Kết quả thí nghiệm 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng (anabas testusdineus) (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả thí nghiệm 1

Hình 4.1: Hệ thống thí nghiệm 1 và 2

Bảng4.1: Các chỉ tiêu môi trường nước ấp trong thí nghiệm 1 và 2 Yếu tố N.ngọt 3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰ 13‰ 15‰ 17‰ 19‰

N.độ(ºC) 27.5 27.5 27.5 27.5 27.5 27.5 27.5 27.5 27.5 27.5

Oxy(mg/L) 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4

pH 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5

NO2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

NH3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Trong điều kiện môi trường nhiệt độ 27.5°C, pH = 7.5, NO2 và NH3 đều bằng 0 phù hợp với khoảng điều kiện môi trường cho phát triển phôi cá (nhiệt độ 28±2°C, 5<pH>8) theo Nguyễn Văn Kiễm (2004).

Bảng 4.2.Ảnh hưởng của tăng dần độ mặn đến sự phát triển phôi của cá rô đồng.

Độ Tỷ lệ Thời gian Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ sống

Mặn thụ tinh phôi nở phôi nở dị hình cá bột sau

(%) (giờ, phút) (%) (%) 48h (%)

N.ngọt 94.4±1,92 18h50’ 98.8±2.06 1.15±1.99 100±0.00

3‰ 94.4±3.85 18h50’ 98.9±1.99 1.23±2.14 100±0.00

5‰ 93.2±3.33 18h55’ 98.8±1.99 3.57±0.08 100±0.00

7‰ 93.3±3.33 18h55’ 97.7±2.03 3.66±0.08 100±0.00

9‰ 92.1±1.92 19h 96.4±0.08 3.75±0.08 100±0.00

11‰ 93.3±3.33 19h 95.3±1.88 4.99±2.10 100±0.00

13‰ 92.2±1.92 19h10’ 94.0±2.14 6.37±2.05 57.2±6.4

15‰ 93.3±0.00 19h10’ 94.0±4.12 8.94±2.65 0±0.00

17‰ 92.2±1.92 19h20’ 92.8±0.15 11.7±0.27 0±0.00

19‰ 92.2±1.92 19h20’ 90.4±3.44 17.6±2.14 0±0.00

Từ kết quả bảng 4.2 có thể nhận định như sau: độ mặn của môi trường ảnh hưởng không rõ ràng tới sự phát triển phôi cá rô đồng vì tỷ lệ thụ tinh của trứng cá rô đồng không có sự khác biệt (p>=0.05) khi độ mặn tăng dần đến 19‰; tỷ lệ nở giảm, thời gian nở tăng dần theo độ mặn, tỷ lệ dị hình tăng khi độ mặn tăng dần nhưng khi độ mặn cao hơn 13‰ thì cá bột rô đồng không thể tồn tại sau 48h.

4.1.1 Nhận xét

Tỷ lệ thụ tinh của trứng giữa các độ mặn không có sự khác biệt (p>=0.05). Như vậy có thể cho rằng độ mặn của môi trường ảnh hưởng không rõ ràng tới giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi cá rô đồng.

4.1.2 Tỷ lệ thụ tinh của phôi

Trong thí nghiệm này kết quả được ghi nhận tại bảng 4.2 thấy rằng tỷ lệ thụ tinh của trứng cá rô đồng ở các nghiệm thức độ mặn khá cao (92.1-94.4%). Tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh giảm dần khi độ mặn tăng. Từ bảng 4.2 trên cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ thụ tinh giữa các độ mặn là không có ý nghĩa thống kê (p>=0.05) với đối chứng 94.4%.

Theo Dương Nhựt Long (2004) cho biết ở nhiệt độ 26°C thì tỷ lệ thụ tinh của trứng cá rô đồng dao động 92.9% - 96.6%. Từ những kết quả nghiên cứu thu được có thể cho rằng nếu độ mặn tăng dần cho tới khi đạt 9‰ thì vẫn chưa có ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng cá rô đồng, ở độ mặn 9‰ tỷ lệ thụ tinh đạt tới 92.1%.

4.1.3 Tỷ lệ nở của phôi.

Từ kết quả ghi nhận được tại bảng 4.1 cho các tỷ lệ nở khác nhau khi tăng các giá trị độ mặn khác nhau.Ở độ mặn 3‰ cho tỷ lệ nở cao nhất (98.9%) và thấp nhất là (90.4%) tại độ mặn 19‰. Các độ mặn 5‰, 7‰, 9‰, 11‰, 13‰, 15‰, 17‰ cho kết quả tỷ lệ nở của phôi lần lượt là:

98.8%, 97.7%, 96.4%, 95.3%, 94.0%, 94.0%, 92.8% và 90.4%. Như chúng ta đã biết đa số các loài cá nước ngọt rất nhảy cảm với môi trường nước lợ mặn, mà giai đoạn phôi là giai đoạn nhảy cảm nhất với các điều kiện của môi trường. Nhưng rô đồng là loài cá có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước có pH thấp, Oxy hòa tan thấp,…Những ưu điểm này rất có thể được duy truyền tới thế hệ sau, thông qua quá trình phát triển phôi.

Do đó khi ấp trong môi trường nước tăng dần độ mặn thì khi độ mặn đạt tới 19‰ mà tỷ lệ nở vẫn đạt 90.4%, cònở 11‰ thìđạt 95.3% trong khi đó đối chứng cho tỷ lệ nở là 98.8% (sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê p>=0.05).

Trong khi đó phôi của cá ngựa vằn chỉ có khoảng 86% tế bào trứng phát triển đến giai đoạn phân chia tế bào và 82% phát triển đến lúc nở ở độ mặn 2‰ còn ở 14‰ thì cá bột không thể sống được trong 2 giờ thí nghiệm (Theo M. S. Sawant and et (2001) dẫn bởi Lê Phú Khởi, 2009).

Từ kết quả thí nghiệm, đối chiếu với một số tác giảc như vừa trình bày có thể kết luận như sau: với phương pháp tăng dần độ mặn như trong thí nghiệm, phôi cá rô đồng vẫn phát triển đượcvẫn cho tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở khá cao93.1% và 95.7% khi độ mặn đat tới 19‰.

86 88 90 92 94 96 98 100

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ thụ tinh 94.4 94.4 93.3 92.2

Tỷ lệ nở 98.8 98.9 95.3 90.4

Đối chứng 3‰ 11‰ 19‰

Hình4.2: So sánh tương quan giữa tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở

Tại hình 4.2 khi so sánh giữa tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thì ta thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận. Hầu như các nghiệm thức có tỷ lệ thụ tinh cao thì tỷ lệ nở cao và ngược lại tỷ lệ thụ tinh thấp thì tỷ lệ nở thấp. Nếu tăng dần độ mặn lên thì tỷ lệ thụ tinh giảm dần nhưng không đáng kể khi đến 19‰, nhưng tỷ lệ nở thì giảm rõ rệt từ 98.9% ở 3‰ thì còn 90.4%ở 19‰.

4.1.4 Thời gian nở của phôi

Khi quan sát bảng 4.2 ta thấy có sự chênh lệch về thời gian nở trong dãyđộ mặn là rất rõ. Nghiệm thức có thời gian nởcủa phôi cá ngắn nhất là 3‰(với thời gian là 18h50’)và thời giannở của phôi cádài nhất ở nghiệm thức 17‰; 19‰ (với thời gian là 19h20’ còn các nghiệm thức còn lại 5 và 7‰ là 18h55’; 9 và 11‰ là 19h; 13 và 15‰ là 19h10’). Theo Hồ Phương Ngân (2006) ở nhiệt độ 27°C thì sau 17h50’ phôi cá rô đồng sẽ nở; ở nhiệt độ 26.5-28°C thì sau 17h30’ phôi cá rô đồng sẽ nở theo Nguyễn Thành Trung (1998) dẫn bởi Dương Vũ Phong (2003). Từ đó cho thấyngoài các yếu tố nhiệt độ, pH,…thì độ mặn cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng cá. Tuy chưa có nghiên cứu nào báo cáo về vấn đề này nhưng trong thí nghiệm này đã cho thấy có sự tương quan giữa thời gian nở và tỷ lệ nở. Các nghiệm thức có tỷ lệ nở cao thì thời gian nở ngắn hình 4.3; Khoảng cách từ 2 đơn vị trở lên thì sai khác rõ rệt.

0 20 40 60 80 100

Tỷ lệ (%)

Thời gian nở (h) 18.8 18.9 19 19.2 19.3 Tỷ lệ nở (%) 98.9 97.7 95.3 94 90.4

Đối

chứng 5‰ 11‰ 15‰ 19‰

Hình 4.3:So sánh tương quan giữa thời gian nở và tỷ lệ nở 4.1.5 Tỷ lệ dị hình

0 5 10 15 20

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ dị hình (%) 1.23 3.66 4.99 8.94 17.6 Thời gian nở (h) 18.8 18.9 19 19.2 19.3

3‰ 7‰ 11‰ 15‰ 19‰

Hình 4.4: So sánh tương quan giữa tỷ lệ dị hình và thời gian nở Qua bảng 4.2 và hình 4.4 ta thấy rằng tỷ lệ dị hình của phôi tăng theo độ mặn. Cá bột bị dị hình xuất hiện nhiều nhất ở độ mặn cao nhất 19‰ là 17,6% và ít nhất ở 3‰ là 1.23% (đối chứng là 1.15%). Theo Lê Hoàng Bảo (1999) thì tỷ lệ dị hình của cá sặc rằn là 14.6% khi ấp ở nhiệt độ 30°C và 25°C là 20.2%; còn Nguyễn Văn Lựa (2008) cho biết tỷ lệ dị hình của trứng cá Basa là 13.1% khi ấp trứng ở nước có nồng độ EDTA 15mg/L. Từ những kết quả trên cho thấy nhiệt độ,… độ mặn cũng ảnh

nhưng dựa vào hình 4.4 chúng tôi có thể khẳng định dưới ảnh hưởng của độ mặn thời gian nở càng dài thì tỷ lệ dị hình càng cao.

4.1.6 Tỷ lệ sống cá bột sau 48h

Từ bảng 4.2 và hình 4.5 cho thấy tỷ lệ sống của cá bột sau 48h ở các độ mặn từ 3‰-11‰ là như nhau 100% nhưng khi độ mặn 13‰thì tỷ lệ sống57.23%. Khi độ mặn cao hơn 13‰ thì cá bột không thể sống được sau 48h. Từ đó cho thấy phôi phát triển bình thường ở độ mặn nào đó thì không có nghĩa phôi sẽ nở và tồn tại được ở độ mặn đó.

0 20 40 60 80 100

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ sống cá bột sau 48h

100 100 100 57.23 0 0

3‰ 7‰ 11‰ 13‰ 15‰ 19‰

Hình 4.5: Tỷ lệ sống của cá bột sau 48h

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng (anabas testusdineus) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)