Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
2.3. Quá trình hình thành, phát triển pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh
Lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật hoạt động giám sát của HĐND nói chung và HĐND tỉnh nói riêng là một căn cứ khá quan trọng để đánh giá sự tương thích, phù hợp giữa quy phạm pháp luật và thực tế, xu hướng phát triển của các quy phạm này. Từ đó dự đoán xu thế phát triển, đánh giá tình hình thực tiễn nhằm đưa ra các kiến nghị sửa đổi phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương là giữa ba cấp (tỉnh, huyện, xã) tương đối giống nhau. Chính vì vậy, chức năng giám sát của HĐND ba cấp được xây dựng chung trong một chương của Luật tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND và không có sự phân biệt theo từng cấp mà chỉ có sự phân biệt theo chủ thể của HĐND (HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND).
- Hiến pháp năm 1946, Sắc lệnh số 63 ngày 23/11/1945, văn bản đầu
26
tiên đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền địa phương đã có những quy định sơ khai về quyền giám sát. Quốc hội, HĐND, HĐND ra đời, có quyền quyết nghị tất cả các vấn đề thuộc phạm vi tỉnh mình, không quy định hoạt động giám sát của HĐND [10].
- Hiến pháp 1959 ra đời, là hiến pháp đầu tiên của thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa kết hợp với đấu tranh thống nhất cả nước. Với ý nghĩa là văn bản khung nên Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất về HĐND cấp tỉnh, ngoài ra có đề cập một vài quyền của HĐND tỉnh gián tiếp liên quan tới hoạt động giám sát ở khía cạnh hậu quả pháp lý như quyền sửa đổi, bãi bỏ văn bản của Uỷ ban hành chính cấp tỉnh [25].
- Năm 1962, Quốc hội ban hành Luật tổ chức HĐND và Uỷ ban hành chính các cấp, đây là văn bản quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của HĐND. Về cơ bản vẫn chưa xác định hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nhưng quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Uỷ ban hành chính và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính [26].
- Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983, Có nhiều quy định cụ thể hơn về quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh. Cụ thể, chủ thể giám sát được mở rộng, gồm: HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND. Trong đó, Ban của HĐND lần đầu tiên được hình thành. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 đã xây dựng nền móng tương đối căn bản về chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh.
- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989, một cơ quan mới của HĐND cấp tỉnh ra đời gọi là Thường trực HĐND. Thường trực HĐND là cơ quan hoạt động thường xuyên, có nhiệm vụ bảo đảm tổ chức các hoạt động của HĐND. Đối tượng giám sát của HĐND cấp tỉnh được bổ sung thêm Thường trực HĐND, Viện trưởng VKSND và VKSND cấp tỉnh. Cụ thể hóa
27
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989, Hội đồng Nhà nước khóa VIII đã ban hành Quy chế hoạt động của HĐND các cấp, trong đó có nhiều quy định về quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh [27].
- Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994.
Đã xác định rõ chức năng giám sát của HĐND. Quy định thành điều và xác định rõ nội dung giám sát đó là:
Giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực HĐND quyết định; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương [28].
- Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Sau khi sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 (năm 2001) Luật tổ chức HĐND và UBND cũng được sửa đổi và bổ sung năm 2003, trong đó hoạt động giám sát quy định thành một chương riêng (chương 3; giám sát của HĐND) đánh dấu một bước phát triển về nhận thức đối với hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh.
Tiếp theo đó, quy chế hoạt động của HĐND 2005 đã cụ thể hóa hoạt động này. Lần đầu tiên Thường trực HĐND được quy định rõ là chủ thể có năng lực pháp lý để thực hiện quyền giám sát. Chủ thể tiến hành giám sát gồm:
HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND. Với việc quy định rõ ràng về chủ thể giám sát đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của HĐND trong hoạt động giám sát nhất là vai trò của Thường trực HĐND.
+ Các hình thức giám sát cũng đã được phân định rạch ròi, trong đó, bổ sung nhiều hình thức mới như: xem xét VBQPPL, thành lập Đoàn giám sát của HĐND, bỏ phiếu tín nhiệm; Thường trực HĐND xem xét kết quả giám
28
sát của các Ban; Ban yêu cầu các cơ quan hữu quan báo cáo, cử thành viên đến cơ quan, tổ chức để xem xét, xác minh.
+ Đối tượng bị giám sát cũng đã được quy định tương đối rõ, quy định tương đối cụ thể về đối tượng giám sát là hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND. Đánh dấu một bước phát triển về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng mà Luật quy định HĐND có quyền giám sát nhưng chưa được quy định hình thức, trình tự giám sát như thế nào, như: giám sát việc tuân theo pháp luật của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang ở địa phương.
+ Hậu quả pháp lý sau giám sát, đây là một vấn đề cần đặt ra hiện nay, đã từng bước được quy định vào trong Luật và Quy chế, tuy nhiên vẫn còn có hạn chế nhất định đối với các trường hợp đối tượng bị giám sát không tiếp thu ý kiến của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND sau khi kết thúc hoạt động giám sát.
Chính vì vậy, việc tiếp tục theo dõi sau kiến nghị của hoạt động giám sát là rất quan trọng, nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện các kiến nghị sau hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đang là yêu cầu cần đặt ra.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chế định HĐND và giám sát HĐND trong tổ chức chính quyền địa phương cũng nhằm khẳng định và bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong việc có cơ quan đại diện và giám sát cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật Việt Nam đã từng bước quy định rõ giám sát là một chức năng của HĐND, ghi nhận trong Luật và Quy chế, góp phần giúp hoạt động giám sát có hiệu lực, hiệu quả, từng bước nâng cao vị thế của HĐND cấp tỉnh hiện nay, là nền tảng góp phần quan trọng cho việc gia đời Luật giám sát HĐND sắp tới.
29