I I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN
2.2. Phân loại thức ăn theo nguồn gốc
2.2.1. Thức ăn nguồn gốc thực vật:
2.2.1.1. Thức ăn xanh
26
Lượng nước cao,chất khô có nhiều chất dinh dưỡng và tương đối dễ tiêu. Thành phần dinh dưỡng tùy vào giống cây trồng, môi trường, kỹ thuật canh tác. Ở VN phong phú đa dạng nhưng chỉ tập trung vào mùa mưa,gồm một số nhĩm sau:
Cỏ hòa thảo
Tăng trưởng nhanh ở VN, năng suất cao nhưng nhanh hóa xơ.
Lượng protein thô trung bình 75-145g/1kg chất khô.
Lượng chất xơ khá cao: 269-372g/1kg chất khô.
Cần thu hoạch cỏ đúng lứa.
Cỏ hòa thảo thường thiếu Ca và P.
Cỏ voi, elephant grass (Pennisetum Purpureum):
Cỏ nầy hiện nay được trồng để cắt cho bò ăn ở nhiều trại chăn nuôi quốc doanh và gia ủỡnh.
Cỏ rất dễ trồng ưa đất nhiều màu tươi xốp chịu được hạn không chụi ngập úng, dễ trồng có thể trồng bằng hôm (như mía) bằng nhánh hay bằng hạt (ít trồng).
Sau khi trồng 60 - 90 ngày là cắt lứa đầu, nếu phân đầy đủ cứ 40 ngày sau cắt lại một lần.
Một năm có thể cắt từ 8 - 9 lần. Năng suất khoảng 400 – 500 tấn/ha.
Cỏ sả, cỏ Ghinê, cỏ sữa, guinea grass (Panicum Maximum):
Đây là loại cỏ trường niên có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho bò ăn,cỏ sả chịu được khí hậu khô hạn vì có bộ rể phát triển khá sâu.
Cỏ sả lá nhỏ để chăn thả, năng suất 80-100 tấn/ha.
Cỏ sả lá lớn để cắt, năng su61t trung bình 150-250 tấn/ha.
Cỏ lông tây, cỏ para (Bracharia mutica) :
Cỏ mọc tương đối mạnh, thích hợp nơi ẩm ướt nhiều ánh sáng.
Thân cỏ bò lan trên mặt đất đâm rể và nọc nhiều nhánh.
Cỏ rất dễ trồng có thể trồng bằng nhánh hay bằng hột. Thường trồng bằng nhánh.
Lúc cỏ vừa đơm bông thì thu hoạch. Năng suất trung bình 70 - 100 tấn/ha/năm.
Cây họ đậu:
Điều kiện tự nhiên không thích hợp các giống ôn đới, các giống nhiệt đới có năng suất thấp. Chiếm tỷ lệ 4-5% trên đồng cỏ tự nhiên.
Giàu protein thô (167g/kg chất khô), vitamin, khoáng.
Hàm lượng chất khô cao (200-260g/kg thực liệu), giá trị năng lượng cao hơn họ hòa thảo.
Ưu điểm là rễ có khả năng cộng sinh với vsv tạo protein, vitamin, khoáng mà không cần bón nhiều phân.
Nhược điểm là thường chứa một số chất khó tiêu hóa hay độc tố.
Cỏ Stylo (Stylosanthes):
27
Thích hợp đất nghèo dinh dưỡng và chua, trồng phủ đất chống sói mòn.
Nhanh bị xơ hóa, nên thu hoạch lúc còn non, bắt đầu có nụ.
Chất khô 220-260g/kg thực liệu. Protein thô 160g và xơ thô cao 266-272g/kg chất khoâ.
Thường được trồng xen với với cỏ hòa thảo để chăn thả hay làm cỏ khô.
Cây keo dậu (Leucaena leucocephala):
Phát triển trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Protein thô cao 270-280g và xơ thô thấp 155g/kg chất khô.
Trong keo dậu có độc tố momosin nên dùng giới hạn cho gia súc.
Đậu hồng đáo (Vigna ungiuculata)
Cây họ đậu một năm, thân bò, trồng chống sói mòn và làm TĂGS.
Tỷ lệ VCK 17-18%. Trong 1kg chất khô có 200-210g pretein và 2000-2100 Kcal ME.
2.2.1.2. Thức ăn thô khô
Gồm cỏ khô và các phụ phẩm nông nghiệp khác.
Xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng.
Rôm
Sản lượng rơm ở VN cao, rẻ tiền.
Chất xơ cao 320-350g/kg chất khô, chất xơ rơm hơi khó tiêu hóa.
Lượng protein thô thấp (2-4%) và tỷ lệ tiêu hóa protein ở thú nhai lại cũng thấp (30-37%).
Cỏ khô
Có giá trị dinh dưỡng cao hơn các phụ phẩm khác. Chất lượng tùy vào giống cỏ và điều kiện khi thu hoạch.
Bảo quản khi ẩm độ còn từ 15-17%.
Cỏ khô gồm cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu có gía trị dinh dưỡng tốt hơn.
Thân cây bắp sau khi thu hoạch
Nguồn thức ăn tận thu khá quan trọng.
Trong 1 kg thân cây bắp có 600-700g chất khô, 280-300g xơ, 60-70g protein.
2.2.1.3. Thức ăn nhóm khoai, củ, trái Là thức ăn tương đối phổ biến cho gia súc.
Đặc điểm chung của nhóm thức ăn nầy là nhiều nước, nghèo protein, nghèo chất béo, chác chất khoáng thấp; giàu tinh bột , đường và xơ thấp nhưng dễ tiêu.
Khoai lang
Thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vùng.
Lượng chất khô 270-290g/kg.
Lượng protein thấp 35-39g/kg CK, tinh bột và đường cao: 850-900g/kgCK.
Khoai myứ
28
Được sử dụng tương đối rộng rãi trong chăn nuôi.
Lượng chất khô 277-343g/kg.
Lượng protein thấp 29g/kg CK, tinh bột và đường cao: 850-900g/kgCK, mỳ đằng có lượng tinh bột cao hơn mỳ ngọt.
Khoai mỳ tươi chứa chất cyanoglucoside ,bị men linamarinasase hoạt hóa tạo ra acid cyanhydric. Khi phơi hay nấu sẽ làm giãm lượng HCN.
2.2.1.4. Thức ăn hạt hòa thảo
Cung cấp chủ yếu nguồn nguồn thức ăn cung năng lượng cho thú dạ dày đơn.
Thành phần chính của hạt là tinh bột.
Sau khi phơi chất khô biến đổi từ 86-90%.
Chất xơ thấp, hàm lượng protein từ 7-12%.
Baép:
Được sử dụng tương đối rộng rãi trong chăn nuôi gia súc. Có thể dùng bắp trong khẩu phần với tỷ lệ cao tùy theo giá cả trên thị trường.
Bắp giàu Carotene, đây là một nguồn cung vit.A trong khẩu phần. Hàm lượng xơ thấp giúp thú độc vị tiêu hóa tốt.
Bắp chứa nhiều các acid béo chưa bão hòa làm mỡ heo nhão, dễ bị oxyd hóa nên khó bảo quản.
Bắp sau khi thu hoạch phải được sấy đến khi ẩm độ dưới 14% mới được dự trữ. Nếu không sẽ bị mốc gây độc cho thú.
Tinh bột và đường : 720-800g/kgCK, ME: 3100-3200kcal/kg.
Lượng protein từ 80-120g/kg.
Bắp thiếu Lysine, Tryptophan và Threonin nên phải được phối hợp với các thực liệu cung protein khác để cân bằng acid amin trong khẩu phần.
Luùa:
Là nguồn lương thực chủ yếu cho người ở các nước nước nhiệt đới. Có thể sử dụng một phần cho gia súc.
Lượng protein từ 80-90g/kg và chất xơ từ 90-120g/kg.
Trong lúa có trấu giàu silic có hai cho đường tiêu hóa của thú.
Cao lửụng:
Có rất nhiều loại, thường trồng làm thức ăn gia súc ở nhưng vùng lượng mưa thấp.
2.2.1.5. Thức ăn hạt họ đậu
Giàu protein và các acid amin không thay thế cho gia súc.
Phần lớn có chứa độc chất hoặc chất ức chế quá trình tiêu hóa.
Đậu nành
Là thức ăn gốc thực vật giàu protein:410-430g/kg CK.
Chất béo 160-180g/kg CK, năng lượng 3600-3700Kcal/kg CK.
Giàu acid amin lysine, tryptophan.
29
Cần phải sử lý nhiệt làm mất hiệu lực của một số độc tố như: antitrypsin, ureasase, lipoxydasase…
2.2.1.6. Phó sản chế biến nông sản Taám
Việt Nam sản xuất nhiều lúa nên các phụ phẩm trong quá trình xay xát lúa (tấm, cám) được sử dụng rất phổ biến trong nuôi heo.
Tấm có thể thay thế hoàn toàn bắp trong khẩu phần mà không ảnh hưởng đến năng suất của gia súc. Giá tấm và bắp thường gần bằng nhau nhưng tấm ít bị nhiễm nấm mốc hơn bắp nên thường được ưu tiên dùng cho heo con. Tuy nhiên dùng cho heo, kích thước hạt tấm phải ≤ 2 mm.
Hàm lượng protein 70-90g/kg Cám gạo
Là sản phẩm phụ của công nghiệp xay sá. Hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt.
Hàm lượng protein từ 120-140g/1kg CK, chất béo 110-180g/1kg CK
Các acid amin giới hạn là Lys, Thr, Met. Do hàm lượng béo cao nên cám trữ lâu dễ bị ôi làm giảm tính ngon miệng. Ngoài ra nếu có nhiều trấu trong cám, khả năng tiêu hóa sẽ giảm. Vì vậy phải rất hạn chế dùng cám cho heo con, nhưng có thể dùng trong khẩu phần heo lớn với tỷ cao khi giá cám hạ.
Cám gạo mới thường có mùi thơm nên kích thích heo ăn nhiều. Cám rất giàu vitamin nhóm B (B1, PP, B5) và acid béo.
Các loại bánh dầu như: bánh dầu đậu nành, bánh dầu phọng, bánh dầu bông, bánh dầu dừa… cũng được sử dụng để cung cấp đạm nguồn gốc thực vật cho thú.
Các phụ phẩm khác: ngoài ra còn nhiều phụ phẩm của ngành chế biến khác như:
hốm bia,phụ phẩm chế biến đậu nành và tàu hủ, phụ phẩm chế biến bột my,ứ rỉ mật đường, phó sản chế biến thơm…….
2.2.2. Thức ăn nguồn gốc động vật
Gồm tất cả các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu động vật như: bột sữa, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột lông vũ, bột huyết……Hầu hết những thức ăn đều giàu protein và có tương đối đầy đủ các acid amin không thay thế, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số sinh tố. Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật rất cao. Đây là nguồn thức ăn bổ sung protein quan trọng cho gia súc gia cầm ở Việt Nam. Một số thức ăn nguồn gốc động vật thường sử dụng cho vật nuôi như:
Bột cá Là thức ăn động vật có protein chất lượng cao nhất, được chế biến từ cá tươi chế biến từ phế phẩm của công nghiệp chế biến cá. Thành phần dinh dưỡng của bột cá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Protein trong bột cá sản xuất tại Việt Nam biến động từ 30 – 70% và muối từ 0,5 – 20% .
30
Bột thịt có hai loại là bột thịt không xương và bột thịt có xương, thông thường được chế biến từ thân thịt vật nuôi không dùng làm thực phẩm cho người hoặc từ các phế phẩm của lò mổ. Tỷ lệ protein trong bột thịt từ 30 – 50% , khóng từ 8 – 35% và mỡ từ 8 – 15%.
2.2.3. Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung là những chất hữu cơ hay các chất khoáng ở dạng tự nhiên hay tổng hợp, được đưa vào thức ăn với liều rất thấp gồm một số loại thức ăn bổ sung nhử sau:
Thức ăn bổ sung đạm như NPN, acid amin tổng hợp.
Bổ sung khoáng đa hoặc vi lượng.
Bổ sung các loại sinh tố.
Bổ sung kháng sinh va các chất kích thích sinh trưởng.
Các loại thức ăn bổ sung khác như chất chống oxy hóa, chất màu, chất tạo mùi……