4.3 HI ỆỘ ỐỘẢ ửổằỉ ọẾ ưỦờ ỒỤ ớÚờ ĐÔằề ỢỘÂằ Ở ưẦằ ọỉƠ
4.3.3 Hi ệu quả kinh tế của vụ lúa Đông ỢuânỎ
Từ kết quả ước lượng hàm lợi nhuận, ta ước lượng được hiệu quả kinh tế như sau:
Bảng Ụủ10 BẢNG PHÂằ ỞỉỐI MỨC HIỆU QUẢ KINH TẾ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Cần Thơ năm 2010
Qua bảng phân phối mức hiệu quả kinh tế, ta thấy mức hiệu quả trung bình là 66,6%. Trong đó mức cao nhất là 88,11% và thấp nhất là 21,76%. Với mức hiệu quả như vậy thì chưa hộ nông dân nào đạt được hiệu quả 100%, điều này chứng tỏ rằng họ chưa sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả nhất, để đạt được năng suất tối ưu và giá bán sản phẩm đầu ra còn thấp.
Từ hiệu quả kinh tế trung bình, chúng ta thấy rằng mức hiệu quả kinh tế của vụ lúa Đông Xuân cũng tương đối cao. Hiệu quả kinh tế trung bình đạt 66,6% (cao hơn mức 50%) và phần kém hiệu quả là 33,4%. Phần kém hiệu quả này (phần lợi nhuận bị mất đi) là do những yếu tố mà nông dân có thể kiểm soát được và những yếu tố ngẫu nhiên tác động đến. Chúng ta tính được mức kém hiệu quả do các yếu tố nông dân kiểm soát được bằng công thức , 2u /2 = 67,04% . Điều này nói lên trong phần lợi nhuận bị mất đi có 67,04% là do nông dân sử dụng yếu tố đầu vào không hiệu quả, còn lại 32,96% là do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên khác như: giá cả của phân bón, giá cả thuốc nông dược và thời tiết, thổ nhưỡng … Phần lớn nông dân chỉ sử dụng liều lượng đầu vào theo công thức sẵn có, dựa vào kinh nghiệm và tham khảo ý kiến của những người hàng xóm chứ không theo khuyến cáo của nhà khoa học. Do vậy, liều lượng đầu vào được sử dụng ít phụ thuộc vào sự biến động
Mức hiệu quả kinh tế ( %) Số nông hộ % tỷ trọng
90-100 0 0
80-90 44 14,81
70-80 94 36,54
60-70 79 26,59
50-60 47 15,82
< 50 33 11,11
Trung bình 66,6%
Mức hiệu quả cao nhất 88,11%
Mức hiệu quả thấp nhất 21,76%
của giá cả đầu vào. Từ đó, nông dân không thể chọn lượng đầu vào ở mức tối ưu, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Bảng Ụủ11 BẢNG PHÂằ ỞỉỐI LỢI NHUẬN MẤT Đổ ợẤ ửÉẫ ỉổỆU QUẢ Mức kém hiệu quả (%) Lợi nhuận
tối đa (1.000đ)
Lợi nhuận thực tế (1.000đ)
Lợi nhuận mất đi (1.000đ)
0-10 0 0 0
10-20 10.209 8.558 1.731
20-30 7.342 5.501 1.841
30-40 5.814 3.804 2.010
40-50 4.259 2.404 1.855
>50 3.862 1.584 2.277
Trung bình 6.498 4.577 1.920
Cao nhất 26.168 21.259 8.947
Thấp nhất 1.129 391 240
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Cần Thơ năm 2010
Tương ứng với mức thiệt hại từ 10- 20%, trung bình giá trị lợi nhuận mà họ mất đi là 1.731 (1.000đ). Với mức thiệt hại lớn hơn 50% thì phần giá trị thiệt hại (lợi nhuận bị mất đi) trung bình là 2.277 (1.000đ). Mức hiệu quả trung bình là 66,6%
ứng với lượng đầu vào mà họ sử dụng, đúng ra lợi nhuận trung bình họ có thể đạt
được tối đa 6.498 (1.000đ) nhưng thực tế thì họ chỉ đạt được là 4.577 (1.000đ) và bị thiệt hại 1.920 (1.000đ)
Hiệu quả kinh tế cũng có sự biến động khá lớn, điều đó đã nói lên được hiệu quả do sự kết hợp các yếu tố đầu vào của mỗi hộ có sự khác nhau khá nhiều do có hộ nông dân sử dụng lượng đầu vào rất lớn chẳng hạn như giống, thuốc nông dược, phân bón … Những yếu tố này khi sử dụng phải được cân nhắc, bởi vì nó có thể gây tác dụng ngược với mong muốn, làm ảnh hưởng xấu đến năng suất và lợi nhuận, nhất là thuốc nông dược. Nếu như lượng thuốc nông dược sử dụng vượt quá mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng làm cho cây lúa bị mất sức, hoặc làm giảm chất lượng hạt. Chính điều đó không những sẽ làm giảm năng suất, chi phí tăng mà còn làm lợi nhuận giảm đi. Thông qua phỏng vấn trực
tiếp các hộ nông dân thì đa phần họ sử dụng vượt mức qui định. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự biến động về hiệu quả kinh tế của vụ lúa Đông Xuân - vẫn còn 11,11% hộ không đạt được mức hiệu quả 50%.
CHƯƠằề Ứ
CÁư ằỉÂằ ọỐ Ảằỉ ỉƯỞằề ỒÀ ềổẢổ ỞỉÁỞ ằÂằề CAO HIỆỘ QUẢ KINH TẾ CỦờ VỤ ớÚờ ĐÔằề ỢỘÂằỞ ưẦằ ọỉƠ
5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vụ lúa Đông Ợuân ở Cần ọhơ
Qua kết quả phân tích hàm lợi nhuận kết hợp với tình hình khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu, vụ lúa Đông Xuân bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản sau:
- Yếu tố lao động: lao động được sử dụng trong những khâu như làm đất, bón phân, phun thuốc, tưới tiêu … do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa và lợi nhuận. Ở địa bàn nghiên cứu hầu hết bà con tự làm nhà để tiết kiệm chi phí, làm tăng lợi nhuận. Cây lúa là một loại cây cần nhiều công chăm sóc, theo dõi dịch bệnh thường xuyên nên đòi hỏi nông dân phải thăm đồng nhiều - việc này không thể thuê mướn được. Vì thế, lao động gia đình là lực lượng lao động không thể thay thế được.
- Yếu tố phân bón: tuy khi phân tích mô hình thì giá phân bón không ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng thực tế khảo sát cho thấy giá phân cao hay thấp làm tăng giảm lợi nhuận của người nông dân rất nhiều. Phân bón giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt thì sẽ kháng được một số bệnh nên tiết kiệm được chi phí dùng thuốc nông dược.
- Giống: giống lúa có chất lượng hay không sẽ ảnh hưởng đến năng suất và giá bán của hạt lúa làm ra. Hơn 80% hộ nông dân của vùng khảo sát sử dụng giống IR50404 có năng suất cao, kháng bệnh nhưng giá bán lúa thương phẩm thấp hơn khoảng 1.000đ/ kg so với một số giống lúa thơm khác. Do vậy hiệu quả kinh tế mang lại cũng không bằng những giống lúa khác. Vì thế, các hộ nông dân ở đây đang có xu hướng thay đổi giống lúa khác như: móng chim, OMCS2000, Jasmine85
… có hiệu quả kinh tế cao hơn giống cũ. Khi nông dân chọn được giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết và nhu cầu thị trường thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế một cách đáng kể.
- Tưới tiêu: lúa là loại cây cần nhiều nước, hơn 2/3 thời gian của 1 vụ lúa thì cây lúa luôn trong tình trạng có nước trên đồng. Điều thuận lợi của các hộ nông dân
ở địa bàn nghiên cứu là họ không tốn chi phí tưới tiêu .Họ dẫn nước từ sông trực tiếp vào đồng ruộng mà không cần dùng máy bơm - chỉ số ít hộ nông dân có đất gò cao nên phải tốn chi phí bơm nước khi gặp hạn nhưng không đáng kể. Không có chi phí tưới tiêu thì giảm được chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận.
- Thuốc nông dược: theo phân tích thì khi chi phí thuốc nông dược tăng lên 1%
thì lợi nhuận tăng 0,47%. Điều này đúng khi nông dân sử dụng thuốc đắt tiền để ngăn chặn dịch bệnh trên đồng lúa.Tuy tăng thêm tiền thuốc nhưng năng suất lúa tăng thêm nhiều thì giá trị kinh tế mang lại cũng cao hơn. Nếu như nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều và đúng cách) thì tránh được lãng phí tiền thuốc, tăng hiệu quả kinh tế.
- Giá bán lúa: trong những năm qua nông dân phải chịu cảnh “được mùa mất giá” thường xuyên, đặc biệt là vụ lúa Đông Xuân. Do vụ lúa Đông Xuân bà con nông dân làm ra sản lượng lúa rất lớn lại thu hoạch lúa đồng loạt nên thường bị rớt giá do tiêu thụ không hết. Nông dân thường không tự quyết định được giá bán lúa mà do thương lái định đoạt nên không tránh khỏi bị ép giá. Do đó, khi hỏi hầu hết những hộ nông dân đều mong giá lúa được ổn định khi họ làm ra hạt lúa.
- Giá cả các yếu tố đầu vào: nông dân thường hay lo lắng khi bán lúa giá thấp nhưng mua vật tư nông nghiệp với giá cao, vì họ không lựa chọn được giá tối ưu mà phải chịu giá bán của đại lí bán vật tư nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận họ sẽ nhận được.