1.5. CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.6.3. Đối với xã hội
Ngoài các lợi ích cho các doanh nghiệp và bản thân những người tiêu dùng, thương mại điện tử còn mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc gia và cho xã hội.
a) Thương mại điện tử tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia sớm tiếp cận kinh tế tri thức và hội nhập nền kinh tế thế giới
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành chính sách kinh tế đối ngoại nhất quán của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Mục tiêu chính của quá trình hội nhập này là nhàm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của quốc gia, đồng thời thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò và tiềm năng của đất nước trong quá trình hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, tranh thủ các nguồn vốn, thiết bị, vật tư, thành tựu khoa học - công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, mờ rộng thị trường tăng cườnc quan hệ hợp tác cùng có lợi, làm cho mỗi quốc gia phát triển ngày càng nhanh và bền vững hơn.
Một trong những yếu tố ảnh hưỏTig đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Đây là một
Chương 1 - Tổng quan về thương m ại điện tử______________________ 61
xu thế khách quan, xu thế cùa thời đại, đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Một quốc gia cũng không thể biệt lập, đứng ngoài xu thế này.
Một trong những đặc điểm cùa quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế, đó là sự xuất hiện và có phần lũng loạn các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia. Ngày nay, có khoảng 60.000 tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia của các nước phát triển cùng với hơn 500.000 chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới đang là xương sống cùa quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Các tập đoàn kinh tế này, với tham vọng thôn tinh các doanh nghiệp nội địa, đang có xu hướng sáp nhập để cùng nhau thống trị và chia sè lợi ích từ nền kinh tế thế giới. Việc mất thị phần ngay cả trên thị trưòng nội địa cũng đã xảy ra đối với nhiều doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, kể cả nguy cơ mất độc lập tự chủ về kinh tế, cần phải có các giải pháp phù họp để đổi phó với các nguy cơ này.
Cùng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, khoa học và công nghệ trên ửiế giới đang có những bước tiến nhảy vọt đáng kể. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã dẫn đến việc xuất hiện nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử ở nhiều nước trên thế giới. Những biến đổi đáng kể về chất của tiến bộ khoa học đã và đang làm thay đổi dần vị trí, vai trò của các chủ thể trong nhũng mối quan hệ kinh tế - xã hội theo hướng kết họp và cởi mở hơn.
Đặc biệt, sự phát triển của thương mại điện từ sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát
62______________________________________________ Thương m ại điện tử
hiện tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: Neu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, các nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ich này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát tnên cần cho các nước công nehiệp lóa. Một số chu\ẽ!i gia kinh tế cho rằng, sớm chuyển sang kinh tế li thức có thể giúp mộl nước đang phát triển tạo được mội bước iigoặt phát triển, tiến kịp các nưóc đi trước với thời gian ní^ăn hơn.
b) Giam ách tãc và tai nạn giao thông
Nền tảng của thưong mại điện tử là mạng máy tính, trên toàn thế giới đó là mạng Internet và phương tiện truyền thông hiện đại như vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các phưoTig tiện điện tù khác v.v... Do phát triển của hệ thống mạng máy tính, mọi việc đều có thể xử lý và giải quyết trên mạng tại nhà, do vậy, ngoài phố sẽ vắng người và phương tiện giao thông, như vậy tai nạn giao thông sẽ ít hơn trước nhiều, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.
c) Nâng cao mức song và (ăngphúc lợi xã hội
Cho phép một số người bán hàng có thể bán ở mức giá thấp hơn, giảm tình trạng tích trữ hàng hoá và nâng cao mức sống của người dân; Giúp cho các nước thế giới thứ ba cũng như các vùng xa xôi hẻo lánh có thể biết đến những sản phẩm và dịch vụ mà thường không phải dành cho những thị trường này (bao gồm cả các dịch vụ giáo dục và đào tạo). Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, và các dịch vụ xã hội cùa Chính phù với giá ưu đãi và chất lưọng cao. Ví dụ như các dịch vụ y tể được đưa tới vùng sâu vùng xa để phục vụ người dân nông thôn.
Chương 1 - Tổng quan về thương m ại điện tử______________________ M
1.7. HẠN CHÉ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ• • •
Bên cạnh các lợi ích đeni lại cho các công ty và cá nhân, thương mại điện tử cũng có những khuyết điểm của nó và những rủi ro chủ yếu đến với các hãng khi tham gia thương mại điện tử.
Có hai loại hạn chế của thương mại điện tử, một nhóm mang tính công nghệ, một nhóm mang tính thương mại.