CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 Kết quả thí nghiệm 3
Hình 4.10 Hệ thống thí nghiệm 3 và 4
Bằng phương pháp tăng dần độ mặn như đã trình bày trên, cá bột rô đồng chỉ có thể chịu đựng được đến 17‰. Khi nâng đến 19‰ sau 6 giờ cá bột chết hoàn toàn. Theo Phạm Mạnh Tưởng (1990) dẫn bởi Lê Phú Khởi (2009) thì khả năng chịu đựng nồng độ muối ở giai đoạn cá bột của cá Rô hu là 14,1-15‰. Từ đó cho thấy khả năng chịu đựng với độ mặn ở giai đoạn cá bột của cá rô đồng là khá cao so với một số loài cá nước ngọt khác.
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột rô đồng.
Thông số kỹ thuật L (mm)
Đối
chứng 3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰ 13‰ 15‰ 17‰
L ban đầu 2.62 2.62 2.62 2.62 2.62 2.62 2.62 2.62 2.62
0-10 ngày 7.9 8.2 6.8 6.8 6.2 6 5.7 5.5 5.7
11-20 Ngày 17.4 19.5 19.2 18 16.9 13.6 14.9 11.6 8.5
21-30 ngày 25.4 32.5 36.5 35.9 31.8 26.9 28.1 24.8 17.8
Trọng lượng
sau 30 ngày (g) 0.6 0.62 0.87 0.89 0.59 0.4 0.47 0.29 0.11
Tỷ lệ sống (%) 52.7 52.7 20.7 16 20.7 27.3 8.7 4 3.3
Với kết quả nghiên cứu được (thí nghiệm 3 tăng dần độ mặn) đã chỉ ra rằng mức tăng trưởng về chiều dài/ngày của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể và thay đổi theo độ mặn của môi trường. Mức tăng trưởng về chiều dài tăng dần khi độ mặn tăng đến đến 7‰ và sau đó giảm dần. Tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (52.7%) và tỷ lệ sống của cáthấp nhất ở độ mặn 17‰.
4.3.1Tăng trưởng về chiều dài của cá từ ngày thả đến 10 ngày tuổi Sự tăng trưởng của cá bột sau 10 ngày trong thí nghiệm này được ghi nhận tại bảng 4.4và hình 4.11 kết quả cho thấychiều dài trung bình cá bột lớn nhất ở nghiệm thức 3‰ là 8.2 mm tương ứng với tốc độ sinh trưởng là 0.56 mm/ngày (bảng 4.5) và thấp nhất là chiều dài của cá ở nghiệm thức 13, 15 và 17‰ với các giá trị lần lượt là 5.7, 5.5 và 5.7 mm.
Chiều dài trung bình của cá các nghiệm thức 5‰, 7‰, 9‰, 11‰ lần lượt là 6.8; 6.8; 6.2 và 6 mm không có sự khác biệtso với đối chứng là 7.9 mm.
Quan sát bảng 4.5 cho thấy tăng trưởng chiều dài/ngày của cá bột cao nhất ở nghiệm thức 3‰ là 0.56 mm/ngày và tăng trưởng chiều dài/ngày của cá bộtthấp nhất là 0.29 mm/ngàyở nghiệm thức 15‰ (bảng 4.5).
7.9 8.2 6.8 6.8 6.2 6 5.7 5.5
5.7
Đối chứng 3‰
5‰
7‰
9‰
11‰
13‰
15‰
17‰
Độ mặn (‰)
Chiều dài (mm)
Tăng trưởng chiều dài
Hình 4.11: Tăng trưởng chiều dài từ 0-10 ngày ương của cá bột rô đồng
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày (mm/ngày) của cá ở thí nghiệm 3.
Tốc độ tăng trưởng bình quân (mm/ngày)
Nghiệm thức 0-10 ngày 11-20 ngày 21-30 ngày
Đối chứng 0.53 0.95 0.80
3‰ 0.56 1.13 1.30
5‰ 0.42 1.24 1.73
7‰ 0.42 1.12 1.79
9‰ 0.36 1.07 1.49
11‰ 0.34 0.76 1.33
13‰ 0.31 0.92 1.32
15‰ 0.29 0.61 1.32
17‰ 0.31 0.28 0.93
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá từ 11- 20 ngày ương
Kết quả ở hình 4.12; 4.13 cho thấy chiều dài của cá ở nghiệm thức 3‰ dài nhất (19.5 mm) và chiều dài của cá ngắn nhất ở nghiệm thức 17‰
(8.5 mm). Trong khi đó các nghiệm thức 5‰; 7‰; 9‰, 11‰,13‰ và 15‰ có chiều dài trung bình lần lượt là: 19.2; 18; 16.9; 13.6; 14.9 và 11.6
mm so với đối chứng trung bình là 17.4 mm. Nhưng so về tốc độ tăng trưởng/ngày thì cao nhất ở nghiệm thức 5‰ trung bình là 1.24 mm/ngày kế tiếp là 3‰ trung bình 1.13 mm/ngày; 7‰ trung bình 1.07 mm/ngày;
13‰ trung bình 0.92 mm/ngày; 11‰ trung bình 0.76 mm/ngày; 15‰
trung bình 0.61 mm/ngày và mức tăng trưởng về chiều dài của cá thấp nhất ở nghiệm thức 17‰ trung bình 0.28 mm/ngày so với đối chứng 0.95 mm/ngày.
17.4 19.5 19.2 18 16.9 13.6
14.9 11.6 8.5
Đối chứng 3‰
5‰
7‰
9‰
11‰
13‰
15‰
17‰
Độ mặn (‰)
Chiều dài (mm/con)
Chiều dài
Hình 4.12: Tăng trưởng chiều dài cá bột rô đồngtừ 11- 20 ngày tuổi
Tóm lại mức sinh trưởng về chiều dài của cá rô giảm dần khi độ mặn tăng dần
0 .9 5 1 .1 3
1 .2 4 1 .1 2 1 .0 7 0 .7 6
0 .9 2 0 .6 1
0 .2 8
Đ ố i c h ứ n g 3 ‰ 5 ‰ 7 ‰ 9 ‰ 1 1 ‰ 1 3 ‰ 1 5 ‰ 1 7 ‰
Độ mặn (‰)
Tă n g t r ư ở n g ( m m /n g à y)
c hiề u d à i
4.3.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá từ 21- 30 ngày tuổi
25.4
32.5 36.5 35.9 31.8 26.9
28.1 24.8 17.8
Đối chứng 3‰
5‰
7‰
9‰
11‰
13‰
15‰
17‰
Độ mặn (‰)
Chiều dài (mm/con)
Chiều dài
Hình 4.14: Tăng trưởng chiều dài cá bột rô đồngtừ 21- 30 ngày tuổi Kết quả sau 30 ngày ương được ghi nhận cụ thể tại hình 4.14 và 4.15 cho thấy ở nghiệm thức 5‰ chiều dài của cá dài nhất (36.5 mm) và chiều dài của cá ngắn nhất (là 17.8 mm)ở nghiệm thức 17‰; còn các nghiệm thức 3‰, 7‰, 9‰, 11‰, 13‰ và 15‰ lần lượt trung bình là:
32.5; 35.9; 31.8; 26.9; 28.1 và 24.8 mm/con .
0.8
1.3
1.73 1.79 1.49 1.33 1.32 1.32 0.93
Đối chứng 3‰
5‰
7‰
9‰
11‰
13‰
15‰
17‰
Độ mặn (‰)
Chiều dài (mm/ngày)
Chiều dài
Hình 4.15: Tăng trưởng bình quân (mm/ngày) từ 21- 30 ngày tuổi
Nhưng khi xét về tốc độ tăng trưởng/ngày thì mức tăng trưởng chiều dài của cáở nghiệm thức 7‰ cao nhất (1.79 mm/ngày) và thấp nhất lại ở nghiệm thức đối chứng (0.8 mm/ngày), mức tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức 3‰, 5‰, 9‰, 11‰, 13‰, 15‰, 17‰ trung bình lần lượt là: 1.3; 1.73; 1.49; 1.33; 1.32; 1.32 và 0.93 mm/ngày.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của cá bột rô đồng. Trong giới hạn độ mặn từ 3‰-7‰
thì tốc độ tăng trưởng chiều dài cá tăng. Nhưng khi độ mặn cao hơn 7‰ thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá giảm dần. Thật vậy khi quan sát hình 4.15 ta thấy rằng số ngày ương càng dài thì sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng càng dịch chuyển từ các nghiệm thức có độ mặn cao đến độ mặn 7‰ rồi từ giảm xuống khi vượt qua độ mặn 7‰. Từ đó cho thấy trong thí nghiệm này môi trường nước có độ mặn từ 3-7‰ thích hợp cá bột rô đồng sinh trưởng.
0 5 10 15 20 25
Đối chứng
3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰ 13‰ 15‰ 17‰
Độ mặn (‰)
Chiều dài (mm/con)
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Chiều dài (mm/con)
Sau 20 ngày Sau 30 ngày
Hình 4.16: So sánh tương quan về tăng trưởng sau20 và 30 ngày giữa các nghiệm thức
Từ hình 4.16 cho thấy rằng độ mặn dao động từ đối chứng đến 11‰
thì sau 20 ngày ương nghiệm thức 3‰ tăng trưởng chiều dài nhanh hơn nhưng sau 30 ngày ương thì nghiệm thức 5‰ lại tăng trưởng nhanh hơn qua đó thể hiệnrõ rệt ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cá bột rô đồng.
4.3.4 Tỷ lệ sống
Kết Quả ghi nhận tại bảng 4.4 và hình 4.17. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và 3‰ (trung bình là 52.7%) và tỷ lệ sống của cá thấp nhất 3.33% ở nghiệm thức 17‰. Các nghiệm thức 5‰, 7‰, 9‰, 11‰, 13‰, 15‰ có tỷ lệ sống của cá lần lượt trung bình là: 20.7%; 16%;
20.7%; 8.7% và 4%.
Qua đó cho thấy độ mặn 11‰ là giới hạn độ mặn cao nhất cho cá bột rô đồng sinh trưởng và phát triển. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Mỹ Hạnh (2003) ương cá rô đồng trong bể xi măng trong môi trường nước ngọtthì tỷ lệ sống là: 31.47%ở mật độ ương 500con/m2
Tương tự theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và ctv (2006) khi ương cá bột trong ao đất (mật độ 1.000 cá bột/m2) tỷ lệ sống từ 3.38- 13.64%. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Đặng Khánh Hồng và ctv (2006) thì ương cá rô đồng bằng thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ sống thu được sau 4 tuần ương là 4.95%.
Nếu so sánh như vậy thì có thể cho rằng nếu ương nuôi cá rô đồng ở môi trường có độ mặn không vượt quá 7‰ sẽ cho hiệu quả hơn.
0 10 20 30 40 50 60
Đối chứng
3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰ 13‰ 15‰ 17‰
Độ mặn (‰)
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ sống
Hình 4.17: Tỷ lệ sống sau 30 ngày ương
Đánh giá chung
Qua nhận xét trên với điều kiện thí nghiệmcó thể kết luận rằng ở độ mặn 3‰ ương cá bột rô đồng cho hiệu quả tốt nhất và khoảng 3‰ đến 9‰
là giới hạn phù hợp về độ mặn để ương các bột rô đồng. Nếu môi trường có độ mặn cao hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống (sinh trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp) của cá bột rô đồng.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Đối chứng
3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰ 13‰ 15‰ 17‰
Độ mặn (‰) Trọng lượng(g/con) Chiều dài (mm/con)
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
Tỷ lệ sống (%)
Chiều dài Trọng lượng Tỷ lệ sống
Hình 4.18: So sánh tương quan giữa các chỉ tiêu chiều dài, trọng lượng và tỷ lệ sống sau 30 ngày ương.