Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh qua hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh qua thực tiễn của tỉnh hưng yên (Trang 71 - 81)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

2.4. Thực trạng về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh

2.4.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh qua hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng Yên

2.4.3.1. Những ưu điểm và thành tựu đạt được trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng Yên

Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, có vai trò quan trọng trong phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương.

65

HĐND tỉnh hằng năm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát rất cụ thể và được thông qua bằng Nghị quyết. Giám sát các quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hằng năm về phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, dự toán thu - chi ngân sách…

Việc xây dựng chương trình giám sát đã được các đại biểu căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cuộc sống và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Hoạt động giám sát của HĐND Hưng Yên, cụ thể là qua nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã từng bước được nâng lên, nội dung, hình thức giám sát được đổi mới thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá xã hội, pháp luật… Tập trung vào những vấn đề bức xúc, sát thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của cử tri; hình thức giám sát không ngừng được đổi mới.

- Các hình thức giám sát được tổ chức thực hiện đa dạng hơn thông qua việc tổ chức giám sát theo chuyên đề được nhiều lĩnh vực. HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã thực hiện được một hình thức giám sát rất quan trọng là lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với các chức vụ do HĐND bầu. Đây là hình thức giám sát hiệu quả, nó thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử đối với các chức vụ do mình bầu ra. Ngoài ra, việc rà soát, kiểm tra VBQPPL do UBND tỉnh, các huyện, HĐND thành phố Hưng Yên, HĐND các xã, thị trấn được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên hơn thông qua việc phân công cụ thể Ban Pháp chế HĐND và bộ phận giúp việc thực hiện công tác này.

- Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp ngày càng có chất lượng hơn, chất vấn và trả lời chất vấn đã đi vào trọng tâm phản ánh những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm. Những nội dung chưa được trả lời tại kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã giao cho các ngành liên quan xử lý, trả lời đến với các đại biểu HĐND tỉnh.

- Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND và các Ban HĐND

66

ngày càng đi vào thực chất, đặc biệt giám sát chuyên đề và giám sát tại kỳ họp. Thông qua hoạt động giám sát, Thường trực và các Ban có thêm lượng thông tin, đặc biệt là những thông tin trái chiều phục vụ cho việc thẩm tra, xem xét các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp, giúp HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Hoạt động giám sát thường xuyên của các Ban HĐND tỉnh được phát huy mang lại kết quả tích cực. Thông qua các cuộc giám sát, các ban HĐND đã trực tiếp tham gia ý kiến, gợi ý những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương, đơn vị chịu sự giám sát, phát hiện chính xác và kịp thời những hạn chế, tồn tại, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đề ra biện pháp khắc phục.

Nhìn chung hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả không nhỏ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.4.3.2. Những tồn tại vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng Yên

Thông qua thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, đã cho thấy vẫn còn những tồn tại, vướng mắc nhất định gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh. Những tồn tại vướng mắc thể hiện trên những phương diện sau:

Với những hiệu quả đã đạt được đáng kể trong hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cũng còn có một số những hạn chế nhất định từ trong những quy định pháp luật cho đến thực tiễn hoạt động còn những thiếu sót, chưa mang lại hiệu quả cao, thường bộc lộ một số hạn chế chủ yếu sau:

- Hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND còn thiếu đồng bộ.

Luật tổ chức HĐND và UBND, và Quy chế hoạt động của HĐND cũng như một số Nghị định của Chính phủ còn chưa thống nhất, văn bản hướng dẫn thi hành chưa sửa đổi cho phù hợp với văn bản pháp lý cao hơn mới được ban hành.

67

- Một số quy định về nội dung, hình thức, đối tượng, chủ thể giám sát còn chưa rõ ràng. Cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện, chưa phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể đối với từng đối tượng chịu sự giám sát. Nhiều quy định về hình thức giám sát chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp; hoạt động giám sát văn bản pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên. Đó chính là, trách nhiệm thực hiện kiến nghị sau hoạt động giám sát sát cũng là một trong những yếu tố cần đặt ra, bởi có nhiều tình trạng các đối tượng chịu sự giám sát không thực hiện đúng với những yêu cầu, kiến nghị đặt ra sau hoạt động giám sát, “hứa hẹn” xong rồi lại để đấy… Trên thực tế HĐND không có một chế tài đủ mạnh để xử lý với những cơ quan, tổ chức, cá nhân khi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

- Việc xây dựng kế hoạch giám sát. Hoạt động xây dựng kế hoạch còn chậm, nội dung giám sát một số cuộc có khi còn quá vĩ mô hoặc quá cụ thể, chưa bám sát tình hình thực tế hoàn cảnh của địa phương, tính thời sự chưa cao. Ví dụ: Với tình hình nhức nhối về việc xử lý chất thải ở tại các khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B hay tình trạng ô nhiễm môi trường và phơi nhiễm độc chì nghiêm trọng tại các làng nghề ở huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên hiện nay… Đây là những vấn đề quan trọng, mang tính cấp thiết cần đặt ra cần giải quyết triệt để nhằm tạo những ổn định phát triển lâu dài cho địa phương. Chứ không phải là tại kỳ họp năm nào cũng chỉ thấy báo cáo về các hoạt động triển khai giám sát chung chung, và chỉ chú ý trọng vào việc lo cho thành tích kết quả “con voi” đạt được ra sao… Như vậy, hoạt động giám sát cần phải có những kế hoạch cụ thể, bám sát giải quyết gắn liền với tình hình thực tế trên địa bàn dân cư của mình.

- Việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND được thực hiện chủ yếu thông qua phiên thảo luận tại hội trường. Chính vì vậy, dẫn đến việc bị giới hạn cả về thời gian lẫn nội dung

68

báo cáo dẫn đến báo cáo chưa được đi sâu vào vấn đề thường vẫn bị mang tính chất dàn trải, chung chung.

- Hoạt động xem xét VBQPPL của UBND tỉnh, nghị quyết HĐND cấp dưới là hình thức giám sát quan trọng của HĐND tỉnh, đảm bảo cho việc ban hành VBQPPL được thống nhất và chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế tại Hưng Yên, hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, kiểm tra những văn bản mà Thường trực HĐND tỉnh nhận được và giao cho Văn phòng giúp việc thực hiện. Khi phát hiện văn bản có sai phạm thì kiến nghị cơ quan ban hành sửa đổi, bãi bỏ. Được hướng dẫn cụ thể theo Điều 60, “Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005”. Trên thực tế, HĐND tỉnh chưa làm thủ tục bãi bỏ VBQPPL nào theo quy định tại khoản 7, điều 17 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.

- Công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND tỉnh với các Ban HĐND và chính giữa các Ban của HĐND với nhau trong hoạt động giám sát nhất là trong công tác thẩm tra những nội dung có liên quan đến phạm vi theo dõi của nhiều Ban còn chưa chặt chẽ và thường xuyên.

- Hoạt động chất vấn và xem xét trả lời chất vấn. Số đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp tại hội trường chưa nhiều, chỉ tập trung vào một số ít đại biểu hoạt động chuyên trách. Bên cạnh đó, có những ý kiến chất vấn chưa được chuẩn bị chu đáo, chưa đi sâu vào những vấn đề bức xúc đang được cử tri và nhân dân quan tâm mà sa vào sự vụ hỏi chỉ để biết, không truy đến cùng trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Một số đại biểu còn tư tưởng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Hiệu quả của hoạt động giám sát thông qua xem xét trả lời chất vấn chưa cao, việc thực hiện lời hứa của các Thủ trưởng ngành cũng chưa được giám sát kỹ nên có những vấn đề đưa ra chất vấn rất đúng nhưng việc tiếp thu giải quyết còn chậm gây bức xúc trong dư luận.

69

- Sự tham gia của thành viên Đoàn giám sát một số cuộc quá ít, chất lượng giám sát có lúc còn hạn chế; một số kết luận giám sát còn chung chung, nể nang, ngại va chạm, một số kiến nghị đề xuất chưa thực sự đúng trọng tâm, trọng điểm, khó tiếp thu, thực hiện; công tác đôn đốc, “đeo bám” đến cùng việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, quyết liệt... Các thành viên các Ban HĐND chủ yếu kiêm nhiệm, ít có thời gian tham gia hoạt động giám sát. Một số đơn vị được giám sát chậm hoặc không gửi Báo cáo (trước cuộc giám sát và sau khi có kết luận của Trưởng Đoàn), thông tin trong báo cáo chưa đầy đủ theo yêu cầu hoặc không chính xác.

- Kết luận sau hoạt động giám sát. Báo cáo thẩm tra còn sơ sài, ít có ý kiến trái chiều, phần lớn còn thể hiện quan điểm đồng tình với các nội dung giám sát, các kiến nghị đưa ra còn chung chung, chưa chỉ rõ được cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính, chưa quy định cụ thể thời gian thực hiện kiến nghị, chưa có chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị không nghiêm túc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh chủ yếu đề cập tới những nội dung mang tính hình thức như căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, chưa đưa ra được nhiều các lập luận khác biệt vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính pháp lý thuyết phục thể hiện sự phản biện đối với nội dung các văn bản được thẩm tra nhằm thuyết phục các đại biểu HĐND quan tâm và sử dụng trong quá trình thảo luận, quyết định các nội dung tại kỳ họp.

2.4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế dẫn đến khó khăn, tồn tại trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hưng yên

Có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn tới những hạn chế trong hoạt động của HĐND tỉnh Hưng Yên nói chung và hoạt động giám sát nói riêng gồm:

70

- Các quy định của pháp luật - căn cứ pháp lý cho hoạt động giám sát Mặc dù, hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều nhưng vẫn chưa chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu cụ thể, đặc biệt thiếu hẳn những chế tài, biện pháp xử lý sau giám sát đối với các chủ thể bị giám sát, ít có căn cứ pháp lý để xử lý các đối tượng giám sát không nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Các quy định về hoạt động giám sát mới chỉ được quy định trong một chương của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND và chưa có Luật giám sát của HĐND.

+ Quy định phạm vi giám sát, hình thức giám sát quá rộng với nhiều chủ thể, chưa phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể với từng đối tượng chịu sự giám sát cũng như sự phối hợp giữa các chủ thể giám sát dẫn tới sự chồng chéo trong thực hiện. Một số quy định tính khả thi thấp, như quy định về việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Một số hoạt động giám sát được thực hiện trên thực tế nhưng chưa được ghi nhận trong luật.

+ Yêu cầu, kiến nghị của Thường trực, các Ban và của đại biểu HĐND tỉnh ít có giá trị pháp lý bảo đảm thực hiện.

Theo quy định, Thường trực và các ban HĐND tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề đoàn giám sát quan tâm, xem xét, xác minh tại chỗ những vấn đề Đoàn thấy cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan, tổ chức chưa thực hiện tốt việc cung cấp tài liệu cho các Ban. Yêu cầu, kiến nghị của các Ban không được các cơ quan, tổ chức quan tâm giải quyết thỏa đáng.

+ Các biện pháp pháp lý của HĐND tỉnh ít được thực hiện trên thực tế.

HĐND chỉ được áp dụng các biện pháp pháp lý đối với một số chủ thể

71

nhất định. Pháp luật cũng quy định các cơ quan Nhà nước, tổ chức khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của Thường trực, các Ban và của đại biểu HĐND tỉnh phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả cho HĐND tỉnh biết. Trường hợp, các cơ quan, tổ chức không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, HĐND tỉnh không thể áp dụng các biện pháp pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm.

- Nguyên nhân từ năng lực, nhận thức và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND

Nhận thức về trách nhiệm, vai trò giám sát của một số thành viên Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh chưa cao. Trong quá trình tiến hành giám sát chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đối tượng chịu sự giám sát nên đôi khi bị gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

- Cơ quan thường trực của HĐND tỉnh chưa đủ lực do thiếu đại biểu chuyên trách. Tỉnh chỉ có đến 7 đại biểu chuyên trách, còn lại hoạt động kiêm nhiệm nên hộ có rất ít thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu nói chung và công việc giám sát nói riêng, trong khi đó công việc giám sát đòi hỏi phải cần có nhiều thời gian…

Phần lớn công tác tại các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bị chi phối bởi công tác chuyên môn của ngành nên phần lớn tập trung cho công việc chính để hưởng lương theo chuyên môn của mình, còn mức lương phụ cấp rất ít nên cũng là một trong những lý do các đại biểu chưa được thật sự chú tâm và đầu tư nhiều thời gian công sức vào hoạt động giám sát.

- Cơ cấu thành viên các ban HĐND đã có đổi mới cũng vẫn còn điểm chưa hợp lý ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thẩm tra.

Trong cơ cấu các Ban HĐND hiện nay vẫn còn thành viên là lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, lãnh đạo UBND huyện. Vị trí công tác

72

của các thành viên này khiến họ khó có thể khách quan, vô tư trong việc tham gia giám sát, bởi vì nội dung cần giám sát thường liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của UBND các cấp và cơ quan tham mưu.

- Về đại biểu HĐND tỉnh, việc chọn đại biểu của HĐND tỉnh còn chạy theo cơ cấu nên trình độ, năng lực lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng không đồng đều. Nhận thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng. Hầu hết làm việc kiêm nhiệm, rất bận công việc chuyên môn, thời gian dành cho hoạt động với tư cách đại biểu HĐND không nhiều. Tư tưởng các đại biểu HĐND nhân dân cũng bị ảnh hưởng phần nào nên chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng của mình khi thực hiện nhiệm vụ dân cử, đồng thời tâm lý ngại va chạm, nể nang nhau nên vẫn còn một số đại biểu HĐND chưa thực hiện đúng chức trách của mình.

Một phần của tài liệu giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh qua thực tiễn của tỉnh hưng yên (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)