I I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN
Bài 5 CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN
V. U NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH U
1. UGiốngU : Tùy từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết, khí hậu mà có chất lượng tinh dịch khác nhau. Theo tài liệu nước ngoài, bò đực giống khoảng 800 – 900 kg mỗi lần lấy tinh được 8 – 9ml, cao có thể đạt 10 – 15ml; nhưng bò của ta thì ít hơn, khoảng 3 – 5ml, trâu thì lại thấp hơn.
Bò ôn đới nhập nội vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm, tính hăng cũng kém.
2. UThức ănU : Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống ca hơn bò thường từ 10 – 12%, khi giao phối cường độ trao đổi cũng tăng từ 10 – 12% thành phần tinh dịch cũng đặc biết hơn các sản phẩm khác. Vì vậy nhu cầu thức ăn không những đòi hỏi về số lượng mà cả về chất lượng.
Qua theo dõi ở nông trường Ba Vì, chúng ta thấy thức ăn ảnh hưởng rất rõ.
Bảng 1. Ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng tinh dịch của bò
Thời Thức ăn Lượng Chất lượng tinh dịch
kyứ ẹụn vũ Protein tieõu
hóa (kg) tinh dịch
(ml) Mật độ
(triệu) Sức
kháng Sức hoạt
động Kỳ hình (%)
1 10 900 – 1050 5 – 6 1300 5000 3 1,5
2 3 – 5 500 – 600 3 600 3.000 3 2,5 – 3
3 8 900 7 – 9 9 – 1500 7000 3 – 4 1 – 1,5
Thời kỳ đầu số lượng đơn vị đạm đều cao, nhưng phối hợp khẩu phần đơn điệu nên chất lượng tinh dịch vẫn không bằng giai đoạn 3 do sự phối hợp khẩu phần được tốt.
Giá trị sinh vật của đạm trong thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tinh dịch Smirơnốp và Udơrumốp đã thí nghiệm trên 3 khẩu phần theo 3 giai đoạn. Giai đoạn I chủ yếu là cỏ khô, yến mạch và củ cải. Giai đoạn II đạm thực vật hỗn hợp nhiều thứ. Giai đoạn III có thêm đạm động vật (bảng 1).
3. UChăm sócU : Thức ăn, giống tốt nhưng nếu chăm sóc như : cách cho ăn, tắm chải, vận động, thái độ của người chăm sóc và lấy tinh ... không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn. Có thể kh6ng lấy được một tý tinh dịch nào, mà trong một thời gian ngắn có thể làm hỏng bò đực giống.
Một con bò đực giống có thể sống được 15 – 20 năm trở lên, nhưng thời gian lợi dụng được của nó hiện nay nói chung trên thế giới còn thấp, thường chỉ 5 – 8 năm, thậm chí 2 – 3 năm đã phải đào thải. Theo Berker đã nghiên cứu trên 2254 con bò bị đào thải, chỉ có 10% là do khả năng di truyền cho đời sau kém bị đào thải, còn lại do nhiều nguyên nhân khác.
4. UThể trọng và số lượng tinh trùngU : Lúc còn nhỏ thì không có tinh trùng, khi thành thục về tinh, số lượng tinh trùng chịu ảnh hưởng của nhiều loại nguyên nhân
44
khác; nhưng trong đó nhân tố trọng lượng là rất cơ bản. Sau khi đã trưởng thành thì nhân tố trọng lượng không phải là cơ bản.
Theo Hooker, Branton v.v.. hệ số tương quan giữa trọng lượng của dịch hoàn và số lượng tinh trùng là 0,80 – 0,90. trọng lượng dịch hoàn có quan hệ mật thiết với trọng lượng cơ thể.
Bảng 2. Ảnh hưởng trọng lượng bò Ghonstrin đến lượng tinh dịch.
NAÊM THEO LÒCH CHặ TIEÂU
Năm thứ 1 2 3 4
Trọng lượng bò (kg) 365 445 514 578
Dung tích 1 laàn xuaát tinh (ml) 2,34 3,21 3,51 3,36
Nồng độ (triệu/ml) 429 735 916 978
Toồng soỏ tinh truứng (trieọu) 1255 2690 3592 3660
5. UChế độ lấy tinh U: Chế độ lấy tinh cũng ảnh hưởng rất lớn vàc nhiều tác giả nghiên cứu với rất nhiều chế độ lấy tinh khác nhau.
Người ta đã nghiên cứu so sánh hai phương pháp: Một tuần lấy tinh 6 lần, mỗi ngày 1 lần trong 18-24 tháng liền của ba con bò đực giống. Kết quả thụ thai là 70, 74, 77% (Sau khi phối 60 – 90 ngày không được đọng dục) của 281, 286,656 lần dẫn tinh lần thứ nhất.
Lô khác 10 con, mỗi tuần lấy tinh 1 lần, liền trong 32 tuần, dẫn tinh cho 42136 con bò cái, tỷ lệ thụ thai là 70%. Tổng số tinh trùng lấy mỗi ngày 1 lần trong 1 tuaàn nhieàu gaáp 2 laàn moãi tuaàn 1 laàn.
Bảng 3. Đặc điểm và khả năng thụ thai của tinh dịch lấy mỗi ngày 1 lần trong tuần và mỗi tuần 1 lần ở 2 nhóm, mỗi nhóm 10 con bò đực
Chỉ tiêu Cách lấy tinh
moãi tuaàn 1 laàn
Mỗi ngày 1 laàn trong tuaàn
Tyỷ leọ % tăng giảm
Lượng tinh dịch 1 lần (ml) 9,5 6,2 - 35
Cả tuần (ml) 9,5 43,3 + 356
Tỷ lệ tinh trùng hoạt động 63,0 69,0 + 6
Số lượng tinh trùng (1000/ml) 1890 810,0 - 57
Toồng soỏ tinh truứng trong 1 laàn (1000 trieọu) 17,8 4,8 - 73 Toồng soỏ tinh truứng trong 1 tuaàn (1000 trieọu) 17,8 33,8 - 90
Số lượng hoạt động 1 lần (1000 triệu) 11,1 3,4 - 69
Số lần dẫn tinh lần thứ nhất 42,136 7108
Tyỷ leọ thuù thai (%) 70 73
Qua thí nghiệm trên thấy rằng mỗi ngày lấy tinh 1 lần không ảnh hưởng gì đến sự hình thành tinh trùng và khả năng thụ thai.
Một số tài liệu khác thấy rằng có thể lấy cách nhau 2 – 3 ngày, mỗi ngày lấy 2 – 3 lần, số lượng tinh trùng không kém lấy mỗi ngày 1 lần và lại tiện cho việc bảo quản, vận chuyển.
45
Để xác định tốc tộ hình thành và số lượng tinh trùng người ta đã dùng cách lấy tinh "dốc lọ" trong 1,5 – 2giờ, lấy liên tục nhiều lần (10 lần hoặc nhiều hơn) tổng số tinh trùng của bò có thể là : 2,9 x 10P9P – 32,1 x 10P9P và hơn nữa 78,7 x 10P9P. Sau "dốc lọ" khoảng 7 ngày thì có thể hồi phục.
6. UKhí hậu thời tiếtU : Ở các nước ôn đới, theo Mercrier v.v... chất lượng tinh dịch của bò đực kém nhất là mùa đông, tốt nhất là mùa hạ và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu ánh sáng.
Đối với loại bò đực dưới 4 tuổi chịu ảnh hưởng ngoại cảnh rõ rệt hơn bò lớn tuổi, nhất là nhiệt độ. Họ cũng thấy chất lượng tinh dịch tốt nhất là vụ đông xuân, mùa hè giảm nhiều, mùa thu lại tăng lên. Tác giả kết luận là bò non chịu nóng kém hơn bố trưởng thành, nhốt ở 29P0PC trong 5 ngày thì đã rối loạn về quá trình hình thành tinh trùng.
Trong điều kiện nước ta cần đặc biệt chú ý đến nhân tố nắng, nóng ẩm.
Người ta đã thí nghiệm nhiều phương pháp (bọc vải, hơ nóng v.v..) để nâng nhiệt độ ở bao dịch hoàn lên 2-4P0PC, chỉ duy trì trong 2 ngày đêm, tất cả các tế bào thượng bì ở ống tinh đều bị phá hủy, chất lượng tinh trùng giảm, kỳ hình tăng.
Họ cho rằng dịch hoàn là nơi có rất nhiều tế bào sinh sản sinh trưởng, máu lại cung cấp có hạn, luôn luôn ở trạng thái thòm thèm oxy.
Nếu nhiệt độ tăng lên, trao đổi chất mạnh, oxy thiếu, quá trình sinh tinh không thực hiện được.
Trong mùa hè bò ở ôn đới nhập nội sang tạ rất khó nuôi, vì đã nóng lại ẩm, mà độ ẩm người ta cho là tác hại nhất vì thế cần phải đặc biệt chú ý.
7. UTuổiU: Tuổi thọ của bò đực giống thực ra có thể đạt 18-20 năm, nhưng do nhiều nguyên nhân, thường chỉ sử dụng được 5-8 năm.
Theo Berke: 6% bò đực giống đạt đến 7 năm, còn bình quân là 5,43 năm.
Berke nghiên cứu trên 2254 con bò đào thải thì có 1924 con đã bị đào thải ngay từ 1-8 năm tuổi. Trpong 5177 con đào thải thì có 1496 con, chiếm 28,10% là bò không chịu nhảy, chỉ có 455 von đào thải là già yếu chiếm 8,79%, còn 4722 con chiếm 91,21% là do nguyên nhân sử dụng, nuôi dưỡng, bệnh tật gây nên. Xét về mặt thụ thai mặt di truyền, tuổi nào tốt nhất, chúng tôi chưa có tài liệu cụ thể. Nhưng qua những số liệu trên cho thấy, ảnh hưởng của tuổi đến lợi dụng không phải là lớn lắm, mà do những nhân tố khác có tác dụng nhiều hơn mà chúng ta cần phải hết sức chú yù.
8. Nhân tố khác: trong chăn nuôi đực giống ngoài những nhân tố trên còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch mà chúng ta chưa có điều kiện đi sâu, như mức độ đồng huyết, mức độ tạp giao, chế độ lao tác, phương thức phối giống, bệnh tật v.v.. đều là những nhân tố không thể không chú ý đến được.
Thí dụ: Khi phối giống cho nhảy ngay, giắt đi quanh con cái rồi lại giắt về chuồng, giắt như vậy 1-2 lần để tăng thời gian, mức độ hưng phấn trước khi nhảy không thể nhảy tự do, phẩm chất tinh dịch cũng thấy khác rõ rệt.
46