I I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN
Thức ăn góp phần giải quyết giá thành sản phẩm cho vật nuôi, ở Việt Nam cĩ một số biện pháp giải quyết thức ăn cho thú nhai lại như sau:
1) Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp,chế biến vì cĩ số lượng lớn và giá rẻ.VD:
rơm dây đậu thân lá,cây bắp ,dây khoai lang, lá khoai mì (hàm lượng đạm cao), ngọn mía. Phụ phẩm ngành chế biến: tấm, cám, xác đậu nành, bọt đường… .Phụ phẩm đóng hộp trái cây: vỏ thơm,vỏ đu đủ, vỏ mít chuối……
2) Sử dụng đồng cỏ thiên nhiên: vùng đất mà trên đó người ta không sử dụng canh tác một loại nào khác, hiện nay diện tích đất nầy có số lượng khá lớn . Sử dụng đất hàng rào, cỏ dại….. (ở đồng cỏ tự nhiên có hại cho thú) hàm lượng dinh dưỡng ở đồng cỏ tự nhiên thấp.
3)Sử dụng đồng cỏ nhân tạo:là những diện tích đất qui hoạch dành riêng làm thức ăn cho Trâu Bò.
*Đồng cỏ cắt: trồng những loại cây ,cắt cho trâu bò ăn,đồng cỏ cắt phải chọn loại cây để trồng có năng suất cao về giá trị bổ dưỡng:
-Cỏ voi (Pennisetum Purpureum)
Cỏ nầy hiện nay được trồng để cắt cho bò ăn ở nhiều trại chăn nuôi quốc doanh và gia đình. Cỏ rất dễ trồng ưa đất nhiều màu tươi xốp chịu được hạn không chụi ngập úng. Thân cỏ có thể cao đến 3m giống như cây mía lau. Cỏ voi rất dễ trồng có thể trồng bằng hôm (như mía) bằng nhánh hay bằng hạt (ít trồng). Cách trồng: Sau khi làm đất kỹ, bón lót từ 10-20 tấn phân hữu cơ, làm hàng cách nhau từ 50 - 60cm và bụi cách bụi từ 30-40cm. Sau khi trồng 60 - 90 ngày là cắt lứa đầu, nếu phân đầy đủ cứ 40 ngày sau cắt lại một lần. Mỗi lần cắt 1 ha cho từ 40 – 50 tấn. Một năm có thể cắt từ 8 - 9 lần. Năng suất khoảng 400 – 500 tấn/ha.
31
-Cỏ lông tây (Bracharia mutica)
Hay cỏ para là giống cỏ mọc tương đối mạnh, thích hợp nơi ẩm ướt nhiều ánh sáng. Thân cỏ bò lan trên mặt đất đâm rể và nọc nhiều nhánh. Cỏ rất dễ trồng có thể trồng bằng nhánh hay bằng hột. Thường trồng bằng nhánh. Đất cày bừa kỹ bón lót 10 tấn phân chuồng rạch hàng cách hàng 40cm, đặt hom giống sắp xuôi theo hàng rạch, hoặc chặt cỏ thành từng khúc từ 10 - 20 phân rải thưa xuống mặt đất có nưôùc thấm 60 ngày sau thân bò lan rộng che kín đất. Lúc cỏ vừa đơm bông thì thu hoạch. Năng suất trung bình 70 - 100 tấn/ha/năm.
-Cỏ xả (Panicum Maximum)
Đây là loại cỏ trường niên có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho bò ăn,cỏ xả chịu được khí hậu khô hạn vì có bộ rể phát triển khá sâu. Cách trồng: Làm đất kỹ, bón lót 10-15 tấn phân chuồng, thường trồng cỏ bằng tép hoặc bằng hột, trồng dầy 30cm x 40cm. Các nhà chăn nuôi trồng cỏ xả lá nhỏ để chăn thả, trồng cỏ xả lá lớn để cắt. Năng suất trung bình từ 80- 150 tấn/ha/năm.
-Cỏ Stylo (Stylosanthes):
Có hai loại:
* S.Guianesis cây cao bụi to thích mọc nơi thấp nhiều mầu mơ.û
* S.Gracillis cây nhỏ, lá nhỏ thấp hơn, chịu đất xấu, khô hơn. Đây là loại cỏ họ đậu dễồ trồng cú khả năng chịu hạn, năng suất 50 đến 70tấn/ha/năm. Đặc biệt là một năm có thể cố định đạm cho đất từ 80 - 100kg đạm/ha.
-Cây bình linh: cây thân gỗ,họ đậu,hàm lượng dinh dưỡng cao ,khả năng cố định đạm (bổ xung đạm từ đất)trong không khí.
-Đậu ma : loại cỏ họ đậu,thân leo ,trồng xen cỏ đậu.
*Đồng cỏ chăn thả: người ta trồng rồi thả trâu bò ăn tự do.Chọn cây có khả năng tái sinh tốt chịu được dẫm đạp của trâu bò.Vd: cỏ xả(dẫm đạp cao).Cỏ Beronudaz có tác dụng che phủ đất và hạn chế tình trạng xói mòn (ĐK chăn thả :nông trường bò sữa SB)
• Sử dụng quản lý đồng cỏ:
Diện tích đồng cỏ hợp lý cho 1 gia súc/năm:
a x b a x b x f S = +
c c
S : diện tích cần thiết cho 1 gia súc chăn thả/năm/m2 a : số ngày 1 con gia súc chăn thả /năm
b : nhu cầu cỏ 1 con/ngày c : sản lượng cỏ (kgm/m2 )
f : hệ số (0,3 đến 0,5) mức độ tái sinh trong 1 năm.
32
Aùp dụng biện pháp cắt hoặc chăn thả luân phiên ,chia đồng cỏ thành nhiều lô ,số lô tùy thuộc vào khả năng tái sinh của cỏ (VD : 1 lô 7 ngày chăn thả,cắt ,phải có 4 lô =28 ngày )không nên chăn thả trên 1 lô quá lâu (TB 4 đến 7 ngày)
- Phải đảm bảo quá trình bón phân ,chăm sóc tưới nước để đảm bảo cỏ tái sinh kịp thời ,rào ngăn lô,nên dùnh nguyên liệu rẻ,để có thể thay đổi lô cỏ – dùng rào điện (ngăn và quản lý đồng cỏ).
- Bố trí cây bóng mát cho TB.
- Bố trí nước uống : khoảng cách máng nước tùy theo tuổi gia súc(trung bình 0,5 đến 1 km)
- Đồng cỏ chăn thả thì 2 đến 3 năm trồng lại . - Đồng cỏ cắt : 4 năm trồng lại
- Cách cắt : sát gốc(dư 1 tấc để cây tái sinh) 3.4. Dự trữ chế biến thức ăn cho trâu bò:
Trâu bò sử dụng thức ăn thô là chủ yếu. Một trâu bò trung bình 12 đến 15 tấn thức ăn xanh/năm. Mùa mưa dư thừa, dự trữ có nhiều cách
- Bằng cách phơi sấy : dùng năng lượng giảm nước trong thức ăn:phơi bằng năng lượng mặt trời ,sấy: năng lượng than củi (không hiêu quả KT);rơm:phơi,chất đống;cỏ:phơi nhanh tránh mất vitamin phơi cỏ xong đưa vào kho bảo quản(giữ lâu vài tháng)nhược điểm hàm lượng dinh dưỡng mất ,ngon miệng không cao.
- Phương pháp ủ chua : dự trữ TA đến lên men,yếm khí (VSV có lợi ,phát triển trong điều kiện thiếu O2VSV có hại phát triển trong điều kiện nhiều O2 )
- Phương pháp cỏ ủ chua :
• Nơi ủ: hố ủ - hố ủ nổi ,chìm ,nửa nổi nửa chìm,kích thước thùng không quá lớn khi lấy thúc ăn thờ gian kéo dài,quá nhỏ không KT.Thời gian lấy TA trong hố không quá 01 tháng.
• Nguyên liệu ủ chua: cỏ xanh ,tươi ,cỏ voi đuơc ưa chuộng ,cây bắp vì hàm lương đường lớn hơn đạm ,nước thấp ,rau muống hàm lượng nước cao nên không duứng uỷ chua .
• Cách làm :nguyên liệu đem về cắt về đoạn ngắn 10-20cm (tránh lãng phí khi thú ăn).Đưa nguyên liệu vào hố ,nén chặt (môi trường yếm khí) cho ít phụ gia như muối hoặc chất phụ gia.bắp môi trường tạo chất bột đường.Muối :cải thiện ngon miệng .Sau khi đầy hố đậy nylon để nước không vào,tạo môi trường yếm khí VSV hoạt động,cỏ phát triển lên men .Thời gian đưa cỏ cho đến ủ đầy: càng nhanh càng tốt,không kéo dài 3 ngày vì VSV thiếu khí thang.Lấy thẳng từ trên xuống,ngoài vào trong để tránh hư hỏng (cho phép 5 đến 10 %)
Khi cho thú ăn thức ăn ủ chua từ từ ít đến nhiều vì có thể gây xáo trộn tiêu hóa.
Ưu điểm thức ăn ủ chua: tăng ngon miệng 33
Khuyết điểm : đối với bê nghé,trâu bò sữa :gây chua trong sữa.