Một số giải pháp vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn,

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 Ở

3.2. Các giải pháp vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà

3.2.2. Một số giải pháp vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn,

Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân đã nêu ở chương 1và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp trực quan, chúng tôi đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:

3.2.2.1. Đối với lãnh đạo nhà trường

-Cần tạo điều kiện “bình đẳng” trong chỉ đạo, quản lý về chuyên môn đối với môn học GDCD.

Lâu nay, nhiều người đã quan niệm về vị trí bộ môn GDCD ở trường THPT rằng: đây là môn phụ, thậm chí là “môn phụ của môn phụ”, kể cả một số cán bộ lãnh đạo trong nhà trường cũng quan niệm như vậy. Do đó, vai trò và vị trí của bộ môn GDCD chưa được đánh giá đúng thực chất với tầm quan trọng của nó trong hệ thống các môn học ở trường THPT.

Theo chúng tôi, để thay đổi được nhận thức, quan điểm trên thì trước hết cán bộ lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường quan tâm thiết thực hơn môn học này, chẳng hạn như: tăng cường dự giờ thăm lớp như những bộ môn khác, mua sắm trang thiết bị cũng như các phương tiện đồ dùng dạy học cho môn GDCD (sách tham khảo, tranh, ảnh, phim giáo khoa…) phục vụ cho dạy học bộ môn.

-Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và rèn luyện các kỹ năng về sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại và các kỹ năng sử dụng phần mếm máy tính, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet vận dụng vào quá trình dạy học.

-Tổ chức các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học cấp trường có giải thưởng, nhằm bổ sung thêm phương tiện dạy học vốn đã thiếu.

3.2.2.2. Đối với giáo viên

*Nâng cao về nhận thức về vai trò, vị trí, mục tiêu của môn học GDCD ở trường THPT

Trong quá trình giảng dạy, chỉ có nhận thức, đánh giá đúng thực chất về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn học GDCD ở trường THPT thì lúc đó bản

thân người giáo viên mới đem hết tâm huyết, phát huy hết năng lực chuyên môn của mình vào quá trình dạy học.

Xóa bỏ mặc cảm do sự nhận thức chưa đúng của một số giáo viên về vai trò, vị trí của môn học GDCD trong hệ thống các môn học ở trường THPT.

*Tích cực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

Tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục tổ chức vào hàng năm; tham gia các cuộc hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của giáo viên.

- Ngoài ra, bản thân giáo viên phải tích cực dự giờ đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, ở trường khác để rút kinh nghiệm.

- Phát huy tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và công nghệ thông tin trong dạy học song song với việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học.

* Trong quá trình vận dụng phương pháp trực quan

- Nắm vững các yêu cầu sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình thiết kế bài dạy học và quá trình dạy học, nhất là khi sử dụng phương tiện trực quan phải theo hướng đề cao vai trò nhận thức của học sinh nhằm phát huy tính hiệu quả của phương tiện trực quan.

- Cần sử dụng linh hoạt phối hợp với các PPDH tích cực khác theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đồng thời phải biết kết hợp đa dạng các phương tiện trực quan. Chẳng hạn như: khi vận dụng phương pháp trực quan bằng phương tiện dạy học hiện đại, giáo viên cần kết hợp với phương tiện trực quan truyền thống (trình chiếu kết hợp với ghi bảng, bảng phụ…)

- Giáo viên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ để học sinh thực hiện trong quá trình quan sát; đồng thời cần phải bao quát lớp học, điều chỉnh định hướng sai lệch khi học sinh quan sát.

- Lấy ý kiến phản hồi từ phía học sinh thông qua phiếu điều tra thực tế về hiệu quả việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học. Với giải pháp

này, giáo viên có thể điều chỉnh kịp thời phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng dạy học.

3.2.2.3. Đối với học sinh

*Nâng cao nhận thức học sinh về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của môn học GDCD trong hệ thống các môn học ở trường THPT

Để thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải nhận thức đúng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của môn học GDCD, đặt môn GDCD vào vị trí ngang tầm với các môn khác, thậm chí cần phải được coi trọng, chú ý nhiều hơn vì đây là bộ môn góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, hình thành nhân cách ở người học.

*Phải có động lực học tập

Động lực học tập của học sinh thường đi đôi với sự hứng thú và niềm vui trong quá trình học tập. Chính vì thế mà động lực học tập sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức, qua đó mà học sinh tích cực trong việc thực hiện yêu cầu của giáo viên như: sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh có liên quan đến nội dung dạy học, tích cực phát biểu ý kiến nhằm phát huy có hiệu quả việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học.

Để có được động lực học tập cần phải có nhiều nhân tố tích cực tác động, kích thích quá trình học tập của học sinh, chẳng hạn như sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè; sự tác động của thầy cô giáo thông qua PPDH, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình dạy học.

*Tăng cường rèn luyện kỹ năng quan sát kết hợp ghi chép

Việc rèn luyện kỹ năng quan sát kết hợp ghi chép của học sinh phải thông qua sự hướng dẫn của giáo viên môn học, thông qua những yêu cầu, nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh trong quá trình vận dụng phương pháp trực quan vào dạy học.

Nếu giáo viên vận dụng phương pháp trực quan mà không chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng này thì các em sẽ lo quan sát mà quên ghi bài hoặc ghi bài mà không chú ý quan sát.

3.2.2.4. Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Về cơ sở vật chất

Phòng học phải đảm bảo đúng chuẩn về kích thước, diện tích, thoáng mát, đủ ánh sáng để học sinh có thể thực hiện quan sát tranh ảnh, đoạn phim trình chiếu….

Về phương tiện dạy học

- Giáo viên bộ môn có thể đề xuất với lãnh đạo nhà trường tăng cường mua sắm thêm những phương tiện phục vụ cho bộ môn vào đầu năm học để nhà trường lên kế hoạch tài chính: chẳng hạn như tranh, ảnh, máy chiếu Projector, màn hình…

- Cần trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu hoặc màn hình cho mỗi phòng học, có thể từ kinh phí hoạt động của nhà trường hay vận động cha mẹ học sinh đóng góp.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w