn tiền bạc cũng chẳng có nghĩa lý gì hết. Dù có nghèo hay gi{u thì con người vẫn là con người. Anh ta vẫn được nuôi dưỡng bằng cùng một số lượng và chất lượng thức ăn như nhau v{ được mặc ấm với cùng một lượng quần |o như thế. Và chẳng ai lại có thể sống trong hơn một phòng cùng một lúc cả.
Tuy nhiên, nếu một người có tầm nhìn rộng về dịch vụ, có các kế hoạch lớn lao mà không một nguồn lực thông thường nào có thể thực hiện được, nếu một người có tham vọng trong cuộc sống nhằm làm cho sa mạc của “c|c ng{nh sản xuất công nghiệp” nở bừng như những bông hồng, và cuộc sống thường ngày bỗng nở rộ thành những động lực của con người đầy mới mẻ và nhiệt huyết để có được những tính c|ch cao đẹp hơn v{ năng lực tốt hơn, thì người đó sẽ thấy được trong những đồng tiền đầu tư to lớn đó, những gì mà một người nông dân thấy trong hạt giống của mình – sự khởi đầu của những vụ thu hoạch mới và bội thu hơn- những mùa màng bội thu m{ người nông dân khó có thể chỉ giữ lợi ích của nó cho riêng mình như giữ ánh nắng mặt trời được.
Trên đời này có hai kẻ ngốc. Một là kẻ triệu phú nghĩ rằng bằng c|ch tích lũy tiền bạc anh ta cũng có thể đồng thời tích lũy được quyền lực thực sự, còn kẻ kia lại là nhà cải cách không một đồng xu dính túi luôn cho rằng chỉ cần anh ta thu tiền của tầng lớp n{y v{ đem cho một tầng lớp khác thì mọi căn bệnh của thế giới sẽ được cứu chữa. Cả hai người này đều đi không đúng hướng. Họ cũng có thể đ~ thử dồn v{o ch}n tường tất cả những quân cờ chiếu tướng hay tất cả c|c qu}n đô mi nô của thế giới với ảo tưởng là bằng c|ch đó họ vơ vét được thật nhiều kỹ năng. Một số kẻ kiếm tiền thành công nhất trong thời đại của chúng ta chưa bao giờ đóng góp được một xu thực sự đ|ng gi| n{o cho sự thịnh vượng của con người. Liệu một kẻ chơi cờ bạc như thế có bao giờ thực sự đóng góp được gì vào sự thịnh vượng của thế giới hay không?
Nếu tất cả chúng ta tạo ra sự giàu có với tất cả khả năng s|ng tạo của mình thì thì điều đơn giản xảy ra là sẽ có đủ mọi thứ cho tất cả mọi người, và mọi người cũng có được đủ mọi thứ họ cần. Bất kỳ một sự khan hiếm thực tế nào về đồ dùng cần thiết cho đời sốngchứ không phải là sự khan hiếm ảo do thiếu tiếng leng keng của tiền xu trong hầu bao của ai đó – chỉ là do nguyên nhân hoạt động sản xuất chưa đủ đ|p ứng. Và khi sản xuất không đủ, điều đó thường là do thiếu kiến thức về việc sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào mà thôi.
*
Để có thể phát triển hơn nữa, chúng ta phải coi những điều n{y như xuất ph|t điểm:
Rằng thế giới sẽ sản xuất, hoặc có khả năng sản xuất, đủ để cung cấp phương tiện sinh sống tươm tất cho mọi người – không chỉ cung cấp đủ thức ăn m{ còn đủ mọi thứ khác chúng ta cần. Bởi vì mọi thứ đều được làm ra từ tr|i đất này.
Rằng c|c nh}n công lao động, hoạt động sản xuất, phân phối, và phần thưởng hoàn toàn có thể được tổ chức sao cho đảm bảo được rằng những ai đ~ đóng góp sẽ được nhận phần chia cho đóng góp đó theo đúng lẽ công bằng.
Rằng bất kể nhược điểm của bản chất con người như thế n{o đi chăng nữa thì hệ thống kinh tế của chúng ta cũng có thể được điều chỉnh sao cho sự ích kỷ, cho dù có thể chúng ta không loại bỏ được hoàn toàn, sẽ mất đi quyền lực của nó - quyền lực cho phép nó gây ra sự mất công bằng nghiêm trọng trong kinh tế.
*
Một hoạt động kinh doanh trong cuộc sống có được thuận lợi hay khó khăn l{ tùy theo việc ta có hay thiếu kỹ năng sản xuất và phân phối. Người ta đ~ từng nghĩ rằng kinh doanh tồn tại l{ để kiếm lợi nhuận. Điều đó l{ sai. Kinh doanh tồn tại là để phục vụ xã hội. Đó l{
một nghề, và nghề đó chắc đ~ qui định đạo đức nghề nghiệp m{ người nào vi phạm sẽ bị coi thường phẩm giá. Kinh doanh cần nhiều hơn một tinh thần nghề nghiệp. Tinh thần kinh doanh thực sự cần có sự chính trực xuất phát từ lòng hãnh diện chứ không phải từ sự bắt buộc. Tinh thần nghề nghiệp sẽ tự nhận ra thế nào là vị phạm nó và trừng trị đích đ|ng những vi phạm đó. Nếu có được tinh thần kinh doanh như vậy, một ng{y n{o đó hoạt động kinh doanh sẽ trở nên trong sạch. Một chiếc máy cứ chốc chốc lại dừng lại là một chiếc máy không hoàn thiện, và sự không hoàn thiện đó nằm ngay trong chính bản thân chiếc m|y đó. Một cơ thể cứ hơi tý lại đổ bệnh là một cơ thể bệnh tật, và bệnh tật đó nằm ngay trong chính bản th}n cơ thể đó. Kinh doanh cũng tương tự vậy. Các khiếm khuyết trong kinh doanh, mà phần lớn là các khiếm khuyết về thể chế đạo đức, thường cản trở sự tiến bộ và khiến nó trở nên rất dễ bị ốm yếu. Rồi một ng{y n{o đó, vấn đề đạo đức trong kinh doanh sẽ được nhận thức rộng r~i hơn, v{ lúc đó kinh doanh sẽ được xem l{ ng{nh l}u đời nhất và hữu ích nhất của mọi ngành.
*
Tất cả những điều mà các công ty sản xuất của Ford đ~ l{m – tất cả những gì tôi đ~ l{m – là nhằm nỗ lực chứng minh bằng các công trình rằng mục tiêu phục vụ luôn đi trước lợi nhuận và rằng loại hình kinh doanh nào khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn sẽ là một ngành nghề cao quý. Tôi thường có ý nghĩ rằng những gì được xem là sự tiến bộ khá nổi bật của các doanh nghiệp của chúng tôi (ở đ}y tôi không muốn nói l{ “th{nh công”, vì nếu dùng từ này thì hình ảnh của chúng tôi luôn gắn liền với ý nghĩa của từ đó, m{ chúng tôi mới chỉ đang bắt đầu) là do tình cờ; v{ tôi cũng đ~ thường nghĩ rằng mặc dù c|c phương ph|p m{ chúng tôi đ~ áp dụng l{ tương đối ổn, nhưng chúng cũng chỉ phù hợp với việc tạo sản phẩm cụ thể của chúng tôi và sẽ không hề có tác dụng ở bất kỳ một dòng kinh doanh nào khác hoặc thậm chí, thật sự không có tác dụng đối với bất kỳ một sản phẩm n{o hay đặc tính nào khác ngo{i đặc tính của chúng tôi.
Người ta đ~ từng mặc nhiên cho rằng các lý thuyết v{ phương ph|p của chúng tôi là không có cơ sở về cơ bản. Đó l{ vì họ không hiểu các lý thuyết v{ phương ph|p đó. C|c sự kiện thực tế đ~ dập tắt những lời nhận xét kiểu đó. Tuy nhiên, trong khi đó, người ta cũng đồng thời hoàn toàn chân thành tin rằng bất kỳ một công ty n{o kh|c cũng không thể thực hiện được những điều chúng tôi đ~ l{m - tức là họ tin rằng chúng tôi đ~ được một c}y đũa thần hoá phép, rằng nếu theo cái cách mà chúng tôi đ~ sản xuất ô tô và máy cày thì kể cả chúng tôi hay bất kỳ ai kh|c cũng không thể l{m ra được giầy dép, hay mũ, hay m|y kh}u, hay đồng hồ, hay m|y đ|nh chữ, hay bất kỳ một đồ dùng cần thiết nào khác theo cùng một c|ch như vậy; và rằng nếu như chúng tôi có mạo hiểm kinh doanh v{o c|c lĩnh vực khác thì chúng tôi sẽ nhanh chóng phát hiện ra ngay các sai sót của mình. Tôi không đồng ý với bất kỳ quan điểm nào ở trên. Không có gì mà không có lý do của nó. Các trang viết ở trên đ~
chứng tỏ điều này.
Chúng tôi chẳng có cái gì mà những người khác không thể không có. Chúng tôi không có may mắn nào khác ngoài việc luôn luôn quan tâm tới bất kỳ người nào cố gắng hết lòng vì công việc. Chẳng có cái gì gọi l{ “thuận lợi” trong giai đoạn bắt đầu của chúng tôi cả. Chúng tôi khởi nghiệp hầu như với hai bàn tay trắng. Những gì chúng tôi có là do chúng tôi kiếm được, và chúng tôi kiếm bằng sự lao động không mệt mỏi và niềm tin trung thành vào một nguyên tắc chung. Chúng tôi chọn lựa những sản phẩm được gọi là xa xỉ và biến nó trở th{nh đồ dùng cần thiết mà không lừa lọc, gian trá. Khi chúng tôi bắt đầu sản xuất xe ô tô, đất nước còn có rất ít đường đẹp, xăng thì khan hiếm, và trong trí óc của người dân vẫn in sâu một tư tưởng l{ xe hơi chẳng qua chỉ có thể l{ đồ ăn chơi của dân nhà giàu mà thôi. Lợi thế duy nhất của chúng tôi l{ trước đó chưa có ai từng d|m l{m như chúng tôi – đó l{ lợi thế
“không có tiền lệ”.
Chúng tôi bắt đầu sản xuất theo một nguyên tắc nhất định - một nguyên tắc mà hồi đó người ta còn chưa biết đến trong kinh doanh. Cái mới bao giờ cũng được xem là mới lạ, và v{i người trong số chúng tôi lại vốn có bản chất là không bao giờ có thể vượt qua được lối suy nghĩ l{ bất kỳ cái gì mới thì phải lạ và có thể phải kỳ quặc nữa. Cơ cấu hiệu quả của nguyên tắc này không ngừng thay đổi. Chúng tôi liên tục tìm ra các biện pháp mới và hiệu quả hơn để đưa nguyên tắc đó v{o thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi lại thấy không cần thiết phải thay đổi các nguyên tắc đó, v{ tôi không thể tưởng tượng được làm sao mà chúng ta lại
cần phải thay đổi chúng, bởi tôi cho là các nguyên tắc đó ho{n to{n phổ biến và chắc chắn nó sẽ đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn v{ rộng mở hơn cho tất cả mọi người.
Nếu tôi không nghĩ vậy thì tôi sẽ không còn tiếp tục làm việc – vì không phải lúc nào tôi cũng kiếm được tiền. Tiền bạc chỉ hữu ích khi, bằng những ví dụ thực tế, nó thúc đẩy những nguyên tắc như: kinh doanh tồn tại chỉ khi nó thực hiện chức năng của mình;
rằng đối với cộng đồng, kinh doanh phải cho nhiều hơn là lấy đi, và rằng sẽ không có kinh doanh trừ khi mọi người đều có lợi nhờ có sự tồn tại của hoạt động kinh doanh đó.
Tôi đ~ chứng minh điều này bằng ô tô v{ m|y c{y. Tôi cũng muốn chứng minh điều này bằng ng{nh đường sắt và các công ty kinh doanh dịch vụ công cộng – không phải nhằm mục đích thoả m~n c| nh}n tôi v{ cũng không phải vì những đồng tiền có thể kiếm được. Điều hoàn toàn không thể tr|nh được là khi áp dụng các nguyên tắc này,lợi nhuận kiếm được luôn nhiều hơn so với khi chỉ coi lợi nhuận là mục tiêu h{ng đầu. Bằng c|ch l{m tăng khả năng phục vụ mà tất cả các ngành kinh doanh có thể mang lại, tôi muốn chứng tỏ điều này sao cho tất cả chúng ta đều có được nhiều thứ hơn v{ sao cho tất cả chúng ta đều có thể sống một cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta sẽ không thể xoá bỏ được đói nghèo bằng những kế hoạch suông; mà chỉ có lao động chăm chỉ và thông minh sáng tạo mới có thể xoá bỏ được điều đó.
Vì thế, chúng tôi chính là những người đầu tiên thử nghiệm để chứng minh một nguyên tắc rằng: “Lao động thực sự phục vụ xã hội mới là nguồn gốc của thịnh vượng”. Việc chúng tôi thực sự đ~ thu được lợi nhuận chỉ càng chứng tỏ rằng chúng tôi đ~ đúng, bởi chính bản th}n điều đó đ~ l{ một lý lẽ hùng hồn phi ngôn từ mà không lời nói nào có thể chứng minh tốt hơn.
Trong chương đầu tiên, tôi đ~ x|c lập các nguyên tắc của chúng tôi. Và bây giờ, cho phép tôi được nhắc lại những nguyên tắc đó, xét về khía cạnh những thành quả m{ chúng tôi đ~
có thể đạt được khi thực hiện theo các nguyên tắc này – bởi vì đó l{ nền tảng cho tất cả thành quả lao động của chúng tôi:
(1) Không khiếp sợ tương lai và cũng không sùng kính quá khứ. Một người sợ hãi tương lai, sợ bị thất bại thì sẽ hạn chế h{nh động của chính anh ta. Thất bại chỉ l{ cơ hội để bắt đầu lại một c|ch thông minh hơn. Sẽ chẳng có sự khinh khi n{o đối với một thất bại, chỉ có sự chê bai đối với nỗi sợ hãi thất bại mà thôi. Quá khứ sẽ chỉ có ích khi nó vạch ra con đường và cách thức để tiến lên
(2) Coi thường cạnh tranh. Bất cứ ai có khả năng l{m điều gì đó tốt nhất thì sẽ phải là người đảm nhận công việc đó. Thật vô đạo đức nếu như một người cố gắng cướp đi công việc kinh doanh của người khác – vô đạo đức vì người đó cố gắng hạ thấp điều kiện làm việc của đồng nghiệp vì lợi ích của riêng mình – để thống trị bằng sức mạnh chứ không phải bằng trí thông minh.