Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất của xã Lương Sơn giai đoạn 2011-7/2014

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã lương sơn, huyện yên lập, tỉnh phú thọ giai đoạn 2011- tháng 7 năm 2014 (Trang 52 - 66)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Lương Sơn giai đoạn 2011-7/2014

4.3.2. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất của xã Lương Sơn giai đoạn 2011-7/2014

4.3.2.1. Kết quả chuyển nhượng QSDĐ

Chuyển nhượng QSDĐ được phép thực hiện khi đất có đủ 4 điều kiện đã nêu ở Điều 106 Luật Đất đai 2003:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

a) Theo sốđối tượng và lượng hồ sơ

Bảng 4.4. Kết quả công tác chuyển nhượng QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011-7/2014

Năm

Đối tượng Số lượng đăng ký Đã hoàn thành thủ tục

Tỷ lệ Chuyển (%)

nhượng

Nhận chuyển nhượng

Trường hợp

Diện tích (ha)

Trường hợp

Diện tích (ha)

2011 Cá nhân Cá nhân 114 5,90 114 5,90 100

2012 Cá nhân Cá nhân 43 2,73 43 2,73 100

2013 Cá nhân Cá nhân 35 1,84 33 1,68 94,28

7/2014 Cá nhân Cá nhân 19 1,51 19 1,51 100

Tổng 211 11,98 209 11,82 98,57

(Nguồn: UBND xã Lương Sơn)

0 20 40 60 80 100 120

Trưng hp

2011 2012 2013 2014

Năm

Cá nhân

Hình 4.3. Kết quả chuyển nhượng QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014

Qua bảng 4.5 và hình 4.3 có thể thấy hoạt động chuyển nhượng QSDĐ trên địa xã Lương Sơn trong giai đoạn 2011-7/2014 diễn ra mạnh mẽ. Với tổng số hồ sơ đăng kí là 211 (11,98 ha) đã hoàn thành được 209 hồ sơ (11,82 ha), chiếm 98,57%.

Theo số liệu trên ta thấy tất cả các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ đều là cá nhân, hộ gia đình, diễn ra mạnh nhất vào năm 2011 với 114 hồ sơ, thấp nhất năm 7/2014 với 19 hồ sơ đăng kí.

Trong giai đoạn 2011-7/2014 đã có 2 hồ sơ chuyển nhượng giữa cá nhân với nhau bị trả lại do không đủ điều kiện, hoạt động chuyển nhượng giữa cá nhân và tổ chức trên địa bàn xã không có trường hợp nào.

b) Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.5. Kết quả chuyển nhượng QSDĐ theo mục đích sử dụng (Đơn vị: ha)

TT Mục đích sử dụng Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 7/2014

Tổng 5,9 2,73 1,68 1,51

1 Đất nông nghiệp 5,09 2,16 1,41 1,29

1.1 Đất trồng lúa 0,61 0,22 0.1 0

1.2 Đất trồng cây lâu năm 4,48 1,94 1,31 1,29

2 Đất ở 0,81 0,57 0,27 0,22

2.1 Đất ở đô thị

2.1 Đất ở nông thôn 0,81 0,57 0,27 0,22 (Nguồn: UBND xã Lương Sơn) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2011-7/2014 tổng diện tích đất chuyển nhượng là 11,82 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp được chuyển nhượng là 9,95 ha chiếm 84,18% tổng diện tích chuyển nhượng, diện tích đất ở là 1,87 ha chiếm 15,82% tổng diện tích chuyển nhượng.Nhìn chung qua các năm diện tích đất chuyển nhượng giảm dần nhưng chủ yếu diễn ra ở đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng cây lâu năm.

* Kết quả chuyển nhượng QSDĐ trên do:

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho sản xuất và kinh doanh ngày càng tăng;

- Từ khi Luật Đất đai năm 2003 được thi hành quy định rõ trình tự thủ tục hành chính, thời gian thực hiện cụ thể, trình tự thủ tục được rút gọn tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm. Điều đó tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động chuyển nhượng QSDĐ phát triển hơn.

4.3.2.2. Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất a) Theo sốđối tượng và lượng hồ sơ

Bảng 4.6. Kết quả tặng cho QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014

Năm

Đối tượng Số lượng đăng ký Đã thực hiện Tặng

cho

Nhận tặng

cho

Số trường

hợp

Diện tích (ha)

Số trường

hợp

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) 2011

Cá nhân

cá nhân

47 2,16 47 2,16 100

2012 32 1,31 32 1,31 100

2013 28 1,54 28 1,54 100

7/2014 15 0,62 15 0,62 100

Tổng 122 5,63 122 5,63 100

(Nguồn: UBND xã Lương Sơn)

Hình 4.4. Kết quả tặng cho QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2011-7/2014 có 122 trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất với diện tích là 5,53 ha. Là một xã miền núi nhưng hoạt động tặng cho diễn ra khá sôi nổi, chứng tỏ người dân ở

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Trưng hp

2011 2012 2013 2014

Năm

Cá nhân

xã đã thấy được những lợi ích của hoạt động tặng cho và đang tận dụng chúng, bởi vì tặng cho quyền sử dụng đất có những lợi ích sau: Tặng cho QSDĐ gắn liền với quyền lợi của người sử dụng đất, người dân nhìn thấy ngay cái lợi là việc tặng cho quyền sử dụng đất là có thể cho đất để chuẩn bị trước, phòng khi chết đi con cháu họ không có sự tranh chấp về đất đai, đây cũng là một nếp nghĩ rất tốt của người dân.

Tuy nhiên tặng cho QSDĐ cũng có mặt hạn chế của nó, nó có thể dẫn tới việc đất đai bị chia cắt nhỏ, cản trở việc tích tụ ruộng đất, là trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời nó cũng sẽ làm giảm sự chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không mang quy mô rộng, gây khó khăn trong khâu thu mua nông sản.

b.Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.7. Kết quả tặng cho QSDĐ xã Lương Sơn theo mục đích sử dụng (Đơn vị: ha)

TT Mục đích sử dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 7/2014

Tổng 2,16 1,31 1,54 0,62

1 Đất nông nghiệp 1,82 1,06 1,37 0,54 1.1 Đất trồng lúa 0,58 0,41 0,23 0,11 1.2 Đất trồng cây lâu

năm 1,24 0.65 1,14 0,43

2 Đất ở 0,34 0,25 0,17 0,08

2.1 Đất ở đô thị

2.2 Đất ở nông thôn 0,34 0,25 0,17 0,08 (Nguồn số liệu: UBND xã Lương Sơn) Trong giai đoạn 2011-2013, hoạt động tặng cho diễn ra chủ yếu ở đất nông nghiệp (5,63 ha) trong đó chủ yếu vẫn là đất trồng lúa (1,33) và đất

trồng cây lâu năm (3,46) ; đất ở chỉ có 0,84 ha, với diện tích và số trường hợp tặng cho qua các năm không có sự chênh lệch đáng kể.

* Kết quả công tác tặng cho QSDĐ trên do:

Hầu hết các trường hợp đăng ký tặng cho QSDĐ đều là của cha mẹ tách đất cho con cái lập gia đình do có nhu cầu tách khẩu ra ở riêng, đồng nghĩa với đó là nhu cầu về đất ở và đất sản xuất. Trong khi đó cha mẹ đã già yếu không thể lao động sản xuất như trước.

- Để thuận lợi cho việc đăng ký thế chấp bằng giá trị QSDĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu tách riêng GCNQSDĐ.

- Tặng cho QSDĐ là một hình thức đặc biệt của chuyển nhượng QSDĐ mà người chuyển quyền không thu lại tiền hoặc hiện vật, không phải chịu thuế nhà nước. Tuy nhiên, để tránh lợi dụng trường hợp này để trốn thuế nên Nhà nước quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2003 những trường hợp nào thì được phép tặng cho không phải chịu thuế chuyển quyền hoặc thuế thu nhập và những trường hợp nào vẫn phải chịu loại thuế này.

4.3.2.3. Kết quả công tác thừa kế QSDĐ a) Theo số đối tượng và lượng hồ sơ

Bảng 4.8. Kết quả thừa kế QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014

Năm

Đối tượng Số lượng đăng ký Đã thực hiện Để

thừa kế

Nhận thừa kế

Số trường

hợp

Diện tích (ha)

Số trường

hợp

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) 2011

nhân Cá nhân

6 0,19 6 0,19 100

2012 4 0,24 4 0,24 100

2013 11 0,41 10 0,37 90,9

7/2014 3 0,14 3 0,14 100

Tổng 24 0,98 23 0,94 97,73

(Nguồn: UBND xã Lương Sơn)

Hình 4.5. Kết quả thừa kế QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 -7/2014 Hình thức thừa kế trên địa bàn xã Lương Sơn nên trong giai đoạn 2011- 7/2013 còn tương đối ít (24 hồ sơ đăng kí), năm 2013 số lượng hồ sơ thừa kế là lớn nhất (11 hồ sơ), thấp nhất là năm 2014 chỉ có 3 hồ sơ, trong tổng số 24 hồ sơ đăng kí thừa kế chỉ có duy nhất một hồ sơ bị trả về do không đủ điều kiện, đạt 97,73%.. Sở dĩ số lượng hồ sơ thừa kế trong xã ít là do trình độ dân trí còn thấp, theo phong tục tập quán lạc hậu, người sở hữu QSDĐ thường có sự chuẩn bị từ trước, đã thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất theo hình thức khác.

b) Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.9. Kết quả thừa kế QSDĐ xã Lương Sơn theo mục đích sử dụng (Đơn vị: ha)

TT Mục đích sử dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 7/2014

Tổng 0,19 0,24 0,37 0,14

1 Đất nông nghiệp 0,11 0,19 0,23 0,12

1.1 Đất trồng lúa 0 0,03 0,02 0

1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,11 0,16 0,21 0,12

2 Đất ở 0,08 0,05 0,14 0,02

2.1 Đất ở đô thị

2.2 Đất ở nông thôn 0,08 0,05 0,14 0,02 (Nguồn số liệu: UBND xã Lương Sơn)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trưng hp

2011 2012 2013 2014

Năm

Cá nhân

Qua bảng trên ta có thể thấy được trong 4 năm tổng diện tích đất tham gia vào hoạt động thừa kế là 0,94 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 0,65 ha (đất trồng lúa chiếm 0,05 ha; đất trồng cây lâu năm chiếm 0,6 ha); đất ở là 0,29 ha.

Diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích là phần lớn do người dân trên địa bàn xã hoạt động kinh tế nông nghiệp là chính. Con số này cho thấy hoạt động thừa kế vẫn chưa thực sự phổ biến tại xã.

* Kết quả thừa kế QSDĐ có như vậy là do:

- Về bản chất thì thừa kế là một dạng quan hệ đặc biệt mang tính dân sự và có nhiều vấn đề nhạy cảm nên thời gian giải quyết và thực hiện có chậm hơn so với các hình thức chuyển quyền khác.

- Vẫn còn tồn tại di chúc “bằng miệng” chính vì vậy mà việc giải quyết thừa kế được để lại "bằng miệng" không có giấy tờ chứng thực, lại có sự mâu thuẫn của những người trong gia đình, việc đăng ký thừa kế QSDĐ buộc phải lui lại chờ sự giải quyết của pháp luật.

4.3.2.4. Kết quả công tác thế chấp QSDD a) Theo số đối tượng và lượng hồ sơ

Bảng 4.10. Kết quả công tác thế chấp bằng giá trị QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014

Năm

Đối tượng Số lượng đăng ký Đã thực hiện Để

thế chấp

Nhận thế chấp

Số trường

hợp

Diện tích (m2)

Số trường

hợp

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%) 2011

Cá nhân

Cá nhân

21 0,92 21 0,92 100

2012 38 1,91 37 1,71 97,37

2013 52 3,47 49 3,27 94,23

7/2014 24 1,56 24 1,56 100

Tổng 135 7,86 131 7,46 97,9

(Nguồn số liệu: UBND xã Lương Sơn)

Hình 4.6. Kết quả công tác thế chấp bằng giá trị QSDĐ xã Lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng số trường hợp thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trong giai đoạn từ 2011-7/2014 là 131 trường hợp với diện tích 7,46 ha, số trường hợp tăng dần qua các năm.Trong đó cao nhất là năm 2013 với 49 trường hợp (3,27 ha), thấp nhất năm 2011 với 21 trường hợp (0,92 ha). Nhìn chung đây là hoạt động chuyển quyền diễn ra khá sôi nổi trên địa bàn xã.

b) Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.11. Kết quả công tác thế chấp bằng giá trị QSDĐ xã lương Sơn giai đoạn 2011 – 7/2014

(Đơn vị: ha)

TT Mục đích sử dụng Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 7/2014

Tổng 0,92 1,71 3,27 1,56

1 Đất nông nghiệp 0,54 1,01 1,96 1,03

1.1 Đất trồng lúa 0 0 0 0

1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,54 1,01 1,96 1,03

2 Đất ở 0,38 0,70 1,31 0,53

2.1 Đất ở đô thị

2.2 Đất ở nông thôn 0,38 0,70 1,31 0,53 (Nguồn số liệu: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Yên Lập)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Trưng hp

2011 2012 2013 2014

Năm

Cá nhâ n

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy diện tích đất mang đi thế chấp chủ yếu là đất vườn, đát trồng cây lâu năm (4,54 ha) và diện tích đất thổ cư, đất ở (2,29 ha),không có diện tích đất lúa. Sở dĩ đất ở được mang đi thế chấp nhiều hơn do nó có giá trị hơn nhiều so với đất nông nghiệp. Người dân mang đất đi thế chấp chủ yếu là phục vụ nhu cầu làm ăn, họ cần một lượng vốn tương đối lớn nên đất ở chính là loại đất mà họ lựa chọn thế chấp.

* Kết quả thế chấp QSDĐ trên do:

- Xã Lương Sơn đang trên đà phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dich theo hướng dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp cần vốn đầu tư và phát triển vì vậy nhu cầu thế chấp bằng giá trị QSDĐ tăng, hoạt động chuyển quyền này diễn ra khá sôi động.

- Nhưng bên cạnh đó, sự hiểu biết về hình thức thế chấp QSDĐ của người dân vẫn còn nhiều hạn chế

Theo điều tra thì sau khi được vay vốn, chủ yếu các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sử dụng nguồn vốn vay vào các mục đích như sau:

+ Mua sắm thiết bị sản xuất, mua sắm ô tô phục vụ chuyên chở hàng hóa, phục vụ kinh doanh và đi lại, tái thế chấp để vay vốn và quay vòng vốn.

Mở rộng và đầu tư cho xưởng sản xuất.

+ Đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi: Mua các giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, nuôi lợn, gà, trâu, bò. Đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi gà và lợn tại các trại chăn nuôi quy mô công nghiệp.

Việc vay vốn đã góp phần đáng kể và đem lại hiệu quả kinh tế rất tốt cho người dân, giúp người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế cải thiện và nâng cao đời sống về vật chất cũng như văn hóa và tinh thần.

4.3.2.5. Kết quả công tác cho thuê và cho thuê lại QSDĐ

Cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất nhường quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo sự thoả thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật.

a) Theo đối tượng và lượng hồ sơ

Trên địa bàn xã, việc cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất còn hạn chế và ít về số lượng, mới chỉ dừng lại ở việc cho thuê QSDĐ, chưa có trường hợp cho thuê lại nào xảy ra trên địa bàn xã giai đoạn 2011-7/2014. Theo số liệu thống kê và điều tra, kết quả cho thuê quyền sử dụng đất được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.12. Kết quả cho thuê quyền sử dụng đất xã Lương Sơn giai đoạn 2011-7/2014

Năm

Đối tượng Số lượng đăng ký

Đã hoàn thành

thủ tục Tỷ lệ

% Cho

thuê

Nhận thuê

Trường hợp

Diện tích (ha)

Trường hợp

Diện tích (ha) 2011

Cá nhân Cá Nhân

7 0,61 7 0,61 100

2012 4 0,49 4 0,49 100

2013 11 1,32 11 1,32 100

7/2014 5 0,76 5 0,76 100

Tổng 27 3,18 27 3,18 100

(Nguồn số liệu: UBND xã Lương Sơn)

Hình 4.8. Kết quả cho thuê quyền sử dụng đất xã Lương Sơn giai đoạn 2011-7/2014

0 2 4 6 8 10 12

Trưng hp

2011 2012 2013 2014

Năm

Cá nhân

Trên địa bàn Xã Lương Sơn mới chỉ phát sinh các trường hợp cho thuê QSDĐ, chưa có hình thức cho thuê lại QSDĐ. Trong giai đoạn 2011-7/2014 có 27 trường hợp cho thuê đất, với tổng diện tích cho thuê là 3,18 ha, không có trường hợp nào thuê đất của nhà nước.

b) Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.13. Kết quả cho thuê QSDĐ theo mục đích sử dụng

(Đơn vị: ha) TT Mục đích sử dụng Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 7/2014

Tổng 0,61 0,49 1,32 0,76

1 Đất nông nghiệp 0,37 0,33 0,94 0,61

1.1 Đất trồng lúa 0,12 0 0,41 0

1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,15 0,33 0,53 0,61

2 Đất ở 0,24 0,16 0,38 0,15

2.1 Đất ở đô thị

2.2 Đất ở nông thôn 0,24 0,16 0,38 0,15 (Nguồn số liệu: UBND xã Lương Sơn) Từ kết quả trên ta thấy diện tích đất cho thuê chủ yếu là đất ở (0,93 ha) và đất trồng cây lâu năm (1,62 ha) với số trường hợp và diện tích là tương đối ít.

Nguyên nhân dẫn là do:

- Xã Lương Sơn vẫn còn là nơi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, chủ yếu là trong phạm vi nhỏ của hộ gia đình, cá nhận quy mô chưa lớn. Hầu hết các hộ sản xuất phi nông nghiệp SDĐ của gia đình để làm địa bàn sản xuất kinh doanh hoặc các tổ chức kinh doanh bỏ tiền mua đất với hình thức chuyển nhượng QSDĐ.

- Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp cho thuê và cho thuê lại diễn ra song do các bên cho thuê và cho thuê lại tự làm hợp đồng rồi thoả thuận với nhau mà không làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ kết quả trên cho thấy: Còn có nhiều hoạt động cho thuê và cho thuê lại của người dân mà không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Đây là một vấn đề khó khăn trong công tác quản lý đất đai, không chỉ có hoạt động chuyển QSDĐ dưới hình thức là cho thuê và cho thuê lại mà còn nhiều hoạt động khác nữa mà chính quyền địa phương không kiểm soát được. Cần phải có biện pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, đồng thời cũng cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động cho thuê, cho thuê lại, để đảm bảo quyền lợi cho người SDĐ cũng là tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý đất đai tại địa phương.

4.3.2.6. Kết quả công tác chuyển đổi QSDĐ

Luật Đất đai năm 2003 quy định chỉ được chuyển đổi QSDĐ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong cùng một đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trên thực tế có hai loại hình chuyển đổi QSDĐ: Một là chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân; Hai là chuyển đổi QSDĐ do "Dồn điền đổi thửa" theo chủ trương của nhà nước.

Trong giai đoạn 2011-7/2014 trên địa bàn xã không có trường hợp chuyển đổi QSDĐ nguyên nhân là do.

Diện tích đất nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng từ khá lâu và tương đối ổn định

- Để thuận tiện cho sản xuất người dân thường tự đổi cho nhau trong một vài năm và thống nhất nộp thuế theo thỏa thuận hai bên mà không thông qua cơ quan nhà nước.

- Người dân chưa hiểu biết về thủ tục nên sợ làm phức tạp và mất thời gian

Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền hướng dẫn cụ thể cho người dân về những quy định cũng như trình tự thủ tục thực hiện công tác chuyển đổi QSDĐ.

4.3.2.7. Kết quả công tác bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ

Quyền bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất là quyền mà người sử dụng đất sử dụng giá trị quyền sử dụng đất của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hoá khi chưa có tiền trả ngay.

Trong giai đoạn 2011 – 7/2014 không có trường hợp nào đăng ký trên địa bàn xã do một số nguyên nhân sau:

- Người không có đất muốn nhờ người có đất vay hộ thì người có đất sử dụng QSDĐ mang đến thế chấp chứ không thực hiện bằng quyền bảo lãnh.

- Do người dân không biết đến, hoặc có biết đến những không nắm chắc chưa hiểu sâu rộng, chưa hiểu hết vấn đề về các quyền lợi mà bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ này mang lại, nên nếu người dân có bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ thì họ cũng đăng ký như các trường hợp thế chấp.

Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền hướng dẫn cụ thể cho người dân về những quy định cũng như trình tự thủ tục thực hiện bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ.

4.3.2.8. Kết quả công tác góp vốn bằng giá trị QSDĐ

Trên địa bàn xã Lương Sơn hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào tham gia đăng ký góp vốn bằng giá trị QSDĐ. Nguyên nhân chính là do hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ quy mô hẹp do tư nhân tự đầu tư hoặc không thì là góp vốn bằng tiền mặt, ngoài ra hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ còn chưa được biết đến nhiều, sự hiểu biết về vấn đề này còn rất hạn chế.

Trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này tại địa

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã lương sơn, huyện yên lập, tỉnh phú thọ giai đoạn 2011- tháng 7 năm 2014 (Trang 52 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)