Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng (anabas testusdineus) (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tăng dần độ mặn đến sự phát triển phôi của cá rô đồng.

Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Phương pháp bố trí

Lấy 900 trứng cá rô đồng vừa được sinh sản bán tự nhiên trong xô nhựa làm thí nghiệm về ảnh hưởngcủa tăng dần độ mặn lên các chỉ tiêuấp trứng của phôi. Độ mặn ấp trong thí nghiệm là: nước ngọt đối chứng, 3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰, 13‰, 15‰, 17‰, 19‰ được bố trí ngẫu nhiên thành 10 nghiệm thức tương ứng.

Tăng dần độ mặn

10 nghiệm thức trên được bố trí hoàn toàn nước ngọt, ổ định 1 giờ, sau đó chọn ngẫu nhiên 1 nghiệm thức làm nghiệm thức đối chứng, dùng nước ót pha loãngđể nâng 9 nghiệm thức còn lại lên 3‰ trong 1 giờ vàổn định trong 1 giờ, chọn ngẫu nhiên 1 nghiệm thức trong 9 nghiệm thức đó làm nghiệm thức 3‰, nâng 8 nghiệm thức còn lại lên 5‰ trong 1 giờ và

3‰ 5‰

N.ngọt ….

….

19‰

7‰

- Đánh giá tỷ lệ thụ tinh của phôi

- Xác định thời gian nởvà tỷ lệ nở của phôi

- Đánh giá tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của cá bột đến 2 ngày tuổi

ổn định 1 giờ rồi chọn ngẫu nhiên …..đến khi nghiệm thức thứ 10 đạt giá trị 19‰ thì kết thúc. Mỗi nghiệm thức của từng giá trị độ mặn được thực hiện lập lại 3 lần. Trứng cá được chứa trong chén nhựa với số lượng 30 trứng/chén cùng điều kiện không sục khí (Oxy hòa tan =4 mg/L) trong thí nghiệm1.

Các chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ thụ tinh của phôi (được tính sau 6- 8 giờ từ khi thu trứng bố trí thí nghiệm), thời gian nở, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình của cá bột được quan sát và ghi nhận trong suốt quá trình thực hiện đến khi trứng nở hoàn toàn. Tỷ lệ sống của cá bột được tính sau khi trứng nở hoàn toàn đến 48 giờ.

3.3.1.2 Thí nghiệm 2 Ảnh hưởng của gây sock độ mặn đến sự phát triển phôi của cá rô đồng

Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Phương pháp bố trí

Lấy 540 trứng cá rô đồng (cùng nguồn trứng ở thí nghiệm 1) vừa được sinh sản bán tự nhiên trong xô nhựa làm thí nghiệm về ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu ấp trứng của phôi. Dãy độ mặn ấp trong thí nghiệm là: nước ngọt đối chứng, 3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰ được bố trí ngẫu nhiên thành 6 nghiệm thức tương ứng.Mỗi nghiệm thức của từng giá trị độ mặn được thực hiện lập lại 3 lần. Trứng cá được chứa trong chén nhựa với số lượng 30 trứng/chén cùng điều kiện không sục khí (Oxy hòa tan =4 mg/L) cho tấc cả các nghiệm thức trong thí nghiệm 2.

N.ngọt 3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰

- Đánh giá tỷ lệ thụ tinh của phôi

- Xác định thời gian nở và tỷ lệ nở của phôi.

- Đánh giá tỷ lệ dị hình

- So sánh kết quả thí nghiệm 1

Các chỉ tiêu theo dõi tương tự thí nghiệm 1

3.3.1.3 Thí nghiệm 3 Ảnh hưởng của tăng dần độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột rô đồng đến 30 ngày tuổi

Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 Phương pháp bố trí

Lấy 1350 cá bột rô đồng sau khi nở 48 giờ thực hiện thí nghiệm.

Thí nghiệm được thực hiện trong thùng xốp thể tích 30 lít. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần trong cùng 1 thùng xốp ngăn làm 3 (đảm bảo điều kiện môi trường giữa các lần lập lại như nhau). Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ(Hình 3.5) hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức cùng mật độ 5 con/lít. Tấc cả các nghiệm thức ương cùng điều kiện sục khí

Tăng dần độ mặn

9 nghiệm thức trên được bố trí hoàn toàn nước ngọt, ổ định 24 giờ, chọn ngẫu nhiên 1 nghiệm thức là nghiệm thức đối chứng, dùng nước ót pha loãng để nâng các nghiệm thức còn lại lên 3‰ trong 12 giờ vàổn định trong 12 giờ, chọn ngẫu nhiên 1 nghiệm thức là nghiệm thức 3‰, nâng các nghiệm thức còn lại lên 5‰ trong 12 giờ vàổn định 12 giờ rồi chọn ngẫu nhiên …..nâng đến nghiệm thức cuốilên 17‰. Mỗi nghiệm thức của từng độ mặn được thực hiện lập lại 3 lần trong 1 thùng xốp cùng điều kiện sục khí.

N.ngọt 3 5 7 17

- Đánh giá sự tăng trưởng (L, W) - Đánh giá tỷ lệ sống

- So sánh các nghiệm thức

9

.

Các chỉ tiêu theo dõi

Tốc độ tăng trưởng: khi bố trí đo ngẫu nhiên 10 mẫu cá thể cá bột rô đồng, cứ sau 10 ngày thu ngẫu nhiên 10 mẫu cá thể cá bột rô đồng đo chiều dài,ở mỗi lần lập lại của mỗi nghiệm thức. Ngày thứ 30 thu mẫu đo chiều dài và cân trọng lượng toàn bộ cá thí nghiệm.

Tỷ lệ sống: kết thúc thí nghiệm đếm số cá còn lại sau thí nghiệm.

3.3.1.4 Thí nghiệm 4 Ảnh hưởng củagây sockđộ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột rô đồng đến 30 ngày tuổi

Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 Phương pháp bố trí

Tương tự như thí nghiệm 3 theo sơ đồ (Hình 3.6) với 900 cá bột rô đồng.

Các chỉ tiêu theo dõi

Tương tự như thí nghiệm 3.

N.ngọt 3‰ 5‰ 7‰ 9‰ 11‰

- Đánh giá sự tăng trưởng (L, W) - Đánh giá tỷ lệ sống

- So sánh các nghiệm thức - So sánh kết quả thí nghiệm 3

3.3.2 Phương pháp quản lý và chăm sóc thí nghiệm 3.3.2.1 Chế độ cho ăn

Trong thí nghiệm 3 và 4 cá được cho ăn sữa cá 4 lần/ngày. Sau 5 ngày cho ăn moia 3 lần/ngày. Sau 17 ngày cho ăn trùng chỉ 3 lần/ngày đến thu mẫu kết thúc thí nghiệm.

3.3.2.2 Chế độ thay nước

Chỉ thay nước ở thí nghiệm 3 và 4. Trước khi cho ăn xi phong đáy bể 1 lần, sau 5 ngày thay 30 % nước trong bể, sau ngày thứ 10, 14, 17, 20, 23, 26, 29 đều thay 40 % nước trong bể.

3.3.3 Phương pháp đo môi trường và thu thập số liệu 3.3.3.1 Phương pháp đo môi trường

Trong từng thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường nước được đo và ghi chép trước khi bố trí thí nghiệm, trong thí nghiệm đến kết thúc thí nghiệm.

Nhiệt độ nước(ºC)

Được đo bằng nhiệt kế, ngâm nhiệt kết vào nước khoảng 10 phút lấy ra và ghi nhận kết quả.

PH nước

Rửa ly nhựa nhiều lần bằng nước cần đo,lấy nước vào đến vạch 5 ml, nhỏ 1 giọt thuốc thử vào, đậy nắp lắc đều để sau 5 phút so màu với bảng so màu pH đểghi nhận kết quả.

Oxy hòa tan (mg/l)

Rửa dụng cụ đo như đo pH, lấy nước vào đầy ly, lần lượt cho vào 6 giọt thuốc thử 1 và 2. Đậy kính nắp lắc đều để khoảng 10 phút, so màu với bảng so màu Oxy để ghi nhận kết quả.

NO2 (mg/L)

Cho nước cần đo vào lọ thủy tinh rửa nhiều lần, cho vào lọ 5 ml nước cần đo. Cho vào 5 giọt thuốc thử 1 và 2, lắc đều sau 5 phút đem so màu và ghi nhận kết quả.

NH3 (mg/L)

Rửa sạch nhiều lần và cho vào lọ 5 ml nước cần đo. Cho vào 3 giọt thuốc thử 1, 2 và 3, lắc đều sau mỗi lọ sau 10 phút đem so màu với bảng màu mẫu kèm theo và ghi nhận kết quả.

3.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Tỷ lệ thụ tinh

Sau khi trứng được ấp 6-8 giờ, tiến hành quan sát và đếm số trứng trắng đục (kích thước trứng to, bị nấm), ghi nhận tính toán:

Số trứng thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh (%) = * 100

Số trứng ấp Thời gian nở

Là thời gian từ khitrứng thụ tinh đến khi phôi nở rộ.

Tỷ lệ nở

Sau khi trứng nở hoàn toàn, tiến hành đếm số cá bột, ghi nhận tính toán:

Sốtrứng nở

Tỷ lệ nở (%) = * 100

Số trứng thụ tinh Tỷ sống của cá bột sau 48 giờ

Sau 48 giờ tiến hành đếm số cá bột còn sống , ghi nhận tính toán:

Số cá bột sống sau 48 giờ

Tỷ lệ sống cá bột (%) = *100

Số cá bột khi nở

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng (anabas testusdineus) (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)