CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10 BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO
2.5. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “35. Tán sắc ánh sáng”
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2,tr188], mục tiêu của bài được xác định như sau:
Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Nắm được khái niệm ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
a. Máy biến áp ở các trạm biến áp
b. Máy biến áp ở các trụ điện
Bước 2: Xác định nội dung của bài và nội dung được chọn để mở đầu bài giảng.
Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr186], nội dung của bài gồm các mục sau:
1. Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng 2. Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc 3. Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng 4. Ứng dụng của tán sắc ánh sáng
Để thực hiện được mục tiêu của bài học, cần đối chiếu bài học với các mục tiêu ở bước 1. Kết quả đối chiếu như sau:
MỤC TIÊU CỦA BÀI ĐƢỢC XÁC ĐỊNH Ở
BƯỚC 1
NỘI DUNG BÀI HỌC MỤC TIÊU TƯƠNG
ỨNG TỪNG NỘI DUNG
Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Nắm được khái niệm ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng.
Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
Nắm được khái niệm ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Ứng dụng sự tán sắc ánh sáng.
Bảng 5. Bảng đối chiếu nội dung của bài tương ứng mục tiêu của bài “35. Tán sắc ánh sáng”.
Trong các nội dung trên, có thể sử dụng nội dung ở mục “3. Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng” để xây dụng đoạn mở đầu bài giảng vì nội dung này trực quan, chúng ta có thể giải thích được các hiện tượng trong đời sống như cầu vồng, bong bóng xà phòng, mây ngũ sắc, vầng hào quang rực rỡ của mặt trăng,…
Bước 3: Lựa chọn cách mở đầu bài giảng phù hợp với nội dung đã lựa chọn.
Với nội dung đã chọn ở trên, tôi sẽ chọn các cách sau để mở đầu bài giảng: mở đầu trực tiếp, bằng bức tranh liên quan đến nội dung sắp học.
Mở đầu trực tiếp: Tôi sẽ nói đến hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau những trận mưa trong những ngày hè hoặc là hiện tượng thấy nhiều màu sắc trên bề mặt bong bóng xà phòng, giọt sương, khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Sau đó đặt câu hỏi cho hiện tượng và vào bài giảng bài “35. Tán sắc ánh sáng”.
Mở đầu bằng bức tranh liên quan đến nội dung sắp học: Đầu tiên tôi sẽ cho các em quan sát bức tranh phong cảnh chụp hiện tượng cầu vồng đây là hiện tượng các
em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Sau đó tôi sẽ đưa ra nhu cầu để giải thích hiện tượng và vào bài “35. Tán sắc ánh sáng”.
Bước 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng Mở đầu trực tiếp
Trong những ngày hè, sau những trận mưa vừa tạnh thì đôi khi trên bầu trời xuất hiện cầu vồng nhiều màu sắc hoặc các em có thấy vào buổi sáng có những giọt sương long lanh đầy màu sắc khi có ánh nắng chiếu vào, hoặc là hiện tượng khi ta chơi thổi bong bóng xà phòng ta thấy màng bong bóng xà phòng cũng có rất màu sắc sặc sỡ. Vậy thì đó là kết quả của hiện tượng gì? Hiện tượng đó được giải thích như thế nào? Có ứng dụng ra sao? Để biết được những điều đó hôm nay chúng ta sẽ học bài “35. Tán sắc ánh sáng”.
Mở đầu bằng bức tranh liên quan đến nội dung sắp học
Hình 2.6. Cầu vồng sau trận mƣa
GV: Mời các em hãy quan sát hình (hình 2.6). Đây là một bức tranh phong cảnh chụp một hiện tượng phổ biến xảy ra trong tự nhiên. Đó là gì các em nhỉ?
HS: Cầu vồng.
GV: Đúng rồi. Hiện tượng này là một trong những hiện tượng rất kì thú trong tự nhiên, trước đây khi mà khoa học chưa phát triển, mỗi khi có cầu vồng xuất hiện những người nông dân thì thường cho rằng đó là một điềm báo sẽ có mưa nhiều, lũ lụt. Nhưng bây giờ khoa học đã phát triển thì hiện tượng này được giải thích rất chặt chẽ và khoa học. Vậy hiện tượng đó được giải thích như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta sẽ cùng giải thích điều đó. Chúng ta sang bài “35. Tán sắc ánh sáng”.