Quan hệ giữa sự biến đổi

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học (Trang 41 - 53)

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3. Quan hệ giữa sự biến đổi

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

4. Kết quả của sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là gì?

5. So sánh sự khác nhau về trình tự, thời gian biến đổi của chất và lượng?

Bước 3:

-HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

-Các nhóm khác góp ý kiến.

Bước 4: GV nhận xét, đưa ra đáp án và chiếu lên màn hình nội dung cơ bản của mục a.

GV đặt vấn đề: Khi chất mới ra đời, lượng cũ còn phù hợp với nó nữa không? Để tìm hiểu, các em hãy trở lại ví dụ về sự thay đổi trạng thái của nước.

Bước 1: GV căn cứ vào sơ đồ sự thay đổi trạng thái của nước để phân tích sự thống nhất giữa chất và lượng ở trạng thái rắn, lỏng và hơi của nước. Sau đó khẳng định

-Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.

Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách dần dần và có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng. Nhưng chất của sự vật và hiện tượng không biến đổi ngay. Đây là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng gọi là độ.

-Khi biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

Điểm giới hạn đó gọi là điểm nút.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng

mỗi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và

lượng thống nhất với nhau, khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Bước 2: GV chiếu lên màn hình “Sơ đồ về sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, hiện tượng”.

Sơ đồ về sự tương ứng giữa lượng và chất của sự vật, hiện tượng

Điểm nút Ch

ấ t m ớ i ra đ ờ i tương ứ ng m ộ t lư ợ ng m ớ i . Ch ấ t c ũ tương ứ ng v ớ i lư ợ ng c ũ

Độ Độ

GV đưa thông tin: Khi áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh dần lên đến cấp 7, vận tốc của gió từ 45km/h trở lên sẽ chuyển thành bão.

Yêu cầu học sinh quan sát sự thống nhất giữa lượng và chất của áp thấp nhiệt đới và bão, trả lời câu hỏi bằng cách điền vào bảng.

Sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật, hiện tượng được thể hiện như thế nào khi áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão?

CHẤT LƯỢNG

Áp thấp nhiệt đới Bão

Bước 3: HS trả lời. Bạn khác bổ sung ý kiến.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 4 : Rút ra bài học Phương pháp: đàm thoại.

Bước1: Qua mối liên hệ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, em hãy rút ra bài học gì trong học tập và rèn luyện của bản thân?

Như vậy, mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Chất mới ra đời thì lượng cũ cũng bị phá vỡ, thay vào đó là một lượng mới phù hợp với nó để tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Bước 2: HS trả lời. Bạn khác bổ sung.

Bước 3: GVchốt lại:

* Bài học rút ra

Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ; mọi hàng động nôn nóng hoặc nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn.

4.Củng cố, luyện tập (3 phút).

Bài tập 1: Học sinh hãy hoàn thành bảng sau:

*So sánh sự khác nhau giữa Lượng và Chất về đặc điểm, trình tự thời gian, nhịp độ.

Đặc điểm Trình tự thời gian Nhịp độ LƯỢNG

CHẤT

Bài tập 2: Em hãy nêu một ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân?

5.Dặn dò (1 phút)

- Giáo viên yêu cầu học sinh: Học bài, làm số bài tập còn lại trong sách giáo khoa, trang 33. Tìm hiểu bài 6 (mục 1).

* Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm 2 (10C2)

Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức

- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng, phủ định siêu hình.

- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.

2.Về kỹ năng

- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

- Mô tả được hình xoắn ốc của sự phát triển.

3.Về thái độ

- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.

- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM - Phủ định biện chứng.

- Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

PP trực quan, kết hợp thảo luận nhóm, đàm thoại.

2. Hình thức tổ chức dạy học

Làm việc cá nhân, nhóm nhỏ.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục. - Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục.

- Sách Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục.

- Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục Viện Nam.

- Giấy A0, bút, một chậu nhỏ có cây cao từ 2 đến 3 cm, phiếu học tập.

- Máy vi tính, đầu máy chiếu Projector.

2. Học sinh

Đọc và tìm hiểu trước ở sách giáo khoa.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút).

Bài tập 1 và bài tập 3 trong sách giáo khoa GDCD lớp 10.

3. Giới thiệu bài (1 phút).

GV có thể giới thiệu chuyển tiếp bài như phần mở đầu bài học của sách giáo khoa GDCD lớp 10, trang 34.

4. Tiến trình tổ chức tiết học

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Thời

gian Nội dung bài học cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phủ định.

Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại. Bước 1: HS quan sát GV chuẩn bị một cây có chiều cao từ 2 đến 3 cm đưa vào chậu nhỏ, dùng tay bẻ ngang cây. GV chiếu hình ảnh (Phụ lục 4) Bước2: GV nêu câu hỏi: Em hãy nhận xét sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng (cây trong chậu, quả trứng gà, cá) vừa quan sát?

HS trả lời.

Bước 3: GV giảng giải thêm: Quan sát cây bị bẻ: Không còn tồn tại sự sống, ta nói: con người phủ định cây.

Hình ảnh ta thấy:

+Trứng gà không còn tồn tại nữa do trứng đã nở ra gà con ta nói: con gà phủ định trứng.

+Cá chết do con người gây ô nhiễm

20 phút 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình

nguồn nước, ta nói: con người phủ định cá; vậy phủ định là gì?

Bước 4: HS trả lời, bạn khác góp ý kiến.

Bước 5: GV chốt lại:

GV Chuyển ý: Nói về phủ định, có 2 loại:

+Phủ định siêu hình.

+Phủ định biện chứng.

Chúng ta tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng

Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, thảo luận nhóm.

Bước 1: GV cho HS quan sát lại hình ảnh (phụ lục 4) và nêu câu hỏi:

Sự khác nhau về nguyên nhân của hai hình thức phủ định trên là gì?

Bước 2: HS trả lời, bạn khác góp ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét, kết luận.

Bước 4: GV chia lớp ra 4 nhóm, giao câu hỏi thảo luận (Phiếu học tập) cho các nhóm (Phụ lục 5) Nhóm 1: Thế nào là phủ định siêu hình? Ví dụ?

Nhóm 2: Thế nào là phủ định biện chứng? Ví dụ?

Nhóm 3+4: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình theo bảng sau?

Bước 5: HS tiến hành thảo luận, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác cho ý kiến.

Bước 6: GV nhận xét, kết luận về phủ định siêu hình và phủ định biện chứng.

* Phủ định: là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.

a) Phủ định siêu hình

Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát

Bước 7: GV chiếu hai đoạn phim Sự nảy mầm của hạt đậu, Sóng thần2004 ở vùng Đông Nam Á).

Bước 8: HS quan sát và nhận xét:

Nhận xét về sự phủ định trong hai đoạn phim vừa xem?

Bước 9: GV kết luận và yêu cầu HS cho thêm ví dụ về sự phủ định biện chứng trong xã hội và trong tư duy.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.

Sử dụng PP trực quan kết hợp với thảo luận nhóm, giảng giải.

Bước 1: GV đưa ra ví dụ về hạt thóc và sơ đồ sự phủ định của phủ định (Phụ lục 6).

Bước 2: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Nhóm 1: Em có nhận xét gì về hạt thóc lúc đầu và hạt thóc lúc sau?

(Chỉ ra yếu tố nào chứng tỏ sự phát triển của hạt thóc?)

Nhóm 2: Hạt thóc mới ra đời có dễ

15 phút

triển tự nhiên của sự vật.

b) Phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của tự bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.

Có hai đặc điểm cơ bản:

- Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân của sự vật,

- Tính kế thừa: Cái mới ra đời chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực để phát triển cái mới.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w