Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước và thành phố Cần Thơ góp một phần không nhỏ vào sản lượng lúa của vùng.
Bảng 3.5. DIỆN TÍưỉả ằĂằề ồỘẤT, SẢN LƯỢNG LÚờ ưẢ NĂẫ ưỦA THÀằỉ ỞỉỐ CẦN THƠ ỒÀ Đốồướ ằĂẫ ầụụỂ
Cần Thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Diện tích (nghìn ha) 218,6 3.858,9
Năng suất (tấn/ha) 5,48 5,36
Sản lượng (nghìn tấn) 1.198,5 20.681,6
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008
Về diện tích thì Cần Thơ là một trong những tỉnh có diện tích lúa lớn của ĐBSCL, chiếm 5,66% diện tích của toàn vùng. Qua bảng số liệu thì ta thấy rằng năng suất lúa của Cần Thơ cao hơn mức năng suất trung bình của toàn vùng (Cần
Thơ : 5,48 tấn/ha, ĐBSCL: 5,36 tấn/ha). Với mức năng suất cao nên sản lượng lúa đóng góp vào tổng sản lượng lúa của vùng cũng nhiều.
Bảng 3.6. DIỆN TÍưỉả ằĂằề ồỘẤT VÀ ồẢN LƯỢNG LÚờ CẢ ằĂẫ CỦA THÀằỉ ỞỉỐ CẦN THƠ ( 2006 – 2008)
2006 2007 2008
Diện tích (hecta) 222.800 207.900 218.600
Năng suất (tấn/hecta) 5,18 5,44 5,48
Sản lượng (tấn) 1.153.000 1.131.600 1.198.500 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008
Diện tích lúa ở Cần Thơ giảm qua các năm (222.800 ha năm 2006 giảm còn 218.600). Diện tích đất lúa giảm là do: nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhà nước quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng, … Tuy diện tích giảm nhưng năng suất lúa tăng lên do người dân đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng, tăng từ 5,18 tấn/ha năm 2006 lên 5,48 tấn/ha năm 2008.
*Tình hình sản xuất lúa vụ lúa Đông Ợuân ở ưần ọhơ
Ở Cần Thơ, nông dân sản xuất ba vụ lúa một năm: vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Vụ lúa Đông Xuân thường bắt đầu từ khoảng tháng 10 , 11 đến tháng 1, 2 (âm lịch). Đây là vụ lúa có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, đất đai vừa được bồi đắp phù sa khi lũ đi qua, ít sâu bệnh, thời tiết tốt … Do đó, năng suất và sản lượng của vụ này đạt khá cao.
Bảng 3.7: NĂằề ồỘẤT VÀ ồẢN LƯỢNG LÚờ ỒỤĐÔằề ỢỘÂằ ưỦA THÀằỉ ỞỉỐ CẦN THƠ Ủầụụể-2008)
2006 2007 2008
Năng suất (tấn/ hecta) 6,69 6,80 6,85
Sản lượng (tấn) 622.101 626.260 620.869
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2008
Qua bảng 3.7 ta thấy vụ Đông Xuân là vụ lúa chủ đạo trong năm chiếm sản lượng lúa lớn hơn 50% tổng sản lượng lúa của năm (năm 2008 sản lượng đạt 620.869 tấn). Năng suất lúa vụ Đông Xuân đều tăng lên qua các năm (năm 2006 là
6,69 tấn/ha đến năm 2008 đạt 6,85%) điều này cho thấy rằng kĩ thuật trồng lúa của người nông dân được nâng lên hơn trước.
*Một số giống lúa được gieo trồng ở vụ lúa Đông ỢuânỎ
Ở Cần Thơ có khá nhiều giống lúa thích hợp gieo trồng cho vụ Đông Xuân như: IR50404, HĐ1, Jasmine 85, OMCS2000, OM2713… Theo khảo sát tại địa bàn nghiên cứu thì giống lúa IR50404 là giống lúa được trồng nhiều nhất.
Giống lúa IR50404 có nhược điểm là gạo cứng cơm, hạt ngắn, màu đục, chỉ có thể làm nguyên liệu cho gạo 15 – 20% tấm nên giá trị xuất khẩu thấp, lại dễ nhiễm rầy nâu. Tuy nhiên do tập quán sản xuất lâu năm, giống này lại dễ trồng cho năng suất cao nên bà con nông dân vẫn còn sử dụng giống này nhiều. Hiện nay, ngành chức năng đang khuyến cáo bà con nông dân giảm bớt diện tích giống lúa này, mà thay thế vào đó là những giống lúa chất lượng cao hơn như: HĐ1, Jasmine 85, OMCS2000, ….
CHƯƠằề 4
KẾọ ỐỘẢ ỒÀ ọỉẢẤ ớỘẬằ
4.1. MÔ ọẢ ưÁưỉ ọỉỘ THẬỞ ẫẪỘ VÀ ọÌằỉ ỉÌằỉ ưỉỘằề ưỦờ ằÔằề HỘ
4.1.1 Mô tả cách thu thập mẫuỎ
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn những hộ có trồng lúa (đáp viên là người trực tiếp canh tác lúa). Phỏng vấn dựa vào mẫu câu hỏi được thiết kế trên cơ sở đã điều tra thực tiễn. Nội dung phỏng vấn bao gồm các khoản mục : thông tin về nông hộ (địa chỉ, tên, số thành viên trong gia đình, số năm trồng lúa, số vụ lúa, tình hình dịch bệnh … ), chi phí sản xuất của ba vụ lúa trong năm (chi phí gồm : chuẩn bị đất, làm cỏ, phân bón, thuốc nông dược, … ), ngoài ra còn phỏng vấn thêm về tín dụng và những nguồn thu nhập khác ngoài lúa … Trong những bảng phỏng vấn lấy được sẽ chọn lựa lại những mẫu có thông tin tương đối đầy đủ và ít sai sótđể thực hiện thống kê mô tả.
4.1.2. Mô tả tình hình chung của nông hộ
Từ những mẫu số liệu thu thập, ta thấy được tình hình chung của nông hộ ở Cần Thơ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1: TÌằỉ ỉÌằỉ ưỉỘằề ưỦA NÔằề ỉỘ TRỒNG LÚờ Ở CẦN THƠ Đơn vị Số lượng
Số nhân khẩu Người/ hộ 5,02
Số người trong độ tuổi lao động Người/ hộ 4,21
Nam Người / hộ 0,50
Nữ Người / hộ 0,50
Diện tích đât lúa Hecta/ hộ 0,77
Số năm trồng lúa Năm 28,35
Số vụ trong năm Vụ 2,43
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Cần Thơ năm 2010 4.1.2.1 Nhân khẩu:
Qua bảng 4.1, ta thấy số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ ở Cần Thơ là 5,02 người / hộ. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 4,21 người với số lao động
nữ chiếm 50,35%. Với số lượng người trong độ tuổi lao động sẵn có của gia đình, đáp ứng nhân lực đáng kể trong sản xuất, làm giảm được chi phí thuê mướn và nâng cao thu nhập. Trong một vụ lúa có rất nhiều công việc cần lao động như: làm đất, làm cỏ, cấy lúa, bón phân, phun thuốc … Nếu tất cả đều thuê mướn thì chi phí sản xuất sẽ rất cao, lợi nhuận còn lại không nhiều vì đặc thù của sản xuất nông nghiệp hiện vẫn là “lấy công làm lời”. Ở Cần Thơ phần lớn là đất phù sa màu mỡ, hệ thống thủy lợi cũng dồi dào đó là những điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa và với truyền thống sản xuất lâu đời thì cây lúa là loại cây sản xuất chính của người dân ở đây.
4.1.2.2 Kinh nghiệm trồng lúa:
Kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ được xem là số năm mà họ đã trồng lúa.
Trung bình, nông hộ ở Cần Thơ có số năm kinh nghiệm là 28,35 năm. Kinh nghiệm trồng lúa cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Những hộ có số năm trồng lúa nhiều hơn thường thì họ sẽ sản xuất đạt hiệu quả cao hơn những hộ có ít năm sản xuất. Bởi vì, với kinh nghiệm trồng lâu năm thì họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm về sử dụng phân thuốc, kinh nghiệm chăm sóc, đặc tính đất đai, tưới tiêu … và tăng hiệu quả sản xuất.
4.1.2.3 Tập huấn
Tập huấn là sự hướng dẫn kĩ thuật của cán bộ khuyến nông cho nông dân với một số nội dung tập huấn như sau: IPM (chương trình quản lý dịch hại trên đồng ruộng), 3 giảm 3 tăng (giảm: lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng : chất lượng, năng suất, hiệu quả), 4 đúng về sử dụng nông dược … Ở Cần Thơ công tác tập huấn cũng hạn chế nên người dân trồng lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình, học hỏi từ hàng xóm hay thông qua một số chương trình khuyến nông trên ti vi. Số người được tập huấn chiếm 39,7% vẫn còn rất ít. Ngày nay khi khoa học càng tiến bộ thì việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào việc sản xuất lúa là cần thiết. Để nông dân vận dụng thành công những tiến bộ khoa học đó thì họ phải được tập huấn thật bài bảng. Khi nông dân được tập huấn kĩ thuật tốt thì hiệu quả sản xuất lúa của họ sẽ đạt cao hơn.
4.1.2.4 Diện tích đất
Đất đai là công cụ sản xuất không thể thiếu được của người nông dân. Diện tích đất trung bình của mỗi hộ là: 1,01 ha trong đó đất lúa là 0,77 ha chiếm 76,91%
tổng diện tích. Diện tích đất nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây lúa.
Với một lượng lao động không thay đổi thì diện tích càng lớn khả năng quản lí càng bị hạn chế. Nhưng diện tích đất lớn thì thuận tiện cho công tác cơ giới hóa nông nghiệp.
4.1.2.5 Mùa vụ
Số vụ lúa trung bình trong năm là: 2,43 vụ. Hộ trồng nhiều vụ nhất là 3 vụ, ít nhất là 1 vụ. Số vụ lúa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Thực tế cho thấy ngoài vụ Đông Xuân thì hai vụ lúa còn lại năng suất thấp, dịch bệnh lại nhiều làm chi phí sản xuất cao. Trồng nhiều vụ lúa như vậy thì độ phì nhiêu của đất ngày càng giảm. Nhận thấy được điều này nhưng người nông dân vẫn tận dụng hết 3 vụ lúa trong năm vì đối với họ đó là nguồn thu nhập duy nhất. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nông dân áp dụng mô hình luân canh 1 vụ lúa – 1 vụ màu – 1 vụ lúa, họ tận dụng điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa vụ Đông Xuân, trồng hoa màu vụ Hè Thu để cải tạo đất chuẩn bị cho vụ lúa Thu Đông đạt hiệu quả hơn. Mô hình này hiện nay giúp người nông dân cải thiện thu nhập rất đáng kể.