Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “17. Sóng âm”

Một phần của tài liệu tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài vật lý 12 nâng cao (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10 BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

2.3. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “17. Sóng âm”

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài

Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2,tr101], mục tiêu của bài được xác định như sau:

 Nêu được nguồn gốc của âm và cảm giác về âm.

 Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm là gì, đơn vị đo mức cường độ âm.

 Nêu được mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lý của âm.

 Trình bày được phương pháp khảo sát những đặc điểm của sóng âm dựa trên đồ thị dao động của nguồn âm.

 Giải thích được vì sao các nhạc cụ (nguồn nhạc âm) lại phát ra các âm có tần số và âm sắc khác nhau. Phân biệt được âm cơ bản và họa âm.

 Nêu được tác dụng của cộng hưởng.

Bước 2: Xác định nội dung của bài và nội dung được chọn để mở đầu bài giảng.

Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr90], nội dung của bài gồm các mục sau đây:

1. Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm

2. Phương pháp khảo sát thực nghiệm những tính chất của âm 3. Nhạc âm

4. Những đặc trưng của âm 5. Nguồn nhạc âm

6. Hộp cộng hưởng

Để thực hiện được mục tiêu của bài, cần phải đối chiếu nội dung của bài với các mục tiêu đã nêu ở bước 1. Kết quả như sau:

MỤC TIÊU CỦA BÀI ĐƢỢC XÁC ĐỊNH Ở

BƯỚC 1

NỘI DUNG BÀI HỌC

MỤC TIÊU ỨNG VỚI NỘI DUNG

 Nêu được nguồn gốc của âm và cảm giác về âm.

 Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm là gì, đơn vị đo mức cường độ âm.

 Nêu được mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lý của âm.

 Trình bày được phương pháp khảo sát những đặc điểm của sóng âm dựa trên đồ thị dao động của nguồn âm.

 Giải thích được vì sao các nhạc cụ (nguồn nhạc âm) lại phát ra các âm có tần số và âm sắc khác nhau. Phân biệt được âm cơ bản và họa âm.

 Nêu được tác dụng của cộng hưởng.

1. Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm

Nêu được nguồn gốc của âm và cảm giác về âm.

2. Phương pháp khảo sát thực nghiệm những tính chất của âm

Trình bày được phương pháp khảo sát những đặc điểm của sóng âm dựa trên đồ thị dao động của nguồn âm.

3. Nhạc âm

4. Những đặc trưng của âm

Nêu được mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lý của âm. Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm là gì, đơn vị đo mức cường độ âm.

5. Nguồn nhạc âm Giải thích được vì sao các nhạc cụ (nguồn nhạc âm) lại phát ra các âm có tần số và âm sắc khác nhau. Phân biệt được âm cơ bản và họa âm.

Hộp cộng hưởng Nêu được tác dụng của cộng hưởng

Bảng 3. Bảng đối chiếu mục tiêu của bài tương ứng nội dung của bài “17. Sóng âm nguồn nhạc âm”.

Trong các nội dung trên, có thể sử dụng nội dung ở mục: “1. Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm” để mở đầu bài giảng vì nội dung này có liên quan đến một số hiện tượng trong đời sống như: hằng ngày ta có thể nghe nhạc, nghe giọng nói của người thân và bạn bè truyền đến tai ta,…

Bước 3: Lựa chọn cách mở đầu bài giảng phù hợp với nội dung lựa chọn.

Với nội dung đã chọn ở trên tôi sẽ chọn các cách sau để mở đầu bài giảng: mở đầu trực tiếp, mở đầu bằng thí nghiệm.

Mở đầu bằng thí nghiệm: Tôi sẽ cùng HS làm 3 thí nghiệm truyền âm với ba môi trường rắn, lỏng, khí. Sau đó gọi học sinh nhận xét nguồn phát ra âm có đặc điểm gì chung? Và âm truyền được qua những môi trường nào? Dao động sẽ được truyền đi tạo thành sóng âm. Vậy thì sóng âm là sóng có đặc điểm như thế nào? Có những đặc trưng gì? Để trả lời các câu hỏi đó thì vào bài hôm nay.

Mở đầu trực tiếp: Tôi sẽ cho học sinh nghe một bài hát. Đưa ra nhu cầu phải giải thích hiện tượng đó và chuyển vào bài giảng bài “17. Sóng âm – Nguồn nhạc âm”

Bước 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng Mở đầu bằng thí nghiệm

Cô có các dụng cụ sau: cái trống bàn, 1 nắm hạt gạo, loa mini, chậu nước, cây đàn ghita chúng ta sẽ làm lần lượt các thí nghiệm như sau:

TN1: Dùng nắm gạo vãi đều lên mặt trống sau đó truyền âm cho mặt trống bằng cách la to lên mặt trống: A…a…a... (thực hiện như hình 2.3). Quan sát mặt trống và cho biết hiện tượng gì xảy ra?

TN2 : Dùng loa mini phát ra được âm thanh để vào chậu nước. Quan sát thấy mặt nước như thế nào? (làm thí nghiệm như hình 2.4). Quan sát và cho biết hiện tượng gì xảy ra?

TN3: Mời một bạn trong lớp lên đàn hoặc hát cho cả lớp nghe. Cả lớp lắng nghe bạn hát và cho biết có nghe rõ bạn hát không?

GV: Yêu cầu HS cho biết nguồn phát ra âm ở ba thí nghiệm trên có đặc điểm gì chung? Âm truyền được qua môi trường nào?

HS: Nguồn phát ra âm ba thí nghiệm có đặc điểm chung là chúng đều dao động.

Âm truyền qua được các môi trường rắn, lỏng, khí.

GV: Ta thấy mọi vật phát ra âm đều dao động người ta gọi là nguồn âm, dao động này truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí tạo thành sóng gọi là sóng âm. Vậy sóng âm là sóng gì? Âm có những đặc trưng gì? Hôm nay chúng ta sẽ học bài “17. Sóng âm – Nguồn nhạc âm”.

Một phần của tài liệu tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài vật lý 12 nâng cao (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)