Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp đường Việt Bắc, địa phận phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên (Trang 28 - 33)

2.7.1. Đặc đim công tác bi thường, h tr và tái định cư

- Đặc điểm chung: Thành phố Thái Nguyên được thành lập năm 1962 là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính phường (xã). Trong đó có 18 phường và 10 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là: 17.707, 52 ha.

Dân số trên 29 vạn người.

Năm 2010 thành phố Thái Nguyên được công nhận đô thị loại I, đây là một trong những động lực để chính quyền và nhân dân phấn đấu xây dựng

thành phố phát triển về mọi mặt để xứng tầm với đô thị mới. Vì vậy công tác bồi thường GPMB thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư đã được tỉnh và thành phố coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là điều kiện ban đầu để thu hút đầu tư xây dựng các dự án, nếu thực hiện tốt công tác này sẽ đảm bảo có mặt bằng đúng tiến độ, đúng kế hoạch cho dự án sớm được đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Đặc điểm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Khi tiến hành thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn tồn tại 3 mối quan hệ: Nhà nước, người bị thu hồi đất, nhà đầu tư. Tuy cùng lúc, cùng địa điểm nhưng quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm, lợi ích lại khác nhau, vì vậy chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng sao cho phù hợp với mối quan hệ phức tạp này, đó là chính sách liên quan đến lợi ích các bên.

2.7.2. Công tác Lãnh đạo, ch đạo

Trong những năm qua thành phố Thái Nguyên xác định công tác bồi thường GPMB là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nên Thành uỷ Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như: Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 26/12/2005 Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XV về mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2006; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 20/12/2006 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XV về mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2007; Chỉ thị số 13/ CT-TU của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường lãnh đạo công tác bồi thường GPMB;

UBND thành phố Thái Nguyên đã ban hành trên 100 văn bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bồi thường GPMB của các dự án trên địa bàn thành phố. Đồng thời tập hợp những vướng mắc từ cơ sở để tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền của

UBND thành phố. Đối với những dự án có khiếu kiện phức tạp liên quan đến bồi thường GPMB, UBND thành phố quyết định thành lập tổ công tác liên ngành của thành phố để giải quyết, do đồng chí Chánh Thanh tra thành phố trực tiếp làm tổ trưởng tổ công tác.

2.7.3. V t chc b máy thc hin

+ Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường GPMB thành phố Thái Nguyên phân công đồng chí Phó Bí thư Thành uỷ - Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban chỉ đạo.

+ Thành lập Hội đồng bồi thường GPMB thành phố, phân công đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ thành uỷ - Phó chủ tịch UBND thành phố làm chủ tịch Hội đồng bồi thường có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo điều hành thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn.

+ Thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường GPMB các dự án thuộc thành phố phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp.

+ Thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất để trực tiếp thực hiện công tác bồi thường GPMB các dự án trên địa bàn thành phố.

2.7.4. Kết qu bi thường GPMB t năm 2010 - 2013

Tổng số dự án đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ năm 2010 đến hết năm 2013 là trên 130 dự án. Số diện tích đất UBND tỉnh đã ra Quyết định thu hồi để thực hiện các dự án là: 675,86ha trong đó có 34,57ha đất ở 563,13ha đất nông lâm nghiệp; 78,16ha đất khác; Tổng diện tích đất đã thực hiện thanh toán bồi thường cho các tổ chức, cá nhân là: 568,580ha. Số diện tích chưa thanh toán bồi thường là 107,28ha; Tổng số kinh phí được duyệt để thanh toán, bồi thường cho các tổ chức cá nhân bị thu hồi đất trong quy hoạch dự án là: 887.227.545.000đ. Trong đó: Bồi thường đất là:

542.312.326.000đ; Bồi thường tài sản cây cối là: 289.345.687.000đ; Hỗ trợ, thưởng là: 55.569.532.000đ. Tổng số hộ bị ảnh hưởng là: 5.625 hộ gia đình trong đó số hộ thuộc diện được bố trí tái định cư trên 2.124 hộ.

Nhìn chung các dự án thực hiện xong công tác GPMB đã tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước và giao đất cho chủ đầu tư đúng quy hoạch, đúng đối tượng, diện tích đã được phê duyệt và phù hợp với nhu cầu sử dụng đất theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và Thành phố.

2.7.5. Nhng tn ti và nguyên nhân

- Tồn tại: Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với một số dự án chưa đảm bảo tiến độ đề ra, công tác kiểm đếm thống kê tại thực địa một số dự án còn nhầm lẫn sai sót, thiếu chính xác. Việc xác định loại đất, hạng đất có trường hợp chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đất đai, quá trình xác định giá đất có lúc, có nơi còn thấp chưa phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về bồi thường GPMB còn chậm gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

- Nguyên nhân khách quan:

Một số quy định về chính sách bồi thường GPMB của UBND tỉnh chưa thể thực hiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (ví dụ như hộ gia đình sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 500m2 đất nông nghiệp trở lên, diện tích còn lại dưới mức bình quân của xóm (hợp tác xã) thì cứ 500m2 đất nông nghiệp bị thu hồi được giao 10m2 đất làm kinh doanh dịch vụ nhưng tối đa không quá 100m2/hộ); (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2005) [5].

Việc vi phạm sử dụng đất đai tại cơ sở chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số hộ gia đình, cá nhân khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở không đúng quy định, vượt trên hạn mức, không tách đất ở và đất vườn mà ghi chung trên giấy chứng nhận là: chữ “T”, “Thổ cư”, "Đất ở" nên đã gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

Về giá đất: Khung giá đất mà UBND tỉnh quy định thường thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường.

Về giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà cửa, vật kiến trúc trong thực tế đa dạng, phức tạp, song bảng đơn giá chỉ mới đáp ứng được một số dạng cơ bản chung, nhiều trường hợp phải vận dụng.

Đối với các dự án phải bố trí đất tái định cư: Việc nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư tiến hành còn chậm, thường được thực hiện sau dự án chính, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện công tác GPMB của dự án.

- Nguyên nhân chủ quan:

Công tác bồi thường, hỗ trợ ổn định cuộc sống và tái định cư cho những hộ gia đình, cá nhân trong vùng qui hoạch dự án là nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp và liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của Nhà nước, Chủ dự án và nhân dân, nhưng một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thực sự vào cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo, chưa đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở.

Công tác tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách của Nhà nước về công tác bồi thường GPMB còn chưa sâu rộng.

Về tổ chức chuyên làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã được thành lập song cán bộ còn mới, năng lực, trình độ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa nắm vững các chế độ, chính sách pháp luật để giải đáp những vướng mắc của nhân dân, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác bồi thường GPMB còn nhiều hạn chế nên còn thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án.

Việc giải quyết các ý kiến đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của nhân dân chưa được các ngành các cấp quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm cho nhân dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

2.7.6. Bài hc kinh nghim

- Một là: Phải đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường phải thực sự tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tuyên truyền, phổ biến, giải thích tốt các quy định về công tác bồi thường để mọi người dân hiểu và cùng thực hiện.

- Hai là: Khi triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB phải quán triệt theo phương châm công khai, công bằng đúng pháp luật và cương quyết.

- Ba là: Phải chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật một cách sâu rộng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp độ khác nhau đến người dân trong vùng dự án để phối hợp cùng thực hiện.

- Bốn là: Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải đồng bộ, quyết liệt, sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến phường, xã để triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp đường Việt Bắc, địa phận phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)