Ph ân tích hàm lợi nhuận Ấớồ và ẫớẬ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa vụ đông xuân ở cần thơ (Trang 40 - 43)

4.3 HI ỆỘ ỐỘẢ ửổằỉ ọẾ ưỦờ ỒỤ ớÚờ ĐÔằề ỢỘÂằ Ở ưẦằ ọỉƠ

4.3.2 Ph ân tích hàm lợi nhuận Ấớồ và ẫớẬ

Bảng Ụủ8. GIÁ ưẢ CỦờ CÁư ỌẾU TỐĐẦU VÀẤ Đvt: Nghìn đồng

Yếu tố đầu vào Giá trung bình

Phân đạm (N) 15,5

Phân lân (P) 22,6

Phân kali (K) 28,2

Thuốc nông dược 1.375,04

Giống 1.049,11

Lao động nhà ( ngày công) 26,2

Giá bán 4,168

Lợi nhuận 20.625,8

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Cần Thơ

Dựa vào giá cả trung bình của các yếu tố đầu vào trên ta có thể tính được giá đầu vào đơn vị của các biến trong hàm lợi nhuận. Từ đó sử dụng phần mềm Stata

ước lượng hiệu quả kinh tế của vụ lúa Đông Xuân với hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn lợi nhuận MLE.

Bảng Ụủ9 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG OLS VÀ ẫớẬ

Biến số Hàm lợi nhuận ( P-value)

Hàm giới hạn lợi nhuận ( P- value)

Hằng số 4,9728***

( 0,000)

5,4009***

( 0,000) Giá phân đạm (N1) -0,2201

(0,201)

-0,1805 (0,284) Giá phân lân (P1) -0,1097

(0,318)

-0,1016 (0,344) Giá phân kali (K1) -0,0999

(0,122)

-0,0866 (0,172) Chi phí thuốc nông dược

(TS1)

0,4748***

( 0,000)

0,4687***

(0,000) Lao động nhà ( W) 0,3381***

( 0,000)

0,3232***

(0,000) Giá giống (G1) -0,1053

(0,165)

-0,0860 (0,252)

R 2 0,4793

 0,7058

2 2 /

u 0,6704

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Cần Thơ *** : mức ý nghĩa  1%

Hệ số xác định của hàm lợi nhuận Cobb- Douglas là 47,93%, có nghĩa là 47,93% sự biến động về lợi nhuận của những hộ trồng lúa vụ Đông Xuân do tác động của các yếu tố giá cả đầu vào như: giá giống, giá phân, chi phí thuốc …

Tỉ số F trong mô hình hàm lợi nhuận OLS là 44,49, tra bảng phân phối Fisher (F) với mức ý nghĩa  1%, ta có: Fk, n-k-1,  = F6,290,1% = 2,8 < 44,49. Như vậy, F >

Fk,n-k-1, nên giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó cũng có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hàm lợi nhuận có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ trồng lúa vụ Đông Xuân ở Cần Thơ.

4.3.2.1 Lao động gia đình

Lao động gia đình là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất lúa và là yếu tố giảm bớt chi phí thuê mướn lao động. Hệ số của yếu tố lao động gia đình có ý nghĩa với cả hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn lợi nhuận MLE ở mức ý nghĩa < 1%. Như vậy, nếu như tăng thêm 1% lao động gia đình thì lợi nhuận cũng tăng thêm 0,33% . Điều này rất phù hợp với cách sản xuất “lấy công làm lời” hiện nay của nông dân, với lại giá thuê nhân công tại địa bàn nghiên cứu cũng khá cao thường dao động từ 80.000đ- 100.000đ/1người/ngày. Vì thế, khi nông dân tận dụng được lao động nhàn rỗi của gia đình thì tiết kiệm được chi phí thuê mướn lao dộng làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

4.3.2.2 Giá cả phân bón Ủ ằả P, K)

Phân đạm (N): Trong kết quả phân tích hàm lợi nhuận OLS và hàm giới hạn MLE, ta thấy rằng hệ số phân đạm không có ý nghĩa ở cả hai mô hình. Điều đó cho thấy rằng yếu tố giá cả phân bón không ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Trên thực tế chúng ta thấy giá cả các loại phân bón biến động làm người dân điêu đứng, sản xuất không có lãi nhưng do tính chất không thể thiếu của loại phân đạm này nên dù giá tăng thì người dân vẫn phải sử dụng.

Phân lân (P): từ kết quả phân tích hàm OLS và MLE ta thấy hệ số của phân lân không có ý nghĩa trong mô hình này. Phân lân là một loại phân ít ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa nên giá trị tăng thêm khi bón thêm lân không lớn, do đó không làm thay đổi lợi nhuận.

Phân Kali (K) : thông thường thì loại phân này cây lúa không cần nhiều lắm, đặc biệt vụ Đông Xuân cây lúa ít bị đỗ ngã nên nông dân cũng không bón nhiều phân Kali. Do vậy mà giá trị tăng thêm khi tăng kali không lớn do vậy mà giá phân kali không ảnh hưởng đến lợi nhuận (kết quả phân tích OLS và MLE đều chỉ ra như vậy)

4.3.2.3 Chi phí thuốc nông dược

Thuốc nông dược là một yếu tố chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu chi phí sản xuất (14,28%) và trong đó nó góp phần làm tăng năng suất lúa. Theo kết quả ước lượng thì giá trị P-value của chi phí thuốc nông dược là 0 với cả 2 mô hình OLS và MLE. Hệ số  của biến này là 0,47 có nghĩa là, nếu chi phí thuốc nông dược tăng

1% thì lợi nhuận tăng 0,47% đối với hàm lợi nhuận và tăng 0,46% đối với hàm giới hạn lợi nhuận. Chi phí thuốc tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất mà lại tăng lợi nhuận điều này hơi nghịch lí, nhưng ta có thể hiểu khi nông dân sử dụng thuốc đắt tiền thì bệnh và sâu hại lúa sẽ được tiêu diệt hiệu quả không ảnh hưởng đến năng suất lúa và chất lượng hạt lúa. Vụ Đông Xuân thường hay bị rầy nâu, nếu dùng thuốc rẻ tiền thì dễ bị khán rầy phát triển thành dịch làm diện tích lúa nhiễm bệnh không thu hoạch được. Hay một số bệnh thường gặp ở vụ Đông Xuân như: muối hạt, lùn xoắn lá hay thối cổ bông … là những bệnh ảnh hưởng lớn đến năng xuất lúa và phẩm chất hạt lúa cũng như hạt gạo thương phẩm. Nông dân không trị triệt để mà duy trì lâu ngày do tiết kiệm chi phí thuốc thì lúa làm ra năng xuất thấp và bán lại rẻ hơn người khác.

Do đó, chi phí thuốc tăng lên không hoàn toàn làm lợi nhuận giảm mà làm lợi nhuận tăng thêm khi lúa đạt được chất lượng kéo theo giá bán cũng cao.

4.3.2.4 Yếu tố giống Ỏ

Giống cũng không có ý nghĩa trong cả 2 mô hình, điều này cho thấy rằng giá giống cũng không tác động đến lợi nhuận. Trong cơ cấu chi phí sản xuất thì giá giống chiếm tỉ trọng không lớn nên giá giống có biến động thì cũng không làm thay đổi lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa vụ đông xuân ở cần thơ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)