i) Yếutố nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đối với các phản ứng hóa học. Người ta biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10°C thì thời gian của phản ứng hóa học rút ngắn còn một nữa. Cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường quyết định sự hoạt động chung và nhất là dinh dưỡng của cá. Ở nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá, cá không còn bắt mồi được mà dự trữ mỡ cạn kiệt thì tuyết sinh dục là nguồn dự trữ để duy trì sự sống của cá. Trong trường hợp này tuyến sinh dục ngừng phát triển và bị tiêu biến, sinh sản bi ảnh hưởng xấu.
Đối với mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển sinh dục và sinh sản. Ngoài khoảng nhiệt độ ấy, cá có thể sống nhưng không thể thành thục và sinh sản được (Nguễn Tường Anh, 1999. dẫn bởi Lê Phú Khởi, 2009).
Theo Lê Hoàng Bảo (1999, Trích từ Nguyễn Văn Bé, 1995) nhiệt độ thích hợp đa số cho các loài cá nuôi từ 20-30°C, giới hạn cho phép là 10-40°C. Nguyễn Văn Kiểm (2000) mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích ứng nhất định và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên nhiệt độ cao cũng có tác dụng thúc đẩy sự thoái hóa tế bào trứng nhanh chóng. Sau khi đạt tới độ chính muồi sinh dục, tế bào trứng sẽ thoái hóa trong vòng 15-20 ngày khi nhiệt độ gần với ngưỡng trên của nhiệt độ sinh sản của loài.
Cá rô đồng phân bố rộng trong các thủy vực nướt ngọt có thể chịu đựng được tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường như: mức nước thấp, nhiệt độ cao, độ trong thấp, pH thấp, do có cơ quan hô hấp khí trời,….Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng từ 22 - 30°C. Đối với ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu phôi. Trứng sau khi thụ tinh khoảng 15-19 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 - 27°C phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h.
Nhiệt độ từ 28 - 30°C: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ. Nhiệt độ
>30°C, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình. Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự tìm mồi trong thủy vực.
(Osphronemid.http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_r%C3%B4)
Theo Lý Hồng Nga (2003, tích từ Nguyễn Thành Trung, 1998) trứng cá rô đồng sau khi thụ tinh được tiến hành ấp với nhiệt độ từ 26.5- 28°C hì sau 17,30 giờ trứng sẽ nở. Thời gian ấp trứng tỉ lệ nghich với nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì tácđộng đến tốc độ phát triển phôi càng lớn, thời gian ấp trứng ngắn. Đối với giai đoạn còn nhỏ (giống) theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 26-30°C, nhưng biên độ giao động phải nhỏ, nếu biên độ giao động lớn hơn hoặc bằng 2 thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi. Ngoài ra nhiệt độ tăng cao nó không những tác động trực tiếp lên quá trình trao đổi chất của thủy sinh
vật, mà còn cóảnh hưởng gián tiếp làm tăng tính độc tố của khí NH3 trong nước.
ii) Yếu tốpH
PH là một trong những yếu tố của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thủy sinh vật. pH của máu tấc cả các động vật đều gần bằng 7. Do đó, khi pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều làm thay đổi áp suất thẩm thấu của màng tế bào làm rối loạn quá trình trao đổi muối nước giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Do đó pH là trong những yếu tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật.PH cóảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH thấp cá sẽ không đẻ hoặc đẻ rất ít (Trương QuốcPhú và ctv, 2006).
Theo Lê Hoàng Bảo (1999. Trích từ Swingle, 1969) thì sự ảnh hưởng của pH đến cá nuôi như sau:
pH = 4.0 : điểm cá chết acid pH = 5.0 : cá không sinh sản pH = 5.0-6.5 : cá phát triển chậm
pH = 6.5-9.0 : môi trường thích hợp cho đa số các loài cá tôm nuôi pH = 9.0-11.0 : điểm chếtbase
Khoảng pH thích hợp cho các loài cá nuôi từ 6.5-9, tốt nhất là 7, tuy nhiên mỗi loài cá có khoảng pH thích ứng khác nhau. Khoảng pH lý tưởng đối với các ao nuôi cá nước ngọt là từ 6.5-7.5, còn đối với đầm nuôi cá nước lợ là khoảng 8.3. Đa số các loài cá có thể chịu đựng được một giới hạn rộng của pH từ 5-9 (Lê Hoàng Bảo, 1999. Tích từ Nguyễn Văn Bé, 1995). pH tốt nhất cho cá rô đồng là từ 6.5-7.
http://www3.vietnamnet.vn/kinhte/2007/09/741775/(26/12/2008)
Hầu hết các loại trứng cá điều không có khả năng phát triển trong môi trường có pH quá cao hoặc quá thấp (5> pH >8). Nhưng điều quan trọng hơn cả là pH phải ổn định, bất kỳ một thay đổi nào dù rất nhỏ về pH cũng làm cho trứng ngừng phát triển. Do vậy nguồn nước cung cấp cho quá trình ấp trứng cần được xử lý và điều chỉnh cho thích hợp với sự phát triển của phôi cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật pH còn có tác dụng gián tiếp làm tăng độc tính của một số khí hòa tan trong môi trường nước là NH3, H2S. Khi pH tăng thì làm tăng tính độc của NH3, khi pH giảm thì làm tăng tính độc của H2S (Trương Quốc Phú, 2006).
iii) Yếu tố Oxy
Nguồn cung cấp oxy cho thủy vực là do sự quang hợp của các thực vật thủy sinh và sự khuyếch tán từ không khí, nhưng quá trình làm mất oxy trong thủy vực do sự phân hủy của hợp chất hữu cơ và sự hô hấp của thủy sinh vật. Do vậy lượng oxy hòa tan có liên quan rất nhiều yếu tố cùng tồn tại với nó trong nước.
Mỗi loài cá và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục điều có nhu cầu oxy khác nhau. Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá phải từ 3-4 mgO2/lít. Nếu thấp hơn 2 mgO2/lít cá có hiện tượng nổi đầu nhẹ. Oxy hòa tan thấp từ 0.5-1 mgO2/lít cá nổi đầu nặng và từ 0.1-0.5 mgO2/lít cá có thể chết hàng loạt.
Tuy nhiên một số loài cá do có cơ quan hô hấp phụ hoặc có khả năng hô hấp toàn thân có khả năng sống trong môi trường oxy hòa tan rất thấphoặc bằng không(Nguyễn Văn Kiểm, 2000). Ngoài ra ngưỡng oxy cao hay thấp phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, ví dụ ở giai đoạn phôi thì hàm lượng oxy tối phải từ 3-4 ppm (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Đối với cá rô đồng ở giai đoạn cá giống thì hàm lượng oxy trong các bể ương dao động từ 2.39-5.28 ppm. Mặc dù hàm lượng oxy hòa tan thấp nhưng cá rô đồng có cơ quan hô hấp phụ được hình thành từ ngày thứ 12-13 nên cá vẫn sống được trong điều kiện oxy thấp (Hồ Mỹ Hạnh, 2003).
iv)Ảnh hưởng của độ mặn
Độ mặn là tổng hàm lượng các muối hòa tan trong môi trường nước (chủ yếu là NaCl), hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt). Các động vật có khả năng sinh sống trong môi trường nước mặn đòi hỏi phải có các cơ chế điều chỉnh đặc biệt, chẳng hạn các tuyến bài tiết muối hay gia tăng năng lực bài tiết của thận (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Do đó các loài sống trong môi trường nước ngọt khi vào môi trường nước lợ cần phải có quá trình điều hòa áp xuất thẩm thấu của cơ thể để thích ứng. Độ mặn thích hợp cho mỗi loài thủy sinh vật khác nhau tùy loài, nếu vượt ra khỏi khoảng thích hợp sinh vật sẽ tốn một phần năng lượng để điều hòa áp xuất thẩm thấu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thủy sinhvật.
Có rất nhiều loài cá nước ngọt có thể sống trong môi trường nước lợ, và có thể sinh sản và phát triển tốt ở vùng có độ mặn khoảng 4-5‰.
Đặc biệt một số loài cá nước ngọt có thể sống được cả vùng nước lợ và mặn, tuy nhiên nếu độ mặn vượt quá 20‰ thì cá sinh trưởng và phát triển kém (Lê Văn Các và ctv, 2006). Khả năng chịu đựng nồng độ muối khác nhau theo từng loài và tùy vào từng giai đoạn phát triển: ở cá Rô hu giai đoạn cá bột, cá giống và cá thịt có ngưỡng độ mặn lần lượt là 14.1-15‰;
15.2-16.9‰; 15.7-17.1‰. Trong khi đó ở cá Mrigal thì giai đoạn giống là 16-17‰ và cá thịt lên đến 23.4‰ (Phạm Mạnh Tưởng, 1990. dẫn bởi Lê Phú Khởi, 2009).
v) Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên thì quá trình phát triển của thủy sinh vật còn chịu tác động của các yếu tố khác như hàm lượng CO2, NO2, NH3, H2S,…Hàm lượng tối đa của các chất này để an toàn cho sự phát triển của thủy sinh vật là: CO2<5 mg/lít, NO2<0,5 mg/lít, NH3<0,1 mg/lít, H2S = 0 (Trương Quốc Phú, 2006). Các nguyên tố kim loại nặng như: sắt, đồng, nhôm, chì, thủy ngân khi tồn tại ở hàm lượng cao điều tác hại đến quá trình phát triển của thủy sinh vật. Đặc biệt là quá trình phát triển của phôi.
Chúng có thể tăng hay giảm tỷ lệ dị hình, tỷ lệ chết của phôi trước khi nở (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).