1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10, phần I ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương
1.2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp trực quan của giáo viên trong dạy học môn GDCD lớp 10, phần I ở trường THPT Hương Sơn, huyện
Tình hình đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường THPT Hương Sơn năm học 2010 - 2011:
Trường THPT Hương Sơn là một trường thuộc huyện vùng sâu của tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích là : 20.000.000 m2
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là: 83 người. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 03.
+ Giáo viên dạy lớp: 70, trong đó giáo viên dạy môn GDCD là: 03 người.
+ Nhân viên: 10.
- Tổng số lớp: 30 trong đó:
• Khối lớp 10: 12 lớp
• Khối lớp 11: 10 lớp
• Khối lớp 12: 08 lớp - Tổng số phòng học: 30
- Thiết bị phục vụ giảng dạy:
Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Ban lãnh đạo nhà trường, Hội Cha mẹ học sinh; nhà trường đã trang bị được một hệ thống thiết bị tương đối đầy đủ như: tranh ảnh, bản đồ, các thiết bị thí nghiệm thực hành sinh – hóa, máy vi tính, tivi, cát xét, máy chiếu projector; nhưng riêng bộ môn GDCD thì còn thiếu nhiều cụ thể là tranh ảnh, phim phục vụ bộ môn; đặc biệt là toàn trường chỉ có 01 phòng trang bị cho hệ thống máy chiếu phục vụ việc giảng dạy giáo án điện tử.
Nhận thức chung của giáo viên về vai trò của môn học GDCD và việc vận dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học
Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên về vị trí, vai trò của môn GDCD và việc vận dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tiến hành điều tra 03 giáo viên bộ môn GDCD ở trường với kết quả như sau: (Phụ lục 1).
Qua bảng trên, ta thấy các giáo viên giảng dạy ở trường THPT Hương Sơn đều có nhận thức đúng vai trò của môn GDCD trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp trực quan, cụ thể là:
- Có 100% số ý kiến cho rằng môn GDCD có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học;
- Về ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp trực quan: có 66,67% ý kiến cho rằng phương pháp trực quan “Kích thích được hứng thú học tập của học sinh, làm cho giờ học hấp dẫn, sinh động hơn” và 33,33% ý kiến “Phát huy được tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh”. Ngoài ra, các ý kiến “ Làm giờ cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả” và “các ý kiến khác” không có.
Mức độ vận dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học môn GDCD lớp 10
Bảng 1: Mức độ vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn
GDCD lớp 10 ở trường THPT
Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Mức độ
Số GV
Thư
ờng xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
3
1
33.33
2
67 , 66
0
0
Kết quả từ bảng 1 cho ta thấy mức độ vận dụng phương pháp dạy học trực quan của giáo viên bộ môn trường THPT Hương Sơn chưa được thường xuyên, cụ thể là mức độ vận dụng phương pháp dạy học trực quan “thường xuyên”
chiếm tỉ lệ: 33,33%; mức độ “đôi khi”: 66,67%; mức độ “chưa bao giờ”: 0%.
Như vậy, tất cả giáo viên dạy môn GDCD của trường đều có ý thức trong việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học nhằm góp phần vào việc tích cực hóa hoạt động dạy và học ở trường THPT Hương Sơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học thì mức độ vận dụng phương pháp này còn hạn chế, theo
chúng tôi nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ yếu tố khách quan: điều kiện phương tiện dạy học của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu vận dụng phương pháp trực quan của giáo viên, nhất là tranh ảnh, máy chiếu projector. . .
Cách thức vận dụng phương pháp trực quan của giáo viên trường THPT Hương Sơn hiện nay
Qua khảo sát, dự giờ thao giảng trong tổ chuyên môn, đặc biệt là môn GDCD lớp 10, chúng tôi nhận thấy cách vận dụng phương pháp trực quan vào dạy học của giáo viên bộ môn có những ưu điểm và những hạn chế như sau:
* Ưu điểm trong cách vận dụng phương pháp trực quan
Hầu hết trong tiết dạy vận dụng phương pháp trực quan của giáo viên đều chuẩn bị tốt các phương tiện trực quan.
Kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện trực quan, kích thích được sự chú ý, quan sát của học sinh.
* Những hạn chế trong cách vận dụng phương pháp trực quan
Do đánh giá quá cao vai trò của phương pháp trực quan, phương tiện trực quan nên một số giáo viên còn lạm dụng quá nhiều hình ảnh trực quan, biến tiết dạy trở thành một tiết “xem hình, xem phim” hoặc “tiết trình chiếu”, do đó không thể chuyển tải được hết kiến thức cơ bản, cần thiết của bài học, dần dần gây tâm lý nhàm chán, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
Hoặc lạm dụng trong việc trình chiếu chạy chữ thay vì có thể sử dụng bằng hình thức nói hoặc viết. Nói cách khác, giáo viên chưa sử dụng phối hợp một cách khoa học giữa phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại.
Sử dụng hình ảnh trực quan đôi khi chưa có tác dụng giáo dục lồng ghép về những vấn đề mang tính thời sự, xã hội.
Bên cạnh đó, một khó khăn lớn nhất hiện nay của nhà trường là điều kiện còn thiếu trang thiết bị dạy học nhất là phương tiện dạy học truyền thống (tranh ảnh) cũng như phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu projector, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giáo viên trong dạy học; vì thế, giáo viên dạy học môn GDCD phải vay mượn tranh, ảnh từ các bộ môn khác hoặc phải đăng ký
trước tiết dạy có sử dụng máy chiếu để được cán bộ phụ trách phòng máy vi tính sắp xếp.
Vì vậy, việc vận dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Hương Sơn chưa phát huy được tính tích cực của nó.
Mặt khác, do ảnh hưởng của nhận thức về vị trí, vai trò của môn học GDCD trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông của một số giáo viên chưa đúng với mục tiêu của môn học: hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, bởi vì có một số quan điểm cho rằng môn học GDCD là môn phụ, nếu không phải là môn phụ thì cũng là môn không thi tốt nghiệp nên không cần đầu tư nhiều, nhận thức này không chỉ của các giáo viên bộ môn khác mà còn cả chính những giáo viên dạy môn học này.