CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
II.1. ĐÔI NÉT VỀ KINH TẾ VIỆT NAM
Các đặc điểm của nền kinh tế ở mỗi quốc gia đều gây ảnh hưởng nhất định đến các quyết định quản trị của doanh nghiệp. Một dự đoán về thay đổi lãi suất có thể sẽ khiến các giám đốc tài chính thay đổi thời gian triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu, hay tiềm năng tăng trưởng khả quan của nền kinh tế sẽ khiến cho khả năng điều động vốn trở thành một yếu tố quan trọng trong công việc hoạch định ngân sách của các công ty,…Rõ ràng rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô là những tác nhân gây ảnh hưởng một cách hệ thống đến tất cả các chủ thể của nền kinh tế. Mặc dù giới hạn của bài nghiên cứu là không đi sâu tìm hiểu tác động của đặc điểm kinh tế vĩ mô đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, song tác giả cho rằng việc giới thiệu một bức tranh tổng thể về nền kinh tế Việt Nam những năm qua thực sự cần thiết để bổ sung cho những nhận định về kết quả nghiên cứu.
Hơn hai thập niên trở lại đây, Việt Nam được biết đến như một nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc. Kể từ sau chính sách Đổi Mới kinh tế hồi năm 1986, những biến chuyển của một nền kinh tế tập trung lạc hậu trước đây đã được đánh giá là rất đáng ca ngợi. Nhiều chính sách kinh tế, các văn bản pháp luật quan trọng ra đời tạo nên những thay đổi tích cực cho môi trường kinh doanh, thể chế kinh doanh, tạo nên sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế; điển hình như sự ra đời của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Hiệp định thương mại Việt Mỹ, và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO,…
Giai đoạn năm 2001-2008 được xem là một trong ba chu kỳ kinh tế của Việt Nam hình thành kể từ sau năm 1986 1. Năm 1997, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, suy thoái kéo dài từ thời gian này cho đến năm 2001 thì bắt đầu hồi phục. Các năm sau đó là giai đoạn tăng trưởng cho đến khi nền kinh tế lại bị suy giảm từ giữa năm 2008 sang đến năm 2009.
Các năm 2000-2007 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức lớn hơn con số 7%. Chính tính khuyến khích và cởi mở hơn của hệ thống pháp lý từ những năm trước đã cho những tác động chín muồi và tích cực, và cộng hưởng với sự phát triển chung của nền kinh tế Thế giới đã mang lại những kết quả tăng trưởng đáng khen ngợi này.
7.1%
7.3% 7.8%
8.4%
8.2%
8.5%
6.2%
5.3%
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm Nguồn: ADB, GSO
Năm 2001, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết. Theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng theo một lộ trình nhất định. Cũng giai đoạn này, nhiều sự đổi thay đã diễn ra đối với hệ thống ngân hàng, như cơ cấu lại hoạt động của ngân hàng thương mại, sửa đổi luật tổ chức tín dụng,…
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các năm này đạt quanh mức 30%, đỉnh điểm năm 2007 đạt hơn 50%.
1 Nguyễn Trí Bảo (2009), Chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn số 10/2009 [1]
25.5%
32.4%
31.0%
40.0%
23.0%
50.2%
21.0%
38.0%
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009E
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam qua các năm Nguồn: ADB, GSO
Cùng với quá trình hội nhập, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mang tính đột phá hơn cả là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các thành phần kinh tế tư nhân trong nước. Hai thành phần kinh tế này liên tục chứng tỏ được nhiều ưu điểm hơn về tính năng động, khả năng thích ứng và tính hiệu quả; đã đóng vai trò hết sức tích cực trong việc bổ sung các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
0 250 500 750
nghìn tỷ đồng
FDI
Ngoài Nhà nước Nhà nước
Hình 2.3: Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tại Việt Nam Nguồn: ADB, GSO
Bắt nhịp với sự phát triển sôi động của nền kinh tế, thị trường chứng khoán ra đời và phát triển bùng nổ, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng và “thời sự”. Số
lượng các công ty tham gia huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán tăng lên rất nhanh. Có khoảng 415 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với mức vốn hóa chiếm đến gần 55% GDP của cả nước ở thời điểm cuối năm 2009. Bên cạnh đó, nguồn cung hàng hóa cho thị trường này được cổ vũ mạnh mẽ từ tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Rất nhiều các công ty cổ phần mới được hình thành từ quá trình chuyển đổi này trở thành các công ty đại chúng hoặc các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do sức hút mãnh liệt từ những phiên tăng điểm liên tục của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2006-2007.
Nhìn chung, kể từ sau khi hết bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, kinh tế Việt Nam đã có một giai đoạn tăng trưởng rất tốt cho đến khi bị
“chững lại” kể từ giữa năm 2008 do bùng nổ lạm phát trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới.